Xung đột ở Sudan có thể ảnh hưởng đến an ninh khu vực Đông Phi vốn luôn bất ổn. Một số lực lượng bên ngoài như Nga, UAE được cho là có quyền lợi ở nước này.
Ngày 15-4, xung đột ở Sudan nổ ra giữa lực lượng quân đội Sudan do tướng Abdel Fattah Burhan lãnh đạo và Lực lượng bán quân sự phản ứng nhanh (RSF) được tướng Mohammed Hamdan Dagalo lãnh đạo.
Theo Hãng tin AP, cuộc xung đột này nổ ra hai năm sau khi hai lực lượng này liên minh thực hiện cuộc đảo chính năm 2021.
Cuộc đảo chính đã trực tiếp gián đoạn quá trình chuyển tiếp sang thể chế dân chủ của Sudan.
Nền chính trị của quốc gia Đông Phi này đã luôn trong tình trạng bất ổn, đặc biệt từ sau khi cựu tổng thống Omar al-Bashir bị lật đổ hồi năm 2019.
Người chiến thắng trong cuộc xung đột lần này khả năng cao sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Sudan.
Ở chiều ngược lại, người thua cuộc đối mặt nguy cơ bị lưu đày, bắt giam hoặc thậm chí xử tử. Nếu kéo dài, cuộc xung đột có thể chia cắt đất nước Đông Phi này thành nhiều vùng cát cứ.
Ông Alex De Waal, chuyên gia về Sudan tại đại học Tufts (Mỹ) dự đoán cuộc xung đột chỉ là "vòng đầu tiên cho một cuộc nội chiến".
Sudan là nước có diện tích lớn thứ ba châu Phi, nằm bên bờ sông Nile. Sudan phải chia sẻ nguồn nước ngọt của mình với hai quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực khác là Ai Cập và Ethiopia.
Trong suốt chiều dài lịch sử, Ai Cập đã luôn phải dựa vào sông Nile để nuôi sống toàn bộ dân số. Do đó, nước này cực kỳ lo ngại khi Ethiopia xây dựng đập thủy điện khổng lồ ở đầu nguồn dòng sông.
Quân đội Sudan được Ai Cập xem là đồng minh quan trọng chống lại Ethiopia. Nhiều khả năng Ai Cập sẽ không đứng yên nếu phe quân đội đối diện nguy cơ thất bại.
Ngoài hai quốc gia trên ra, Sudan cũng tiếp giáp 5 quốc gia khác: Libya, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Eritrea, và Nam Sudan. Hầu hết các quốc gia này đều đang đối mặt với bất ổn nội bộ của riêng mình.
Hãng tin AP dẫn lời nhận định của ông Alan Boswell, chuyên gia tại Tổ chức Khủng hoảng quốc tế: "Những gì diễn ra ở Sudan sẽ không chỉ tác động Sudan. Chad và Nam Sudan có thể sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp. Xung đột ở Sudan diễn ra càng lâu thì khả năng lực lượng bên ngoài can thiệp càng cao".
Nhiều năm qua, các nước vùng vịnh Arab muốn gia tăng ảnh hưởng của mình lên khu vực Sừng châu Phi (bán đảo ở phía đông bắc châu Phi, gồm các nước Djibouti, Ethiopia, Eritrea và Somalia).
Trong đó, UAE có mối quan hệ thân thiết với RSF. Lực lượng bán quân sự này đã cử hàng ngàn quân tiếp viện cho UAE và Saudi Arabia chiến đấu chống lực lượng nổi dậy Houthi ở Yemen.
Trong khi đó, Port Sudan - thủ phủ bang Biển Đỏ thuộc Sudan - có vị trí chiến lược đối với đường vận chuyển dầu của Nga đến châu Âu. Do đó, từ lâu, Nga đã muốn xây dựng căn cứ hải quân ở đây.
Khi còn tại vị, cựu tổng thống Omar al-Bashir đã đạt thỏa thuận cho phép Nga xây dựng một căn cứ hải quân ở Sudan. Sau khi lên nắm quyền, các lãnh đạo quân đội Sudan vẫn đang xem xét lại thỏa thuận này.
Bên cạnh đó, từ năm 2017, tập đoàn quân sự Wagner của Nga đã hiện diện ở Sudan.
Theo báo Al Jazeera, Wagner gần đây đã thiết lập mối quan hệ với RSF chủ yếu nhằm "tạo tuyến đường buôn lậu vàng từ Sudan đến Dubai và sau đó đến Nga để chu cấp cho các hoạt động của tập đoàn Wagner ở Ukraine".
Ở chiều ngược lại, RSF được cho là đã nhận viện trợ vũ khí từ Wagner trong nhiều năm qua, theo đài CNN.
Ông Yevgeny Prighozin - nhà sáng lập Wagner - phủ nhận mọi sự liên quan của tập đoàn này với cuộc xung đột ở Sudan. Theo Hãng tin TASS, hôm 18-4, ông Prighozin khẳng định trên Telegram: "Không có lính Wagner nào đã ở Sudan trong suốt hai năm qua".
Ngày 7/6, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo cho các quốc gia thành viên rằng, Ukraine và Moldova đã đáp ứng tất cả các tiêu chí cần thiết để xúc tiến đàm phán về việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Các học viên đánh giá cao chất lượng nội dung chương trình, phương pháp truyền đạt, đào tạo cũng như kinh nghiệm, sự nhiệt huyết của các giảng viên.
Ukraine tuyên bố đứng sau vụ đánh bom xe ám sát ông Mikhail Filiponenko, nghị sĩ được Nga bổ nhiệm ở Lugansk.
Trung Quốc ủng hộ Hàn Quốc thúc đẩy sớm tổ chức một thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn vào cuối năm nay.
Drone tự sát dần chiếm lĩnh vị thế của xe tăng trên chiến trường Ukraine, kể cả những khí tài chủ lực được ca ngợi như M1 Abrams.
Đại sứ Ngô Hướng Nam cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán đã thắp hương, dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Iran sẵn sàng đáp trả các hành động gây hấn của Israel, trong khi Tel Aviv tuyên bố sẽ lại đánh nếu Tehran có vòng leo thang mới. Các cuộc 'ăn miếng trả miếng' giữa Israel và Iran làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lớn hơn ở khu vực.
Quân đội Israel đăng video phóng tên lửa vào ôtô chạy trên đường, hạ Ahmed Barakat cùng hai tay súng nhóm Hồi giáo Jihad Palestine ở Bờ Tây.
Ngày 26/8, hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương đã khai mạc tại Tonga.