Phòng không Nga bắn hạ UAV gần Moscow, Kiev trừng phạt thêm cá nhân và thực thể ‘chịu trách nhiệm’… là một số tin tức đáng chú ý về xung đột Nga - Ukraine.
![]() |
Nga - Ukraine liên tục triển khai UAV tấn công để đáp trả lẫn nhau trong thời gian qua - Ảnh: Một UAV tấn công toà nhà đang xây dựng ở trung tâm thủ đô Moscow, Nga tối 22/8/2023. (Nguồn: AP) |
Ngày 19/11, viết trên Telegram, Thị trưởng thủ đô Moscow (Nga) Sergei Sobyanin thông báo, hệ thống phòng không đã bắn hạ một máy bay không người lái (UAV) Ukraine đang bay về thành phố này: “Tạm thời, không có thiệt hại hay thương vong do các mảnh vỡ… Các dịch vụ khẩn cấp đã có mặt tại hiện trường”.
UAV trên bị bắn hạ ở quận Bogorodskoye, ngoại ô phía Đông Bắc Moscow.
Tin liên quan |
![]() |
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, nước này đã hứng chịu đợt tấn công lớn của UAV Nga, gây mất điện tại hơn 400 thị trấn, làng mạc ở vùng Odesa, miền Nam Ukraine, và vùng Zaporizhzhia, với hơn 1.550 người bị thiếu điện.
Ông cũng chúc mừng hệ thống phòng không Ukraine đã bắn hạ 29/38 UAV Nga tham gia đợt tấn công vừa qua.
Trong một tin liên quan, Tổng thống Zelensky đã ban hành các sắc lệnh trừng phạt 37 thực thể và 108 cá nhân của Nga. Các sắc lệnh này đưa ra mức phạt 10 năm đối với các cá nhân và 5 năm đối với các nhóm phi lợi nhuận, trong đó có nhóm với tên tiếng Anh là “Quỹ trẻ em Nga”.
Theo ông Zelensky, danh sách bao gồm “người liên quan đến hành vi ‘trục xuất trẻ em Ukraine’ khỏi lãnh thổ” và những cá nhân giúp người Nga trong xung đột tại Ukraine. Danh sách trừng phạt cũng bao gồm cả cựu Thủ tướng Mykola Azarov cùng cựu Bộ trưởng Giáo dục và khoa học Dmytro Tabachnyk.
Sắc lệnh không nêu cụ thể hành vi của các cá nhân, thực thể bị trừng phạt.
Ngày 22/11, Nga cảnh báo về tình trạng nhân đạo tại các trạm kiểm soát ở biên giới với Phần Lan, nơi có hàng trăm người di cư bị mắc kẹt trong điều kiện nhiệt độ đóng băng.
Nắm quyền từ năm 32 tuổi, trong gần 4 thập kỷ qua, Thủ tướng Hun Sen đã đưa Campuchia từ thời kỳ đen tối tới ổn định và phát triển.
Các Lực lượng vũ trang Sudan 'gây sức ép' với chính quyền, khi viết thư gửi tới chính phủ Sudan, yêu cần thay đặc phái viên Liên hợp quốc.
Tổ chức nhân quyền và cựu Tổng chưởng lý Indonesia Marzuki Darusman chính thức yêu cầu Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Indonesia điều tra cáo buộc 3 công ty nhà nước gồm PT Pindad, PT PAL và PT Dirgantara Indonesia tiếp tục bán vũ khí cho chính quyền quân sự Myanmar sau cuộc đảo chính năm 2021.
Chính quyền của ông Zelensky muốn phương Tây trợ giúp lâu dài, Berlin khẳng định cam kết với Kiev… là một số tin tức đáng chú ý về xung đột Nga-Ukraine.
Ukraine nêu bài toán hậu cần của Nga ở Crimea, Triều Tiên nêu thông tin về binh sĩ Mỹ đào tẩu, Dải Gaza sẵn sàng cho bầu cử… là một số tin thế giới đáng chú ý 24 giờ qua.
Ngày 21/9, Ấn Độ tuyên bố dừng cấp thị thực mới cho người Canada và yêu cầu Ottawa giảm bớt sự hiện diện ngoại giao ở nước này sau khi Thủ tướng Justin Trudeau cáo buộc New Delhi liên quan tới vụ sát hại một thủ lĩnh ly khai người Sikh.
Hiệu trưởng trường UNEFA (Venezuela) và Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị Việt Nam đã ký Ý định thư hợp tác trao đổi chương trình về giáo dục, trao đổi sinh viên giữa hai bên.
Các tài xế xe tải Ba Lan biểu tình, chặn xe ở biên giới với Ukraine trong nhiều ngày, khiến hơn 20.000 phương tiện mắc kẹt cả hai bên.