Không chịu nổi cảnh cứ mưa là ngập, người dân cùng nhau móc cống "giải cứu" hẻm ngập rác.
Như Tuổi Trẻ phản ánh mấy tuần qua, trong khi các cơn mưa đầu mùa còn chưa kịp giải bớt hạn thì nhiều người dân nơi phố thị lại phải đối mặt với vấn nạn rác. Rác tràn ngập kênh, rạch. Rác trôi lềnh bềnh cùng nước ngập, bao vây các con hẻm...
Chính vì thế, nêu những giải pháp để hạn chế tình trạng xả rác tràn lan như hiện nay, rất nhiều bạn đọc tham gia và đưa ra góp ý rất thiết thực.
Đáng nói, theo nhiều bạn đọc, đó là cái giá phải trả cho thói quen của nhiều người gây ra. Trong khi chờ các cơ quan chức năng có giải pháp về lâu dài, trước mắt người dân phải tự cứu lấy mình.
Và việc người dân xúm nhau móc cống "giải cứu" con hẻm ở dường Chu Văn An ngập nước và rác sau cơn mưa chiều 21-5 là một điển hình.
"Lúc trời nắng thì quăng rác tùm lum không có ý thức", bạn đọc Diennguyen viết.
"Một số người thiếu ý thức mang túi rác chất đầy hai bên thành cầu hoặc trút xuống cầu Chu Văn An. Tôi từng chứng kiến, rất hôi thối và mất mỹ quan", bạn đọc Hai Thuc thêm vào.
"Chỗ tôi ở cũng vậy, sáng nào tôi cũng phải quét sân và đường cho sạch sẽ nhưng hàng xóm cứ vứt rác tùm lum không ai chịu quét. Lá cây, rác, mỗi lần triều cường nước ngập hay mưa to là rác trôi khắp nơi, dơ không thể tưởng tượng. Ý thức quá kém", bạn đọc Way Way than thở.
Đã đến lúc phải tự cứu mình trước khi có giải pháp chống ngập đồng bộ, bạn đọc Trí Đạt nêu ý kiến: "Phải có thêm ý thức từ người dân. Hệ thống chống ngập tốt cỡ nào mà rác bít hết thì cũng không thể hết ngập được".
Bên cạnh việc kêu gọi ý thức, tuyên truyền việc giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường sống từ ghế nhà trường, theo nhiều bạn đọc, chính quyền phải có những biện pháp xử phạt quyết liệt hơn nữa mới hạn chế được nạn xả rác.
Bạn đọc HoaCB gợi ý: "Nên chăng thành phố phải có riêng hình phạt lao động công ích cho những người sống vô ý thức. Bây giờ camera an ninh nhiều rồi, quyết tâm là làm được".
"Lắp camera bắt người xả rác được không ạ? Nhà em ở ngoại thành, kế bên có bãi cỏ trống, nhà gần đường, trước nhà có một khoảng cỏ nữa. Họ đi đường vứt tùm lum hết. Toàn ly nhựa với ly nhựa. Gom mãi không hết", bạn đọc Tran bổ sung.
Bạn đọc Tuan thì đề nghị: "Tăng phí thu rác, nhà nào rác nhiều thì thu tiền nhiều, có thể cân ký rác tính tiền. Ai xả rác bậy thì phạt nặng thôi. Một khi không có ý thức phải dùng luật để họ có ý thức rồi sẽ quen như đội mũ bảo hiểm".
Góp thêm giải pháp, bạn đọc Phạm Quý viết: "Qua quan sát tôi thấy việc tập kết rác đang thiếu các thùng chứa lớn, dẫn đến cung vượt cầu. Người dân có đóng gói rác sinh hoạt vào túi ni lông, đem ra để đợi thu gom. Thời gian đợi này tạo ra nguồn rác không quản lý được, rơi vãi... Vì vậy, nên tăng cường các thùng rác cỡ lớn".
Một trong những lý do khiến đường nhỏ và hẻm bị ngập là do việc người dân hay để các vật dụng nhẹ trước cửa nhà và các bao đựng rác để chờ xe rác tới gom.
Khi mưa lớn, một vài thứ nhỏ và bao rác nhỏ bị dòng nước cuốn đi, trôi đến các cửa cống bít lối thoát nước, từ đó mà ngập.
Để giảm ngập giờ cần kêu gọi bà con sống trên các đường nhỏ không có vỉa hè cao và ở các con hẻm không để vật dụng dễ trôi hay các bao chứa rác trước cửa nhà, ngay trên mặt đường, mà phải treo cao lên chừng nửa thước.
Làm như vậy cũng tránh chuột bọ moi phá các túi rác. Tới ngày gom rác, người dân ở đây đem các bao chứa rác ra treo trên các móc gắn quanh các cột đèn, chứ không để lăn lóc trên mặt đường. Đây là kinh nghiệm của người dân Hà Lan.
Bạn đọc Lê Phổ
Với câu hỏi thăm dò làm cách nào để hạn chế nạn xả rác tràn lan như hiện nay, Tuổi Trẻ Online đưa ra 4 giải pháp gợi ý:
1- Giáo dục ý thức, tuyên truyền từ nhà trường;
2- Lắp đặt camera giám sát, phạt nguội người vi phạm;
3- Phạt tiền thật nặng, buộc lao động công ích;
4- Tất cả các ý kiến trên.
Kết quả: Có 5,6% bạn đọc bình chọn cho phương án 1, phương án 2 có 9% bạn đọc bình chọn, phương án 3 có 28% bạn đọc bình chọn.
Cuối cùng, biện pháp "Tất cả các ý kiến trên" có đến 57,4% bạn đọc bình chọn.
Sáng ngày 17/6, nhận được thông tin bệnh nhân Trần Văn H. đang điều trị tại Khoa bệnh máu tổng hợp 1 (Trung tâm huyết học - truyền máu Nghệ An) đang trong tình trạng nguy kịch, cần máu gấp để cấp cứu điều trị, 2 nữ cán bộ Công an Nghệ An đã lập tức đến hiến máu cứu người qua cơn nguy kịch.
UBND TP.Hải Phòng vừa có văn bản 1150/UBND-NC&KTGS về việc tiếp tục tăng cường thực hiện nghiêm túc chỉ đạo về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu...
Theo thông tin từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nữ bác sĩ Hoàng Minh Lý có thể ra viện trong 5-7 ngày tới, chuyển tuyến tập phục hồi chức năng.
Một vụ tai nạn đuối nước thương tâm vừa xảy ra tại xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp làm 3 chị em ruột trong một gia đình...
Người dân đi qua bàng hoàng phát hiện thi thể bà N.T.M.T dưới gầm cầu Thu Lu bên Quốc lộ 25, thuộc xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, Gia Lai.
Trên đường đi nhậu về đến thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành thì bị tại nạn giao thông, Danh Huỳnh cất giấu khẩu súng vừa mua vào bụi cỏ...
Chiều 30/8, kết thúc ngày làm việc cuối trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, người dân bắt đầu rời TPHCM để về quê. Bến xe Miền Tây và khu vực cửa ngõ phía tây thành phố tấp nập người và phương tiện.
Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức có thiết kế 500 giường, với tổng kinh phí đầu tư gần 800 tỷ đồng, là công trình trọng điểm của huyện. Sau khi tổ chức thi tuyển, Hội đồng thi tuyển đã lựa chọn và trao giải nhất cho phương án thiết kế DA88.
Để nâng cao hiệu quả công tác PCCC, UBND TP Hà Nội vừa đề xuất mua các thiết bị đặc thù như tàu chữa cháy trên sông, máy bay trực thăng cứu nạn, cứu hộ và máy bay chữa cháy.