Xuất khẩu cà phê, tiêu, gỗ, thủy sản, cao su... tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm, do đó ngành nông nghiệp đang quyết tâm về đích xuất khẩu cả năm đạt 64-65 tỉ USD và phấn đấu đạt 70 tỉ USD.
Trao đổi với báo chí chiều 3-3, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 2 đạt 4,4 tỉ USD, tăng 37% so với tháng 2 năm trước.
Như vậy, hai tháng đầu nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 9,38 tỉ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, một số mặt hàng tăng mạnh như cà phê đạt 1,58 tỉ USD, tăng 26% về giá trị dù lượng xuất khẩu giảm 28%.
"Năm nay, dự báo xuất khẩu cà phê có thể đạt 6 tỉ USD, tiếp tục vượt kỷ lục năm 2024 (5,62 tỉ USD). Tương tự, mặt hàng hồ tiêu, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, cao su đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước" - ông Tiến nói.
Trái ngược với sự tăng trưởng của các mặt hàng nói trên, ông Tiến cho biết giá trị xuất khẩu rau quả và gạo lại giảm lần lượt 11% và 13% so với cùng kỳ năm trước.
"Như vậy, chúng ta cần phải phát huy những mặt hàng có lợi thế. Đối với những mặt hàng xuất khẩu giảm như lúa gạo, rau quả thì Bộ đã có hệ thống giải pháp để duy trì đà tăng trưởng ở những tháng sau.
Ví dụ giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 2 đạt 553 USD/tấn, tuy có giảm so với năm trước nhưng những ngày đầu tháng 3 giá bắt đầu nhích lên.
Năm nay dự kiến chúng ta vẫn xuất khẩu trên dưới 9 triệu tấn gạo và Bộ sẽ xúc tiến mở cửa thêm các thị trường để bù đắp sự sụt giảm ở các thị trường khác nhằm duy trì sản lượng và giá trị xuất khẩu" - ông Tiến nói.
Về các giải pháp để đạt được mục tiêu xuất khẩu trong năm nay, ông Tiến cho biết ngay từ đầu năm 2025, Bộ đã xác định năm nay đối mặt với chiến tranh thương mại, đặc biệt là sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền, đã có những chính sách để bảo hộ thị trường trong nước cũng như tác động tới các thị trường Trung Quốc và một số quốc gia.
"Hiện nay, Mỹ, Ukraine và Châu Âu đang là vấn đề nóng bỏng, cũng tác động đến xuất khẩu nông lâm thủy sản của nước ta.
Chúng ta cũng là một đối tác xuất siêu sang thị trường Mỹ. Đứng trước thử thách này, Bộ sẽ có những nhận định để có giải pháp phù hợp đảm bảo xuất khẩu đúng chỉ tiêu Thủ tướng giao 64-65 tỉ USD và có thể phấn đấu đạt 70 tỉ USD" - ông Tiến nói.
Như vậy, nếu cả năm nay, xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp tục về đích với con số 70 tỉ USD thì sẽ vượt kỷ lục năm 2024 khoảng 5 tỉ USD.
Giá cà phê bình quân đạt 5.574 USD/tấn
Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 2 năm 2025 ước đạt 150.000 tấn với giá trị đạt 854 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 2 tháng đầu năm 2025 đạt 284.000 tấn và 1,58 tỉ USD, giảm 28% về khối lượng nhưng tăng 26% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2025 ước đạt 5574,5 USD/tấn, tăng 76% so với cùng kỳ năm 2024.
Đức, Italia và Nhật Bản là 3 thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 16,6%, 9,4% và 8,2%.
So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu cà phê tháng 1-2025 sang thị trường Đức tăng 53%, thị trường Italia tăng 5,6%, thị trường Nhật Bản tăng 10,4%.
Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu cà phê tăng mạnh nhất ở thị trường Ba Lan với mức tăng 2,9 lần và giảm mạnh nhất ở thị trường Angeria với mức giảm 22%.
Hà Nội - Trong bối cảnh nhu cầu tự xét nghiệm COVID-19 tăng cao, nhiều cửa hàng đã cháy hàng test nhanh hoặc không có hàng để bán.
Hãng taxi điện đứng vị trí số một với gần 40% thị phần, vượt các đối thủ về số chuyến, doanh thu bình quân và mức độ hài lòng khách hàng, theo Mordor Intelligence.
Ông Hồ Nhân - Tổng giám đốc, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen - vừa qua đời ở tuổi...
Với phương châm hành động “cán bộ chủ động, người dân hài lòng”, tỉnh Tây Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả và phục vụ. Năm 2024 đánh dấu sự chuyển mình rõ nét của địa phương này trong công cuộc cải cách hành chính (CCHC), đưa công dân trở thành trung tâm phục vụ và cải thiện mạnh mẽ niềm tin của người dân đối với bộ máy chính quyền. Quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt Ngay...
Trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 tại COP26, việc hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng này đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các ngành kinh tế, trong đó khu công nghiệp (KCN) giữ vai trò mũi nhọn.
Phía Vương quốc Anh khuyến nghị hạn ngạch không sử dụng hết không được chuyển sang quý tiếp theo; các nước được cấp hạn ngạch riêng sẽ không được sử dụng hạn ngạch còn dư trong quý cuối cùng.
Vĩnh Long - Rẽ lối từ ngành điện sang nông nghiệp, ông Lê Vĩnh Thọ tạo “độc - lạ” với bưởi Tam Hồng, cam Như Ý góp phần thổi làn...
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng giám đốc Sacombank - từ năm 2014 đến nay, đã gửi thư chia tay tới toàn thể cán, bộ nhân viên và nói lời tạm biệt. Rời khỏi vị trí Tổng giám đốc, bà Diễm cho biết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Sacombank ở vai trò mới trong chiến lược phát triển dài hạn.
Đại biểu Hà Sĩ Đồng (đoàn Quảng Trị), bày tỏ sự đồng tình với ý tưởng của Thủ tướng. Ông cho rằng phong trào “cả nước thi đua làm giàu” sẽ là động thái đầu tiên nhằm thực thi các nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, góp phần giúp đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Người dân, doanh nghiệp càng giàu thì đất nước càng phát triển, mỗi thành viên có thu nhập tốt sẽ đóng góp chung vào tổng thu nhập quốc gia. Tuy nhiên, ông Đồng...