TP - Hôm nay (25/12) TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xem xét kháng cáo của 21 người trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”; phần lớn trong số họ là các cựu quan chức cấp cao.
Cựu điều tra viên bất ngờ đổi nội dung kháng cáo
Phiên tòa dự kiến kéo dài 4 ngày; có khoảng 30 luật sư đăng ký tham gia bào chữa; HĐXX gồm 5 người, dưới sự điều hành của Thẩm phán Mai Anh Tài.
Ngay sau phiên sơ thẩm diễn ra hồi tháng 7, tòa nhận được đơn kháng cáo của 21 người. Trong số này có 19 người xin giảm nhẹ hình phạt như: ông Tô Anh Dũng cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Trần Văn Tân, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; bà Nguyễn Thị Hương Lan, cựu cục trưởng Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; ông Phạm Trung Kiên, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế; ông Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an…Còn lại hai bị cáo kháng cáo kêu oan, gồm: Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hòa bị cấp sơ thẩm tuyên tổng hình phạt 18 năm tù; Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng phòng 5 Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an bị cấp sơ thẩm phạt tù chung thân.
Vụ án có 33 người không kháng cáo, điển hình như cựu trợ lý Phó thủ tướng Nguyễn Quang Linh, chấp nhận mức án sơ thẩm 7 năm tù; cựu Phó chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng chấp nhận án sơ thẩm 3 năm tù; hai cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản và Angola là ông Vũ Hồng Nam và Vũ Ngọc Minh, cùng bị cấp sơ thẩm phạt 30 tháng tù... Họ đều bị kết tội “Nhận hối lộ”.
Tuy nhiên, trước phiên phúc thẩm diễn ra hai ngày, luật sư của bị cáo Hưng bất ngờ thông tin với báo giới thân chủ của ông đã thay đổi nội dung kháng cáo từ “kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt”.
Ngoài ra, cũng theo luật sư, Hoàng Văn Hưng đang nhờ người thân, bạn bè nộp lại bộ số tiền mà cấp sơ thẩm tuyên bị cáo này đã chiếm đoạt là 800.000 USD (tương đương khoảng hơn 18 tỷ đồng) nhằm khắc phục hậu quả. Đồng thời bị cáo Hưng còn viết đơn xin được xét xử vắng mặt trong phiên phúc thẩm. Thông tin trên gây bất ngờ cho dư luận, bởi trong suốt phiên sơ thẩm, cựu điều tra viên này phủ nhận mọi cáo buộc của cơ quan tố tụng.
Xin khắc phục hậu quả có được giảm án?
Liên qua đến “thay đổi nội dung kháng cáo và xin xét xử vắng mặt” của bị cáo Hoàng Văn Hưng, dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp) cho hay, nếu ông Hưng vắng mặt tại phiên phúc thẩm, HĐXX sẽ khó làm rõ được thái độ, lý do thay đổi kháng cáo.
Tiền Phong Bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên 1 |
Bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu điều tra viên |
Theo luật sư việc “thay đổi nội dung kháng cáo từ kêu oan sang giảm nhẹ hình phạt”, là yếu tố quyết định đến diễn biến phiên phúc thẩm đối với bị cáo này. Tại tòa, nếu trường hợp Hưng vẫn kêu oan, cấp phúc thẩm sẽ chỉ xem xét, đánh giá chứng cứ để đi đến 2 quyết định: Một là xác định bị cáo oan, khi đó tòa sẽ tuyên bị cáo không phạm tội hoặc hủy một phần bản án sơ thẩm để điều tra lại; hai là xác định bị cáo không oan, khả năng cao tòa y án sơ thẩm.
Luật sư cho hay, để được giảm nhẹ hình phạt, việc đầu tiên là bị cáo Hưng phải nhận tội, đồng thời, tòa cũng phải xem xét thái độ khai báo của bị cáo.
Theo bản án sơ thẩm, trước tình hình dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, từ tháng 4/2020, Chính phủ cho phép thực hiện chuyến bay giải cứu đưa công dân hồi hương, người dân chỉ phải trả tiền vé máy bay, không mất chi phí cách ly. Sau đó là các chuyến bay người dân tự trả phí toàn bộ ( còn gọi là chuyến bay combo).
Các doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh, thành phố, nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).
Từ đầu năm 2020 đến 2021, có 372 chuyến bay combo đã được tổ chức. Quá trình thực hiện, các cựu quan chức cố tình nhũng nhiễu, để có chi phí “bôi trơn”, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, “vẽ” thêm nhiều chi phí phát sinh với khách hàng có nhu cầu về nước giữa đại dịch.
Trước phiên phúc thẩm diễn ra hai ngày, luật sư của bị cáo Hoàng Văn Hưng bất ngờ thông tin với báo giới thân chủ của ông đã thay đổi nội dung kháng cáo từ “kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt”.
Theo tòa cấp sơ thẩm, vụ án có 25 bị cáo là các quan chức cấp cao đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để nhận hối lộ tổng cộng gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng.
Cụ thể, HĐXX sơ thẩm xác định người nhận hối lộ nhiều nhất là bị cáo Phạm Trung Kiên với số tiền 42,6 tỷ đồng; Vũ Anh Tuấn nhận 27,3 tỷ đồng; Nguyễn Thị Hương Lan nhận 25 tỷ đồng, Tô Anh Dũng nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng…
Các bị cáo đại diện cho doanh nghiệp lữ hành du lịch như: Nguyễn Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn (đều là Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh) cùng đưa hối lộ 100 tỷ đồng; Hoàng Diệu Mơ đưa 34,6 tỷ đồng; Nguyễn Tiến Mạnh đưa hối lộ 27,8 tỷ đồng và Vũ Thùy Dương đưa 24 tỷ đồng…
Đáng chú ý nhất phiên sơ thẩm là phần phản bác cáo buộc của bị cáo Hoàng Văn Hưng. Hồ sơ vụ án thể hiện sau khi vụ án “chuyến bay giải cứu” được khởi tố, các bị cáo Lê Hồng Sơn, Nguyễn Thị Thanh Hằng đã liên hệ nhờ cựu Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) “tìm cửa” chạy án.
Để thực hiện ý đồ, Hằng và Sơn đưa 2,8 triệu USD cho ông Tuấn, song tài liệu điều tra thể hiện, ông Tuấn chỉ nhận hơn 2,65 triệu USD. Sau khi nhận tiền, ông Tuấn khai đưa hết cho Hoàng Văn Hưng, để Hưng “lo lót” điều tra viên, Viện kiểm sát…
Khi tuyên án, HĐXX cấp sơ thẩm nhận định, theo tài liệu điều tra và quá trình tranh tụng thể hiện thời điểm xảy ra vụ án, bị cáo Hưng là điều tra viên chính, song khi được bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) thu xếp cho gặp mặt bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng, Hưng đã đồng ý. Quá trình này, Hưng nhận tiền “chạy án”, thực chất là hành vi lừa đảo và chiếm đoạt 800.000 USD.
Chiều 24/10, TAND tỉnh An Giang mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử các bị cáo Nguyễn Thị Kim Hạnh (tức Mười Tường, 54 tuổi, ngụ H.An Phú, An Giang); Nguyễn Văn Võ (55 tuổi, ngụ H.Châu Phú, An Giang); Mai Văn Đẹp (67 tuổi), Tống Trường Giang (40 tuổi), cùng ngụ H.An Phú, An Giang) về tội buôn lậu.
Liên quan đến sự việc trẻ mầm non ở huyện Thường Tín tử vong, đại diện Sở GD&ĐT cho biết trong hôm nay Phòng GD&ĐT sẽ báo cáo sự việc bằng văn bản.
Khi đang đánh bắt hải sản tại khu vực cách Vũng Tàu khoảng 200 hải lý, tàu BĐ 95346 TS bị phá nước và chìm trên biển, 14 thuyền viên được thuyền trưởng một tàu cá khác cứu nạn.
Ngày 6/7, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị đã khởi tố, bắt tạm giam Oyiga Chide Kingsley (32 tuổi, quốc tịch Nigeria, tạm trú quận Gò Vấp, TP.HCM) để điều tra về tội 'Mua bán trái phép chất ma túy'. Trước đó, vào 19h ngày 6/6, tại khu phố 2, phường Thống Nhất (TP Biên Hòa, Đồng Nai), lực lượng trinh sát Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Tổ công tác 161 Công an tỉnh này phát hiện,...
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố tổ chức Giáng sinh sớm vào ngày 1-10 như một cách để tri ân người dân.
Nhiều trường chỉ cần điểm học bạ, chứng chỉ tiếng Anh để xét tuyển đầu vào mà không yêu cầu ứng viên có hoạt động ngoại khóa.
Công an quận Hoàng Mai và công an huyện Đông Anh (Hà Nội) đang điều tra 2 vụ tai nạn giao thông xe máy nghiêm trọng trên địa bàn làm 3 người tử vong và 3 người khác bị thương.
Những con số thống kê đầu tháng 8.2023 của huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) cho thấy, vi phạm xây dựng vẫn đang diễn ra rầm rộ ở hai điểm...
Lãnh đạo UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, nói đang chỉ đạo các xã rà soát kiểm tra thiệt hại sau trận động đất 5.0 độ trưa cùng ngày.