Ngày 19-4, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Hồng Hà - cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long cùng 27 bị cáo khác.
Bị cáo Phạm Hồng Hà - cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long kiêm trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - phải hầu tòa vì liên quan vụ án hình sự xảy ra tại Công ty CP Quản lý đường sông số 3.
Ngày 19-4, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "nhận hối lộ" xảy ra tại Công ty CP Quản lý đường sông số 3.
An ninh tại khu vực TAND tỉnh được thắt chặt, chỉ những người có giấy triệu tập và một số ít cơ quan báo chí được tham dự phiên tòa.
Trong vụ án trên, bị cáo Phạm Hồng Hà - cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long, nguyên trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long - bị truy tố về hai tội danh "tham ô tài sản" và "nhận hối lộ".
Nội dung cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh xác định từ năm 2016, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh có bàn giao một số tuyến đường thủy nội địa trên khu vực vịnh Hạ Long cho Ban quản lý vịnh Hạ Long tiếp quản theo phân cấp.
Sau khi được giao quản lý, Ban quản lý vịnh Hạ Long đã làm chủ đầu tư và triển khai đấu thầu công khai các gói thầu về công tác quản lý, bảo trì, đầu tư, xây lắp, cung cấp, vận chuyển trên tuyến đường thủy nội địa thuộc vịnh Hạ Long.
Khi biết Ban quản lý vịnh Hạ Long chuẩn bị tổ chức đấu thầu, Phạm Văn Phả khi đó là chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Quản lý đường sông số 3 đã nhờ Bùi Sĩ Giáp - trưởng phòng kỹ thuật và tu bổ, tôn tạo cảnh quan Ban quản lý vịnh Hạ Long - để có thể gặp ông Phạm Hồng Hà - chủ tịch UBND TP Hạ Long kiêm trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long - nhằm mục đích xin được thực hiện các gói thầu.
Sau quá trình gặp gỡ, ông Hà đồng ý và yêu cầu phải trích phần trăm "hoa hồng" với tỉ lệ 5% giá trị hợp đồng cho riêng cá nhân ông Hà, kèm theo đó là 3-5% giá trị hợp đồng dành cho Giáp.
Ngoài ra, với các gói thầu đầu tư, xây dựng không thể "bớt xén" được khối lượng công việc thì phải trích lại 3% hợp đồng cho ông Hà và 2% cho Bùi Sĩ Giáp. Riêng Phạm Thái Dương - nhân viên Ban quản lý vịnh Hạ Long - là người trực tiếp thực hiện các hồ sơ thì được trích lại 1% giá trị các hợp đồng.
Bằng chiêu trò "quân xanh, quân đỏ", trong khoảng thời gian từ năm 2017 - 2021, Công ty CP Quản lý đường sông số 3 đã ký kết được 18 hợp đồng với Ban quản lý vịnh Hạ Long có tổng giá trị hơn 69 tỉ đồng.
Quá trình điều tra, cơ quan công an xác định các bị can trong vụ án đã lập khống hồ sơ nghiệm thu để chiếm đoạt qua bốn hợp đồng quản lý, bảo trì số tiền hơn 4,5 tỉ đồng.
Đối với bốn hợp đồng đầu tư, xây lắp không cắt xén được khối lượng công việc thì Công ty CP Quản lý đường sông số 3 đã trích lại cho các bị cáo Phạm Hồng Hà, Bùi Sĩ Giáp và Phạm Thái Dương số tiền 517 triệu đồng.
Theo tỉ lệ phần trăm "hoa hồng" đã được thống nhất từ trước, cựu chủ tịch UBND TP Hạ Long được xác định có sáu lần nhận hối lộ trực tiếp từ Phạm Văn Phả, tổng số tiền 725 triệu đồng để giúp Công ty CP Quản lý đường sông số 3 trúng các gói thầu về công tác quản lý, bảo trì, xây lắp cũng như bớt xén khối lượng thi công công việc trên tuyến đường thủy nội địa do Ban quản lý vịnh Hạ Long làm chủ đầu tư.
Bùi Sĩ Giáp có bảy lần nhận tổng số tiền 732 triệu đồng và Phạm Thái Dương được trích lại 1% với 9 lần nhận tổng số tiền hơn 168 triệu đồng từ lãnh đạo Công ty CP Quản lý đường sông số 3.
Với các hành vi trên, Phạm Hồng Hà và Bùi Sĩ Giáp bị đề nghị truy tố các tội "tham ô tài sản" và "nhận hối lộ" quy định tại điểm a, khoản 4, điều 353 và các điểm c, e thuộc khoản 2, điều 354 của Bộ luật hình sự.
Phạm Thái Dương cũng bị đề nghị truy tố các tội "tham ô tài sản" và "nhận hối lội" nhưng được quy định tại điểm a, khoản 4, điều 353 và điểm a, khoản 1, điều 364.
Đối với Phạm Văn Phả cùng dàn lãnh đạo, cán bộ khác của Công ty CP Quản lý đường sông số 3 bị truy tố về các tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "tham ô tài sản", quy định tại khoản 4, điều 353 Bộ luật hình sự.
Theo cáo trạng, trừ bị cáo Phạm Hồng Hà, tất cả 27 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Quản lý đường sông số 3 đều có tình tiết giảm nhẹ khi hợp tác với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo. Ông Phạm Hồng Hà thì có nhiều thành tích xuất sắc được Nhà nước và các cấp tặng thưởng huân chương.
Chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3), ngày 3/3, tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Trung ương Đoàn - Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ phát động Chương trình “Tháng Ba Biên giới” cấp Trung ương với chủ đề “Biên cương Tổ quốc tôi”.
Đang lưu thông với vận tốc cao trên cao tốc Phan Thiết- Dầu Giây, xe ô tô của ông N. bất ngờ bị nhóm thanh niên ném đá từ trên cầu vượt.
Hôm nay (3/6), nắng nóng mở rộng ra các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất trên 37 độ. Miền Trung tiếp tục có nắng nóng gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, ít mưa.
Thuyền khai thác sò bất ngờ bị sóng đánh chìm, 3 ngư dân đã ôm can nhựa lênh đênh trên biển suốt nhiều giờ.
Phạm Thị Kim Anh, 21 tuổi, dụ dỗ hai thiếu niên sang Campuchia làm 'việc nhẹ lương cao', lừa bán cho các công ty lừa đảo nhưng bị cảnh sát ngăn chặn.
Khoảng 7.900 người sống gần khu vực xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng hôm 24/5 tại Papua New Guinea đang tiếp tục được sơ tán, do lo ngại về những trận sạt lở đất tiếp theo có thể xảy ra.
Ngày 10.4, tại phiên họp UBND tỉnh Hải Dương lần 3 tháng 4, UBND TP Hải Dương báo cáo về việc cho phép thực hiện thí điểm phố ẩm thực...
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười vừa ký văn bản chỉ đạo chủ đầu tư tổ chức thực hiện xử lí sự cố sụt lún trên đường...
Ngày 5/3, trả lời PV VTC News, đại diện Công an huyện Ứng Hoà (Hà Nội) cho biết, đơn vị đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe ô tô. Thông tin ban đầu, vụ tai nạn xảy ra trên địa bàn xã Trường Thịnh, huyện Ứng Hoà. Hai xe tải và một ô tô con đang đi cùng chiều thì xảy ra va chạm. Tại hiện trường, ô tô con bẹp rúm, nằm lọt trong gầm xe tải, phía sau là xe tải lớn. Theo Công an huyện Ứng Hoà, vụ tai nạn khiến 2 người bị thương....