Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đề nghị lại mức án cho 9 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu, theo hướng giảm nhẹ 1 năm hoặc cho hưởng án treo.
Trong đó, có 4 bị cáo thuộc nhóm đưa hối lộ, cụ thể: Vũ Thuỳ Dương, từ 2-3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 4-5 năm. Bị cáo Phạm Bá Sơn từ 18-20 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 36-40 tháng. Bị cáo Tào Đức Hiệp 18-20 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 36-40 tháng. Bị cáo Trần Quốc Tuấn (Công ty Vitrato) bị đề nghị từ 2-3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 4-5 năm.
Pháp luật nghiêm minh nhưng cũng khoan hồng. Đối với những trường hợp có thể vận dụng giảm nhẹ hình phạt, các cơ quan tố tụng sẽ xem xét. Trong vụ án này, Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội đề nghị lại mức án cho 9 bị cáo chính là thể hiện sự khoan hồng, nhân văn của pháp luật.
Đối với những bị cáo trong nhóm đưa hối lộ, theo lời khai công khai trước tòa, họ hoàn toàn thụ động, có những trường hợp chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên.
Trong một doanh nghiệp, sếp phân công nhân viên đi đưa tiền cho ai đó, thì việc của cấp dưới là chấp hành. Lúc đó, không ai nhận thức được hành vi của mình là "đưa hối lộ", mà chỉ suy nghĩ đơn giản là làm việc mà mình được cấp trên giao cho.
Ngay cả những cán bộ chức vụ cao như Tô Anh Dũng - cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao - nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng của đại diện 13 doanh nghiệp để tạo điều kiện khi cấp phép chuyến bay, Nguyễn Thị Hương Lan - cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) nhận hơn 25 tỉ đồng… nhưng vẫn cho rằng, không nhận thức được cầm chừng đó tiền là nhận hối lộ, mà xem như là quà cám ơn.
Trong vụ án chuyến bay giải cứu, còn những bị cáo khác thuộc nhóm đưa hối lộ, cho dù họ có chức vụ cao trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm chính trong việc đưa tiền cho các quan chức, nhưng họ cũng không phải hoàn toàn chủ động, mà chủ yếu bị ép buộc. Trong hoàn cảnh "nước sôi lửa bỏng", đã thuê máy bay, đã bỏ tiền ra đặt cọc, họ phải đưa tiền để được cấp phép.
Như bị cáo Trần Thị Mai Xa (Công ty Masterlife) nói: "'Bị cáo rất lo lắng. Sau chuyến bay đầu tiên không thể tổ chức và bị cáo phải bán nhà, bị cáo rất run như chim sợ cành cong vì không còn nhà để bán nữa".
Câu nói "sếp không biết doanh nghiệp em là ai cả" không chỉ dành riêng cho bị cáo Trần Thị Mai Xa, mà nhiều doanh nghiệp khác. Đương nhiên, muốn sếp biết thì doanh nghiệp phải "biết điều".
Những bị cáo đưa hối lộ vì bị ép buộc, vì bị đẩy vào đường cùng, tưởng cũng nên xem xét để được hưởng sự khoan hồng.
Gần 3.000 học sinh và cổ động viên hào hứng tham gia Ngày hội thể thao và hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường do Trường THCS – THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) tổ chức trong 2 ngày 26-27/10.
Tuyến đường phía tây tỉnh Bình Định (ĐT 638) dài hơn 14km kết nối TP Quy Nhơn với huyện Vân Canh, công trình đưa vào sử dụng năm 2020. Tuy nhiên hiện nay, tuyến đường có nhiều đoạn xuất hiện dấu hiệu hư hỏng mặt đường.
Người đàn ông làm đầu bếp quán nhậu phân trần vi phạm nồng độ cồn vì 'tính chất công việc', khách quen mời uống bia thì 'khó lòng từ chối'.
Liên quan vụ phân hàng ngàn lô, nền rồi bán lừa khách hàng ở Phú Quốc, Công an cho biết thêm 3 quản lý rừng đầu thú.
Hai nhóm thanh niên mâu thuẫn trên Facebook, hẹn gặp đánh nhau, Nguyễn Đoàn Phước Hưng lấy dao đang giữ trong người đâm 2 nhát khiến một người tử vong.
Trung Quốc có thể chấm dứt chuỗi 9 năm liên tục sụt giảm tỷ lệ đăng ký kết hôn trong năm nay, với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng cặp đôi mới cưới trong 3 quý đầu năm, đưa tổng số cặp đôi 'về chung một nhà' hàng năm lên trên 7 triệu.
Nhiều diện tích ao ruộng, đồi cây của người dân nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng dự án đường nối thị xã Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài - Lào Cai (tỉnh lộ 175), bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đất đá sạt trượt, vùi lấp.
Nhiều tuyến đường, cầu giao thông nông thôn trị giá hàng tỷ đồng ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau bị sụt xuống sông vì khô hạn.
Nguyễn Văn Giỏi - phó giám đốc Công ty Nam Hào Kiệt - bị bắt với cáo buộc nghiệm thu khối lượng công trình xử lý sạt lở bờ sông Hậu gây thiệt hại của nhà nước.