Với tôi, cho con đi học trường dân lập hay trường nghề không phải là điều gì xấu xa, đáng xấu hổ.
Hôm nay đọc tin về một em học sinh vừa trải qua kỳ thi vào 10 làm điều dại dột, may không sao, tôi nghĩ đến bài viết về các phụ huynh buồn bã, thậm chí có người còn nói xấu hổ, không dám ra ngoài gặp ai. Cũng là một người mẹ từng có con thi vào 10, tôi xin chia sẻ suy nghĩ cá nhân. Thực sự tôi nghĩ nếu bố mẹ còn không cân bằng và điều chỉnh được suy nghĩ, cảm xúc, biểu hiện của mình thì làm sao có thể động viên các con? Phụ huynh nên đặt mình vào vị trí của con mà hiểu cho con, mình cần ghi nhận sự nỗ lực hết sức của con để con cũng thấy được rằng trượt nguyện vọng một hay trượt cấp 3, đi học một trường dân lập hay một trường nghề không phải là điều gì xấu xa, đáng xấu hổ.
Con tôi từng từ một học sinh trong top đầu của lớp xuống cuối lớp mà nguyên nhân không có gì phải sốc hơn, mê điện tử. Thời điểm đó, tôi xác định giúp con sửa chữa sai lầm, sai đã sai rồi, quan trọng là con có cố gắng hết sức để sửa sai. Dù không nói ra với con nhưng tôi đã nghĩ đến khả năng con không thi đỗ nổi cấp 3. Tôi vẫn bảo con cố gắng hết sức, dù kết quả thi có ra sao cũng không có gì phải hối tiếc cả. Suốt hai năm ròng rã bất kể nắng mưa, tôi cùng con đến các buổi học, cả những ngày ngồi chờ con tan học vì nơi học cách chỗ ở xa, đi về rồi quay lại luôn không tiện. Có lẽ con nhìn thấy sự nỗ lực của mẹ mà cố gắng hết sức.
Khi làm hồ sơ thi, con vẫn mong muốn nguyện vọng một là được vào trường cấp 3 top đầu của thành phố. Tôi lại bàn với con phương án an toàn là nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3 phải có khoảng cách xa, đồng thời cũng có kế hoạch cho một trường nghề. Xin nói thêm, con tôi đã được cô giáo gọi lên hỏi xem có phải mẹ ép con thi vào trường top đầu của thành phố không, vì cô thấy nguyện vọng một của con quá cao so với thực lực, nhưng tôi muốn con có cơ hội được trải nghiệm mà vẫn tính phương án lùi). Tôi bảo con: "Nếu không đỗ được công lập thì đi học nghề con ạ, dân lập mẹ không kham được. Trường nghề cũng không phải xấu, lợi thế là con ra trường vừa có bằng cấp 3 lại vừa có 3 năm kinh nghiệm, giờ nhiều công ty tuyển người không có bằng đại học".
Đến ngày thi, sau khi làm bài môn Toán, con ra khỏi phòng thi nhìn thấy mẹ là òa khóc nức nở: "Con làm sai bài rồi mẹ ơi". Tôi bảo con: "Làm cũng làm rồi, sai cũng sai rồi, về nhà thôi con, cứ khóc đi cho thoải mái, đi đường không ai biết con đâu". Suốt dọc đường về con khóc không ngừng, tôi dừng lại và bảo: "Mẹ đi làm đến giờ này cũng không ai hỏi mẹ từng học cấp 3 trường nào hay có học đại học không. Cuộc sống giờ còn nhiều công việc, nhiều cơ hội khác chứ không phải chỉ có một con đường duy nhất. Trượt cấp 3 cũng không phải là xấu, mẹ cũng trượt đại học mà, nhưng mẹ không xấu hổ vì đã cố gắng hết sức. Mẹ không làm gì xấu xa, không phạm pháp nên không phải xấu hổ. Ngoài trường học, sau này các con còn có trường đời, mình cần phải biết cách chấp nhận và giải quyết vấn đề, bản lĩnh vượt qua". Con im lặng, rồi lại nức nở: "Mẹ ơi, con cố gắng hết sức rồi". Tôi bảo: "Về thôi con, uống cốc nước lạnh cho đỡ khát, đầu óc nó tỉnh táo".
Ngày báo điểm, mẹ con tôi thấp thỏm, con xem điểm rồi quay sang nhìn mẹ: "Con trượt nguyện vọng một rồi mẹ". Tôi bảo: "Nguyện vọng 2 cũng là may mắn lắm rồi, ngoài sức tưởng tượng của mẹ. Mẹ từng nghĩ con không đỗ công lập và chuẩn bị cho con đi học nghề. Cậu con là cựu học sinh trường Amsterdam mà cũng cùng quan điểm như mẹ, rằng mỗi người có một khả năng nhất định, không nhất thiết bố mẹ giỏi thì con cũng phải giỏi. Học cho các con chứ không phải học cho bố mẹ hay học vì sĩ diện của bố mẹ".
Một lúc sau, con lại thất thần: "Mẹ ơi, bạn con trượt rồi, làm sao bây giờ mẹ? Bạn học tốt mà, con không nghĩ bạn trượt". Tôi bảo con: "Bình tĩnh, giờ nhà bạn đang xáo trộn, có thể do hai nguyện vọng có khoảng cách gần quá, đến mai con hãy hỏi bạn. Mẹ sẽ gửi cho con câu chuyện có thật của một anh lớp trưởng, học sinh giỏi nhiều năm liền trượt cấp 3, sốc suốt thời gian đầu nhập học trường dân lập, giờ anh ấy học tốt và chia sẻ câu chuyện của chính mình. Sau đó khi bạn bình tĩnh hơn, con và một bạn trong nhóm rủ bạn ấy đi chơi cho thoải mái". Con tôi nhỏ nhẹ: "Vâng ạ, con yêu mẹ".
Tôi dạy con cách đối mặt, chấp nhận và giải quyết vấn đề. Thế hệ các con bây giờ không như thế hệ 7x, 8x của bố mẹ, vì các con có quá nhiều luồng thông tin, dễ tiếp xúc với điều tiêu cực hơn tích cực. Qua câu chuyện này, tôi hy vọng các bố mẹ phần nào hiểu cho các con, đồng hành cùng con, không tạo áp lực cho con để không có những câu chuyện buồn, chuyện đáng tiếc nào xảy ra sau mỗi mùa thi vào 10 hay thi đại học.
Như Nguyệt
Tôi nghĩ khi mua nhà sẽ phát sinh thêm chi phí, mà tài khoản của tôi không nhiều tiền để xử lý phí đó, sợ bị lộ chuyện nợ nần.
Trong khuôn khổ Liên hoan Tiếng kèn Đội ta khu vực phía Nam năm 2024, ngày 9-8 dành cho các hoạt động biểu diễn phục vụ cộng đồng tại nhiều nơi ở TP.HCM.
Ngày hội 'Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực' tại Cần Thơ là nơi tiếp sức giúp thanh niên công nhân tiếp tục vững bước trên chặng đường phía trước.
Một nửa số ca phẫu thuật điều trị ung thư tại Hàn Quốc bị lùi lịch trong bối cảnh bác sĩ đình công và các giáo sư y khoa giảm giờ làm.
Huế, Vũng Tàu và một số địa phương dừng, hoãn nhiều lễ hội, sự kiện thường niên nhằm chia sẻ mất mát, khó khăn với đồng bào miền Bắc do bão lũ.
Sáng 23-10, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Định tổ chức lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường dành cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 3 tỉnh.
Anh không hút thuốc, là người hướng nội, có phần truyền thống.
Chiều 11/11, Ban Thường trực Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia khu vực Tây Nguyên phối hợp với Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức hội nghị “Tình nguyện và Kết nối”, Liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện khu vực Tây Nguyên năm 2023.
Ngày 30.1, nhân dịp Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu thăm, chúc mừng năm mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng, lãnh đạo bệnh viện thông...