Một nhóm nhà thiên văn học phát hiện ánh sáng từ vụ nổ lặp lại nhiều lần với năng lượng gấp 100 tỷ lần Mặt Trời.
Các nhà thiên văn học vô cùng bất ngờ khi quan sát hành vi khác thường của Quỷ Tasmania hay AT2022tsd, hiện tượng quang học nhanh tắt với ánh sáng màu xanh chói lọi (LFBOT) cách Trái Đất khoảng một tỷ năm ánh sáng, theo nghiên cứu công bố hôm 15/11 trên tạp chí Nature. Nó không chỉ thách thức bản chất ngắn ngủi của LFBOT khi phát nổ lặp lại suốt nhiều tháng, mà còn phát ra năng lượng mạnh gấp cả trăm tỷ lần những ngôi sao như Mặt Trời.
"Thay vì mờ dần, AT2022tsd lóe sáng lần nữa một cách chớp nhoáng, liên tục lặp lại", trưởng nhóm nghiên cứu Anna Ho, trợ lý giáo sư ở Đại học Cornell, cho biết. "LFBOT vốn là sự kiện kỳ dị lạ lùng, nhưng AT2022tsd thậm chí còn kỳ lạ hơn".
Được nhận dạng lần đầu năm 2018, LFBOT là các sự kiện được đánh dấu bởi vụ nổ dữ dội cực sáng, mạnh hơn cả siêu tân tinh, trước khi vụt tắt nhanh chóng. Tuy nhiên, Quỷ Tasmania thể hiện ít nhất 14 chớp sáng, kéo dài vài phút mỗi lần, trong thời gian 120 ngày từ vụ nổ ban đầu. Nhiều chớp sáng sau đó còn sáng hơn những lần trước.
Sự kiện diễn ra hồi tháng 9/2022 được phát hiện trên phần mềm do Ho thiết kế và nhận dạng sau đó bởi 15 kính viễn vọng trên toàn cầu. Sự kiện chưa từng thấy này nhanh chóng thu hút sự chú ý của hơn 70 nhà thiên văn học khắp thế giới nhằm giải mã hiện tượng khó hiểu.
Cho tới nay, giả thuyết hàng đầu là Quỷ Tasmania gây ra bởi vụ nổ siêu tân tinh thất bại (ngôi sao sụp đổ thành hố đen hoặc sao neutron trước khi phát nổ). Để điều này xảy ra, ngôi sao lớn gấp khoảng 20 lần khối lượng Mặt Trời cần đốt hết nhiên liệu và sụp đổ. Các khả năng khác bao gồm hố đen khối lượng trung bình "nuốt chửng" sao, và kết quả dữ dội khi những thiên thể tương tác với sao Wolf-Rayet.
Dù hành vi hỗn loạn của Quỷ Tasmania vẫn là một câu đố, các nhà thiên văn học cho rằng nó có thể góp phần giúp chúng ta hiểu rõ ngôi sao chết như thế nào và có gì còn sót lại. Ho và cộng sự đang lên kế hoạch xem xét quá trình dẫn tới chùm sáng cực mạnh. Những LFBOT từng được xác định trước đây bao gồm Koala, Camel và Finch, nhưng không có vật thể nào giống Quỷ Tasmania.
An Khang (Theo New Atlas)
Chị Lê Thị Vui ở Thanh Hóa hỏi: Tôi vừa nhận giấy phép lái xe . Tuy nhiên, trên giấy phép lái xe bị ghi sai năm sinh so với...
Việc một loài thực vật mới được công bố không chỉ có ý nghĩa đối với môi trường về mặt đa dạng sinh học mà còn mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu giúp ích cho con người.
Sau khi chuyển 1,5 triệu đồng cho người nhận làm hộ chiếu, Ngọc Minh bị chặn liên lạc, không đòi lại được tiền kèm nguy cơ lộ thông tin.
Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch của một loài khủng long mới với chiếc sừng độc đáo như chiếc mũ sắt của vị thần Loki trong thần thoại Bắc Âu.
Một chủ xe Hyundai Venue đã bị phạt vì không đội mũ bảo hiểm khi lái xe. Vấn đề là khi bị phạt, người này không đi xe máy.
Những điều nên làm - Đầu tiên trước khi đỗ xe vào một trạm sạc, người dùng cần phải kiểm tra tình trạng của trạm sạc, xem trạng sạc có đang hoạt động tốt hay không, và cổng sạc có phù hợp với xe mình không. - Sau đó, đỗ xe đúng vị trí được chỉ định trong trạm sạc. Việc đỗ xe đúng vạch chỉ định để tạo điều kiện thuận lợi cho những người khác cũng có nhu cầu sử dụng trạm sạc. Các vị trí đỗ xe điện thường được thiết kế vừa đủ cho mỗi xe, nên khi đỗ...
Giáo sư Võ Tòng Xuân có hơn 60 năm gắn bó với ngành nông nghiệp với nhiều đóng góp quan trọng trong nghiên cứu và phổ biến giống lúa năng suất cao, kháng bệnh tốt.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành thông tư quy định về các tiêu chí dự án khoa học và công nghệ thuộc Chương trình công nghệ cao, có hiệu lực từ ngày 15/2.
Các nhà khảo cổ ở Ý đã khai quật được một ngôi mộ 2.200 năm tuổi có hình vẽ hai sinh vật thần thoại quý hiếm: nhân mã biển có đầu và thân là một người đàn ông, còn phần thân dưới là hình con ngựa.