Câu chuyện người đàn ông Quảng Nam cưới hai vợ vì đều có bầu cùng lúc đang đặt ra những vấn đề pháp lý liên quan đến Luật Hôn nhân và gia đình. Luật sư nói gì?
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Thảo Nguyên, Công ty Luật FDVN (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng), cho rằng dù không phạm luật nhưng vẫn có những lấn cấn nhất định về phạm trù ứng xử, đạo đức.
Theo luật sư Thảo Nguyên, hiện nay theo quy định tại khoản 5, điều 3 và các quy định khoản 2, điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì đính hôn chưa được xem là kết hôn.
Hoạt động này chưa phải là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Luật sư Nguyên cho rằng hành vi của anh N. và hai người phụ nữ đính hôn với anh, có hoạt động chung sống với nhau không được xem là các hành vi bị cấm theo quy định pháp luật.
"Trong nhiều mối quan hệ xã hội, nhiều hành vi có tác động tiêu cực và gây ra những bức xúc nhưng pháp luật lại chưa điều chỉnh. Khi đó, phạm trù đạo đức sẽ được xét đến.
Có nhiều vấn đề về luật thì không cấm nhưng người Việt chúng ta có những chuẩn mực đạo đức, cách thức ứng xử nhất định. Đây là điều cần thiết để định hình giá trị mỗi cá nhân" - luật sư Thảo Nguyên nêu quan điểm.
Cũng theo luật sư Nguyên, ở phương diện cha mẹ và con cái thì luật ghi nhận quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con (đứa trẻ được sinh ra khi chưa đăng ký kết hôn) mà không dựa trên kết quả của hôn nhân được đăng ký.
Tại khoản 2, điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình nêu con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ - đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình.
Do đó, việc chăm sóc, nuôi dưỡng con của người làm cha, làm mẹ được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự và hôn nhân gia đình.
Trong vụ việc của người đàn ông Quảng Nam lấy cùng lúc hai người phụ nữ vì có bầu, luật sư Thảo Nguyên cho rằng đang có những dấu hiệu lạm dụng mạng xã hội.
Không chỉ người trong cuộc, việc thông tin, hình ảnh đời tư từng người được chia sẻ, phát tán với tốc độ chóng mặt đang tạo ra một môi trường rất xấu trong việc dùng mạng xã hội.
"Hiện nay có thực tế là một số mâu thuẫn, vướng mắc trong đời sống chưa được giải quyết thỏa đáng thì một số người muốn nương nhờ đến sự phán xét của mạng xã hội. Họ mượn mạng xã hội làm nơi phán xử hoặc đòi công lý với sự tương tác ảo từ số đông cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, quyền nhân thân đối với hình ảnh cá nhân của từng cá nhân được pháp luật bảo vệ, có quy định rõ ràng. Do vậy việc chia sẻ, bày tỏ quan điểm dựa trên các thông tin cá nhân của người khác cần cẩn trọng và ứng xử phù hợp" - nữ luật sư phân tích.
Viện dẫn điều 32 Bộ luật Dân sự 2025, luật sư Thảo Nguyên cho biết cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Do đó nếu sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác khi chưa được sự đồng ý có thể bị coi là hành vi không phù hợp quy định pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm hành chính.
"Mỗi hành vi, hoạt động của các cá nhân có tính riêng tư nhưng khi lựa chọn cách thức chia sẻ, ứng xử với mạng xã hội cần những lựa chọn phù hợp với các chuẩn mực về cả đạo đức và pháp luật để tránh những hệ lụy tiêu cực" - luật sư Thảo Nguyên nói.
Theo luật sư Thanh Trà, Đoàn luật sư TP Đà Nẵng, việc phơi bày, bới móc thông tin đời tư (như trong câu chuyện cộng đồng mạng phát tán loạt ảnh, thông tin gia đình anh N., chị D., chị L. ở Quảng Nam) là hành vi phạm luật rõ ràng, sẽ bị xử lý.
Nghị định 52/2013/NĐ-CP giải thích thông tin cá nhân là các thông tin gồm: tên, tuổi, địa chỉ nhà riêng, số điện thoại, thông tin y tế, số tài khoản, thông tin về các giao dịch thanh toán cá nhân và những thông tin khác mà cá nhân mong muốn giữ bí mật.
Việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng tải lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của người có hình ảnh là xâm phạm đến quyền cá nhân, có thể bị phạt tiền lên đến 20 triệu đồng theo quy định tại nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi khoản 37 điều 1 nghị định 14/2022/NĐ-CP.
"Đối với trường hợp khác, người dùng mạng xã hội, cộng đồng mạng mà nhân các câu chuyện, các sự kiện lợi dụng không gian mạng để xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác một cách nghiêm trọng thậm chí còn có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác.
Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 cũng nêu người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm tù, tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt cao nhất đến 5 năm tù" - luật sư Thanh Trà viện dẫn.
TPHCM - Trên địa bàn khu vực 5 đơn vị hành chính cấp xã ở TP Vũng Tàu cũ, đã thành lập 5 đơn vị công đoàn xã , phường.
Trong đêm 29/5, nhiều chốt kiểm tra được cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh lập khẩn cấp tại các tuyến đường huyết mạch để truy bắt một đối tượng cướp ngân hàng.
Hội đồng xét xử quyết định quay lại phần xét hỏi do đã nhận được biên lai thu tiền thể hiện việc Tập đoàn Phúc Sơn nộp 768 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án cho bị cáo Nguyễn Văn Hậu.
Lần đầu tiên thí sinh học chương trình 2018 thi môn tự chọn, giáo viên nhận xét gì về đề thi?
Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đánh giá cao sự chủ động của phường Phan Rang (Ninh Thuận) và huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).
Thông tin từ Đồn Biên phòng Ngọc Vừng (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) cho biết đơn vị vừa cứu 6 ngư dân gặp nạn trên vùng biển xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, đồng thời lai dắt tàu vào bờ để sửa chữa.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình xung đột tại Trung Đông.
Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra trong đêm tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái khiến một căn nhà đổ sập, thiếu nữ 15 tuổi bị vùi lấp và tử vong tại chỗ.
Hàng trăm hộ dân bị cô lập ở Lạng Sơn, trong đó có nhiều người cao tuổi và trẻ em đã được lực lượng chức năng đưa đến nơi an toàn.