Cặp linh vật rồng Lưỡng long triều liên là biểu tượng của đường hoa Nguyễn Huệ dịp Tết năm 2024, bị buộc tháo dỡ khi lắp ở Đà Lạt đã gây xôn xao dư luận.
Rất nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ phản hồi về vụ việc dưới nhiều góc độ khác nhau. Đa số bạn đọc cho rằng đây là tác phẩm nghệ thuật tạo hình, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Do đó, áp dụng các quy định dưới hình thức công trình xây dựng là không thỏa đáng, khiến doanh nghiệp làm du lịch gặp khó khăn và có khả năng gây lãng phí .
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, UBND TP Đà Lạt quyết định xử phạt đối với Công ty CP đầu tư thương mại đường sắt Đông Dương (gọi tắt Công ty Đông Dương) vì lắp công trình, mô hình rồng không phép tại thửa đất thuộc địa chỉ số 1 Quang Trung (P.9, Đà Lạt).
Số tiền phạt theo quyết định của UBND TP Đà Lạt là 90 triệu đồng, đồng thời yêu cầu Công ty Đông Dương phải tháo dỡ mô hình rồng trong vòng 10 ngày.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, cặp mô hình rồng bị yêu cầu tháo dỡ vì lắp đặt không xin phép là linh vật rồng Lưỡng long triều liên - một trong những điểm nhấn đường hoa Nguyễn Huệ dịp Tết Nguyên đán 2024 (năm Giáp Thìn).
Đôi linh vật rồng dài hơn 100m, hai đầu rồng đường kính hơn 2m. Lưỡng long triều liên được tháo dỡ ngày 3-4 sau hơn 2 tháng trưng bày tại đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM), và được chuyển lên Đà Lạt.
Trong vụ việc, Công ty Đông Dương nhận sai vì không đảm bảo việc xin phép để lắp đặt công trình.
Bạn đọc Lê Minh Kỳ Lân nhận định: “Lỗi của Công ty Đông Dương: Không xin phép trước khi lắp đặt mà đi làm lén, làm ảnh hưởng đến khu đất ở đó.
Trước thông tin phải tháo dỡ đôi rồng biểu tượng, bạn đọc Trần Bình ý kiến: “Các nghệ nhân đã bỏ bao tâm huyết, công sức, tiền của để làm nên linh vật đẹp để mọi người chiêm ngưỡng. Có nơi để đón nhận và trưng bày không ảnh hưởng nhiều đến hủy hoại môi trường thì cũng nên khuyến khích, cho phép họ làm”.
Bạn đọc Minh Mẫn thể hiện sự bức xúc: “ Sao lại phạt? Nếu doanh nghiệp làm xấu mỹ quan ảnh hưởng thì phạt chứ còn họ làm trong khuôn viên họ, không hề xây kiên cố. Và làm đẹp cho thành phố, tạo thêm sản phẩm du lịch. Đúng ra nên hướng dẫn cho doanh nghiệp cách làm cho đúng và ủng hộ họ”.
Bạn đọc có email vnbac…@gmail.com thẳng thắn: “Đà Lạt làm đúng. Nếu không, sau này có thể cái gì nơi khác bỏ cũng có thể lại mang đến đây mà không cần xin phép”.
Nhiều bạn đọc nhìn ở góc độ vật liệu làm nên cặp rồng biểu tượng Lưỡng long chiếm khoảng 90% là mây, tre đan. Đây là vậy liệu thân thiện với môi trường.
Việc tái sử dụng sau khi trưng bày ở đường hoa Nguyễn Huệ (TP.HCM) dịp Tết không chỉ chống lãng phí, mà còn kéo dài đời sống của một tác phẩm nghệ thuật được các nghệ nhân ở TP.HCM làm tỉ mỉ, công phu.
Bạn đọc Hoàng Thị Hạnh nói: “Đây cũng chỉ là công trình lắp ráp không xây dựng kiên cố. Và hơn nữa công ty họ được tặng lại để tận dụng trưng bày trên phần đất của công ty.
Vẫn biết rằng bên công ty sơ xuất không xin phép chính quyền thành phố đà Lạt trước khi lắp đặt là vi phạm, nhưng cá nhân tôi nghĩ cặp linh vật rồng này chỉ mang tính chất trưng bày, tô đẹp thêm cảnh quan, thu hút khách du lịch thêm cho thành phố mình.
Tôi tha thiết kính mong thành phố đà Lạt tạo điều kiện hướng dẫn cho doanh nghiệp làm đầy đủ các giấy phép liên quan đến cặp linh vật rồng này, để doanh nghiệp tiếp tục được trưng bày cho người dân chúng tôi được chiêm ngưỡng”.
Một ý kiến khác đáng lưu ý: “Tác phẩm nghệ thuật quá tuyệt, chỉ có tốn công chở tới để làm cho thành phố Đà Lạt tăng thêm vẻ đẹp. Vứt bỏ đi thì lãng phí vô cùng”.
Bạn đọc Hiếu Trung cho rằng, khi dựng cặp rồng này ở đường hoa Nguyễn Huệ, chắc chắn đơn vị đã có xin phép và được cấp phép. Có thể tham khảo để hướng dẫn cho doanh nghiệp.
Quan điểm của bạn đọc Hiếu Trung: “Tận dụng lại tác phẩm nghệ thuật, tài nguyên thiên nhiên để nhằm mục đích trang trí và thưởng lãm là điều đáng hoan nghênh, để bảo vệ thiên nhiên và công sức lao động.
Thiết nghĩ Chính quyền Đà Lạt nên có hướng dẫn trong trường hợp này, thay vì buộc tháo dỡ theo như quy định công trình không phép.
Nếu nói công trình không phép thì khi TP.HCM tổ chức lắp đặt ở đường hoa Nguyễn Huệ đã cấp giấy phép gì cho công trình này. Nay TP Đà Lạt hướng dẫn để Công ty xin giấy phép theo đúng thủ tục đó. Cảm ơn Chính quyền TP. Đà Lạt”.
Hàng nghìn du khách rời đảo Cát Bà sau hai ngày kẹt lại vì bão khiến bến phà Cái Viềng ùn tắc kéo dài, ngày 24/7.
Đang làm việc với máy bào gỗ, người đàn ông 52 tuổi đột ngột tuột tay làm rớt thanh giữ, bị thanh này đập vào vùng hông, hạ sườn phải gây vỡ gan, thủng ruột.
Vài tháng sau khi tốt nghiệp trung học, Mara một mình xách vali bay từ Berlin đến TP HCM bắt đầu một năm làm tình nguyện.
Cán bộ phường Hàng Bông nói phố cà phê đường tàu mang lại nhiều thay đổi tích cực nhưng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Cù Lao Chàm gần Hội An, là nơi cảnh đẹp hoang sơ, đa dạng sinh học biển, được nhiều du khách yêu thích.
Boa hay tip với nhiều du khách quốc tế là thói quen hay văn hóa, tuy nhiên sẽ 'thật sai lầm' nếu người làm dịch vụ đưa ra gợi ý khi khách không hỏi.
Kiến ThứcẢnh chụp từ máy bay không người lái đã giúp các nhà khảo cổ tìm thấy thành phố cổ của người Maya bị chôn vùi dưới lòng đất hơn 1.000 năm trước.1 Juan Carlos Fernandez-Diaz, trợ lý giáo sư về kỹ thuật dân dụng tại Đại học Houston, Mỹ, người đã phát hiện ra thành phố bí ẩn này từ tháng 3 vừa qua trong một cuộc khảo sát khảo cổ từ trên không. Trong thập kỷ qua, ông là người tiên phong trong ứng dụng khảo cổ học bằng LiDAR, thiết bị phát...
Tại các cổng trường ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã xây dựng loa truyền thanh tự động nhằm tuyên truyền các nội dung về an toàn giao thông, phòng chống tác hại của pháo…
Từ mùng 6 Tết, các tuyến xe buýt ở Đà Nẵng sẽ hoạt động lại bình thường theo lịch khai thác cũ. Giờ mở, đóng tuyến xe buýt lên khu du lịch Bà Nà cũng hoạt động theo lịch cũ.