Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

13:20 30/08/2024

Thống kê cho thấy một số quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bao gồm Mỹ, Anh và Đức, đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ ở khu vực Kursk của Nga.

Vũ khí của những quốc gia nào Ukraine đang sử dụng ở Kursk?
Binh sĩ Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây cho các cuộc tấn công ở Kursk của Nga. (Nguồn: Aljazeera)

Ngày 16/8, trên ứng dụng Telegram, Người phát ngôn của Điện Kremlin Maria Zakharova cáo buộc Ukraine sử dụng vũ khí do phương Tây chế tạo trong cuộc tấn công khu vực Kursk của Nga.

"Lần đầu tiên, khu vực Kursk bị tấn công bằng các bệ phóng tên lửa do phương Tây sản xuất, có thể là HIMARS (Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao) của Mỹ", bà Maria Zakharova cho biết.

Tin liên quan
Cần Thơ tìm giải pháp tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác nhân quyền
Cần Thơ tìm giải pháp tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác nhân quyền

Cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào tỉnh biên giới Kursk của Nga bắt đầu từ ngày 6/8. Dưới đây là một số thông tin về những vũ khí nước ngoài mà Ukraine đang sử dụng trong cuộc tấn công này:

Ukraine xác nhận vào ngày 22/8 rằng, họ đã sử dụng Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp trong các cuộc tấn công vào các cây cầu bắc qua sông Seym ở tỉnh Kursk của Nga.

Các phương tiện truyền thông Anh, bao gồm Sky NewsBBC, đưa tin đồn đoán vào ngày 15/8 rằng Ukraine sử dụng xe tăng Challenger 2 của Anh trên lãnh thổ Nga. Bộ Quốc phòng Anh từ chối bình luận.

Giới quan sát tin rằng vũ khí do Đức cung cấp cũng được sử dụng trong cuộc tấn công này. Đức là một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ukraine, chỉ sau Mỹ. Quốc gia phương Tây này cung cấp xe chiến đấu bộ binh Marder, xe tăng chiến đấu Leopard, hệ thống phòng không, máy bay không người lái (UAV) và hệ thống phóng tên lửa cho Kiev.

Những quốc gia NATO cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ trên lãnh thổ Nga

Vào ngày 31/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngầm nới lỏng lệnh cấm Ukraine sử dụng vũ khí của nước này tập kích vào các mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga. Điều này được Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết tại họp báo sau cuộc họp không chính thức của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Prague, CH Czech.

Về mặt chính thức, Washington chưa cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, do lo ngại điều này có thể làm leo thang xung đột.

Sự kiện đánh dấu thay đổi trong chính sách của ông Biden, người trước đó đã từ chối cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp tại Nga.

Hồi tháng Tư, ông Biden đã ký phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự cho Ukraine trị giá gần 61 tỷ USD, trong đó khoảng 23 tỷ USD được sử dụng để bổ sung kho dự trữ quân sự và 14 tỷ USD dành cho Sáng kiến ​​Hỗ trợ an ninh Ukraine, thông qua đó, chính phủ Mỹ sẽ mua các hệ thống vũ khí từ các nhà thầu quốc phòng Mỹ cho Ukraine.

Từ Kiev, ông Alex Gatopoulos, biên tập viên về quốc phòng của Al Jazeera, đã thông tin rằng hiện có 13 quốc gia NATO hiện đã "bật đèn xanh" cho Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây như xe tăng, hệ thống pháo binh và xe chiến đấu bộ binh bên trong lãnh thổ Nga. Các quốc gia này bao gồm: Pháp, Anh, Ba Lan, Lithuania, Latvia, Estonia, Hà Lan, Thụy Điển, Czech, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy và Canada.

Giới hạn đặt ra

Ngày 16/8, một quan chức Mỹ giấu tên nói với hãng thông tấn Reuters rằng, nếu Ukraine bắt đầu nhắm vào các mục tiêu phi quân sự như các ngôi làng của Nga, điều này được coi là vượt quá giới hạn mà Washington đặt ra, nhằm tránh xung đột trực tiếp giữa NATO và Nga.

Bà Samantha de Bendern, cộng tác viên của Chương trình Nga và Á-Âu tại Chatham House, đồng thời là nhà bình luận chính trị của The Guardian nhận định: "Phản ứng của phương Tây khá kín tiếng vì cho đến nay, thông điệp từ phương Tây vẫn là ngăn cản Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây trên lãnh thổ Nga".

Ngày 15/8, Bộ Quốc phòng Anh xác nhận rằng Ukraine có thể sử dụng vũ khí do nước này cung cấp bên trong lãnh thổ Nga, tuy nhiên tên lửa tầm xa Storm Shadow bị hạn chế sử dụng.

Trong khi đó, truyền thông Đức đưa tin, Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Đức đã xác nhận việc Ukraine sử dụng vũ khí do nước này cung cấp, bao gồm cả xe bọc thép, bên trong lãnh thổ Nga là hợp pháp.

Phản ứng của Ukraine và Nga

Ukraine muốn dỡ bỏ lệnh hạn chế của các nhà tài trợ vũ khí như Mỹ và Anh về việc sử dụng tên lửa tầm xa.

“Người Ukraine khẩn thiết yêu cầu Mỹ, Anh và Pháp dỡ bỏ hạn chế về việc sử dụng tên lửa tầm xa”, bà Samantha de Bendern cho biết.

Tháng trước, Politico đã trích dẫn lời ông Andriy Yermak, Cố vấn cấp cao của Tổng thống Ukraine, rằng Ukraine mong muốn Mỹ cho phép họ sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội tầm xa (ATACMS) để tấn công lãnh thổ Nga.

Trong một bài đăng trên X ngày 22/8, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borell đã thúc giục các nhà tài trợ vũ khí dỡ bỏ các hạn chế đối với Ukraine.

Trong khi đó, Nga đã kịch liệt chỉ trích các nước phương Tây và NATO vì họ coi việc cung cấp vũ khí cho Ukraine là sự tham gia vào cuộc xung đột.

Có thể bạn quan tâm
Giữa 'lò lửa' Trung Đông, Nga cử quan chức an ninh cấp cao đến Tehran

Giữa 'lò lửa' Trung Đông, Nga cử quan chức an ninh cấp cao đến Tehran

08:00 06/08/2024

Ngày 5/8, Hội đồng An ninh Nga thông báo, Thư ký của cơ quan này Sergei Shoigu đã đến Iran trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc theo kế hoạch nhằm thảo luận về các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực.

Người mẹ kể khoảnh khắc mất con trong lũ dữ Bắc Kinh

Người mẹ kể khoảnh khắc mất con trong lũ dữ Bắc Kinh

14:50 14/08/2023

Chang bám vào cành cây, bất lực nhìn con gái Miao Chunyou, 10 tuổi, la hét gọi mẹ và chìm trong dòng lũ đục ngầu ở Bắc Kinh.

NATO mạnh hơn và Phần Lan an toàn hơn

NATO mạnh hơn và Phần Lan an toàn hơn

05:00 07/06/2024

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã gặp Tổng thống Alexander Stubb tại thủ đô Helsinki vào hôm nay, 6/6 trong chuyến thăm đầu tiên kể từ khi Phần Lan gia nhập NATO.

Hiện trường cuối cùng của vụ chìm thuyền bí ẩn của “Bill Gates nước Anh”

Hiện trường cuối cùng của vụ chìm thuyền bí ẩn của “Bill Gates nước Anh”

11:30 26/08/2024

Thi thể tất cả những người gặp nạn trong vụ chìm du thuyền tại Sicily, Italy đã được tìm thấy, qua đó tiết lộ những giờ phút cuối cùng của các nạn nhân trong thảm kịch này.

Vụ Pháp bắt giữ nhà sáng lập Telegram giống như vụ Wikileaks, Nga phản đối mạnh

Vụ Pháp bắt giữ nhà sáng lập Telegram giống như vụ Wikileaks, Nga phản đối mạnh

03:20 26/08/2024

Vụ bắt giữ ông Pavel Durov, nhà sáng lập Telegram vì các cáo buộc hình sự tương tự trường hợp của nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange.

Phu nhân Thủ tướng Lào trải nghiệm quay tơ dệt đũi tại Thái Bình

Phu nhân Thủ tướng Lào trải nghiệm quay tơ dệt đũi tại Thái Bình

07:20 07/01/2024

Phu nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng phu nhân Thủ tướng Lào tham quan làng nghề dệt đũi tỉnh Thái Bình.

Trung Quốc, Mỹ và 28 nước bàn cách ứng xử khi va chạm trên biển

Trung Quốc, Mỹ và 28 nước bàn cách ứng xử khi va chạm trên biển

16:50 21/04/2024

Lãnh đạo hải quân của Trung Quốc và 29 quốc gia khác, bao gồm Mỹ, đã tề tựu tại thành phố cảng Thanh Đảo ngày 21-4 cho Hội nghị hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS) diễn ra 2 năm một lần.

Iran ủng hộ Iraq chấm dứt hiện diện của liên quân Mỹ

Iran ủng hộ Iraq chấm dứt hiện diện của liên quân Mỹ

12:50 09/01/2024

Iran kêu gọi Iraq chấm dứt sự hiện diện của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu tại nước này, tin Baghdad đủ sức tự đảm bảo an ninh.

Trại Hè 'Con yêu ngành Ngoại giao' trở lại

Trại Hè 'Con yêu ngành Ngoại giao' trở lại

06:00 08/07/2023

Sáng 7/7, Trại Hè 'Con yêu ngành Ngoại giao' lần thứ 4 đã chính thức khai mạc với sự tham gia hưởng ứng của hơn 300 em là con cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại giao.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới