Ngày 7/8, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani nhận định, Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) nên kéo dài thời hạn yêu cầu phục chức cho Tổng thống Niger Mohamed Bazoum.
Chính quyền quân sự Niger chờ phản ứng của khối Tây Phi sau khi từ chối tối hậu thư, Italy kêu gọi ECOWAS gia hạn tối hậu thư cho Niger, ECOWAS cần th |
Tướng Abdourahmane Tchiani và hàng nghìn người ủng hộ chính quyền quân sự Niger tập trung tại sân vận động ở Niamey, Niger ngày 6/8. (Nguồn: Getty Images) |
Ngoại trưởng Tajani cho biết: “Cách duy nhất là con đường ngoại giao. Tôi hy vọng rằng tối hậu thư của ECOWAS, vốn hết hạn vào lúc nửa đêm qua (6/8), sẽ được gia hạn hôm nay”.
Tin liên quan |
Đảo chính ở Niger: ECOWAS lên kế hoạch can thiệp quân sự, Pháp nói gì? Đảo chính ở Niger: ECOWAS lên kế hoạch can thiệp quân sự, Pháp nói gì? |
Trước đó, ECOWAS đã ra tối hậu thư, yêu cầu chính quyền quân sự Niger trao trả quyền lực muộn nhất là vào ngày 6/8, nếu không các quốc gia Tây Phi “nghiêm túc” tiến hành can thiệp quân sự.
Trong khi đó, chính quyền quân sự Niger đang chờ phản hồi từ khối trên, sau khi các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính ở Niamey phớt lờ hạn cuối cho việc phục chức Tổng thống Mohamed Bazoum.
Hôm 6/8, lo ngại trước mối đe dọa can thiệp quân sự ngày càng tăng từ các nước láng giềng, chính quyền này đã tuyên bố đóng cửa không phận cho đến khi có thông báo mới. Ngay sau đó, ECOWAS cho biết sẽ thông báo về các bước tiếp theo, đáp trả việc chính quyền quân sự từ chối nhượng bộ trước áp lực bên ngoài.
Khối ECOWAS đã thể hiện lập trường cứng rắn đối với cuộc đảo chính thứ 7 trong khu vực trong vòng 3 năm. Là một quốc gia giàu urani và dầu mỏ, đồng thời nắm giữ vai trò then chốt trong cuộc chiến với các phần tử Hồi giáo cực đoan, Niger có tầm quan trọng đối với Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Nga.
Cùng ngày 7/8, ECOWAS cho hay, khối này cần có thêm thời gian để chuẩn bị can thiệp quân sự vào Niger.
Dẫn lời một chỉ huy cấp cao của một trong các nước thành viên Tây Phi, tờ Wall Street Journal (Mỹ) viết: “Hiện tại, chúng ta (ECOWAS) cần củng cố sức mạnh cho các đơn vị trước khi tham gia vào một hành động quân sự như vậy. Thành công của bất kỳ hành động quân sự nào phụ thuộc vào sự chuẩn bị tốt”.
Theo nguồn tin trên, ECOWAS sẽ tiếp tục gây sức ép với các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính ở Niger thông qua các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ cho lệnh cấm vận thương mại từ các tổ chức quốc tế khác, như Liên minh châu Phi (AU).
Quân đội Ukraine cho biết Nga phóng tên lửa chống radar trúng tàu hàng dân sự đang cập một cảng tại tỉnh Odessa.
Đó là một phần trong những thỏa thuận ký kết giữa Pháp và Ukraine nhân chuyến thăm của Tổng thống Volodymyr Zelensky đến Paris.
Quân đội Syria tuyên bố đánh chặn phần lớn tên lửa Israel phóng nhằm vào các khu vực ngoại vi thủ đô Damascus trong đêm.
40 trường y Hàn Quốc đề nghị tăng chỉ tiêu tuyển sinh lên 3.401, cao hơn kế hoạch của chính phủ, khi hàng nghìn bác sĩ nội trú đình công.
Giới chức phát hiện dấu hiệu buôn bán nội tạng khi khám nghiệm thi thể liên quan giáo phái nhịn ăn đến chết ở nước này.
Lực lượng Hezbollah thông báo phóng 60 rocket tấn công một căn cứ quân sự Israel để đáp trả trận tập kích 'sâu chưa từng thấy' nhằm vào Lebanon.
Azerbaijan đã tiến hành một chiến dịch chớp nhoáng để kiểm soát Karabakh, khiến hàng nghìn người dân tộc Armenia phải rời bỏ nhà cửa và chạy trốn xung đột.
Một người đã thiệt mạng và 46 người khác bị thương trong hai vụ nổ làm rung chuyển một trạm nhiên liệu hóa lỏng (LPG) gần thủ đô Bucharest ngày 26/8.
Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.