Những ngày qua, vụ việc nhóm học sinh Trường THCS Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang) có hành vi bạo hành cô giáo ngay tại lớp học đã khiến dư luận xôn xao và bức xúc. Báo Lao Động có buổi trò chuyện cùng TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT xoay quanh vụ việc này.
Cô giáo tại Tuyên Quang đã bị học sinh quây vào tường, buông lời xúc phạm, thậm chí có hành vi bạo hành. Sự việc diễn ra, không có bất kì động thái vào cuộc của giáo viên, nhà trường. Vậy, trách nhiệm của hiệu trưởng - người đứng đầu cơ sở giáo dục ra sao khi không bảo vệ được giáo viên, thưa ông?
- Trong sự việc này, trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng rất lớn khi không tìm hiểu rõ nguồn gốc sự việc mà giáo viên bộ môn trước đó đã phản ánh.
Hiệu trưởng cũng sai khi cô giáo đã bị kỷ luật cảnh cáo và có hành vi không chuẩn mực nhưng vẫn giữ nguyên lớp học. Đây chính là thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm.
Điều này thể hiện sự yếu kém của cơ sở giáo dục trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và nâng cao kỹ năng sư phạm của tất cả các giáo viên.
Do vậy, nhà trường cần rà soát tất cả các hoạt động hướng đến giáo dục đạo đức, ý thức kỷ luật và tôn trọng pháp luật cho học sinh. Đồng thời phải nhanh nhạy bám sát mọi thông tin từ học sinh, từ giáo viên chủ nhiệm. Nếu năng lực phẩm chất giáo viên chủ nhiệm không tốt nên thay ngay giáo viên này.
Học sinh cấp THCS đang nằm ở độ tuổi mới lớn, tâm sinh lý chưa ổn định, chỉ cần một kích động nhỏ từ giáo viên hay mâu thuẫn giữa giáo viên này với giáo viên khác, với hiệu trưởng cũng đủ để bùng phát thành vấn đề nghiêm trọng.
Do vậy, muốn tìm hiểu rõ nguồn gốc cần phải lấy thông tin từ cả học sinh, phụ huynh và những giáo viên khác để nhanh chóng nắm bắt ngăn chặn sự cố như đã xảy ra, đừng để quá muộn.
Đây không phải vụ việc duy nhất. Thời gian qua, xuất hiện trường hợp, giáo viên trở thành nạn nhân bị bạo hành. Vậy đâu là nguyên nhân của việc này?
- Nguyên nhân của sự việc nêu trên bắt nguồn trước hết là giáo viên chưa đủ kinh nghiệm xử lý các tình huống phức tạp trong quan hệ với học sinh tuổi mới lớn và quan hệ với đồng nghiệp cũng như phụ huynh, học sinh.
Điều này phản ánh rất đúng hạn chế của nhiều giáo viên hiện nay, thừa tiêu chuẩn nghiệp vụ, đạo đức tác phong sư phạm nhưng kỹ năng xử lý tình huống lại rất kém.
Cách giảng dạy hiện nay trong các cơ sở đào tạo giáo viên vẫn nặng về hàn lâm, lý thuyết. Nên khi đi vào thực tế giảng dạy, thầy cô lúng túng. Nhận thức của học sinh chưa đầy đủ cũng dễ gây ra bạo lực với bạn bè hoặc với thầy cô.
Truyền thống “tôn sư trọng đạo” dường như bị mai một khi nền kinh tế phát triển với quá nhiều yếu tố tác động như: Kích thích bạo lực như phim ảnh, mạng xã hội, sự ứng xử thiếu chuẩn mực của người, lãnh đạo ở nhiều ngành không gương mẫu...
Theo ông, đâu là giải pháp để ngăn chặn những sự việc đáng tiếc như vậy diễn ra?
- Để ngăn chặn sự việc tương tự xảy ra, theo tôi về phía giáo viên nên xem học trò như con, dành cho các em mọi tình yêu thương. Sự nghiêm khắc là điều cần thiết nhưng phải biết vận dụng vào đúng trường hợp, hoàn cảnh.
Đồng thời, một người giáo viên ứng xử có chuẩn mực, nghiệp vụ giỏi sẽ dễ lôi cuốn học sinh vào hoạt động của mình, thấu hiểu cá tính, văn hóa vùng miền và tâm sinh lý lứa tuổi.
Về phía nhà trường, đồng nghiệp phải xây dựng mối quan hệ thân thiện, tránh chê bai, nói xấu nhau trước học sinh hay trước mặt phụ huynh.
Hiệu trưởng cần sâu sát với học sinh và giáo viên để năm bắt thông tin sớm nhất có thể. Luôn quán triệt hậu quả khi vi phạm kỷ luật, luật pháp và kỳ vọng tốt đẹp về học sinh nhà trường.
Ngành giáo dục nên thực tế hơn trong công tác giáo dục học sinh, tránh giáo dục những điều xa vời với cuộc sống thực tại ở trường học và xã hội. Nếu có thể, hãy bố trí thêm nhân viên trường học làm công tác giám thị, giúp hiệu trưởng và giáo viên làm tốt hơn công tác quản lý.
Cuối cùng, truyền thông đại chúng nên cân nhắc trước khi đưa hình ảnh về bạo lực học đường. Cố gắng đưa tin làm sao ít tác động đến sự tò mò, bắt trước của trẻ vị thành niên.
- Xin cảm ơn ông đã chia sẻ!
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TPHCM cho biết, dự kiến khoảng 13.410 học sinh lớp 9 bỏ thi lớp 10 năm học 2024-2025.
Vụ tấn công xảy ra tối 23/10 tại khu vực ngoại ô Oicha ở vùng Beni, thuộc tỉnh Bắc Kivu. Thị trưởng Oicha cáo buộc nhóm Lực lượng Dân chủ Đồng minh (ADF) có liên quan đến IS đứng sau vụ tấn công này.
Năm 2023, Trường Đại học Luật Hà Nội dành 1.360 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy. Thí sinh bắt đầu nộp...
Mùa tuyển sinh năm 2023, không còn hiện tượng điểm chuẩn 30 vẫn trượt đại học như nhiều năm trở lại đây.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ký quyết định về việc thành lập các đoàn kiểm tra điều kiện tuyển sinh vào lớp 10, năm học 2024-2025.
Đề thi, đáp án thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán lần 2 tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (tỉnh Hải Dương) được báo Lao Động cập nhật chính xác,...
Trường Đại học Giao thông Vận tải vừa công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm năm học 2023 - 2024.
Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vừa qua, 28/30 học sinh lớp 9C1 Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) trúng tuyển Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Đại học...
Mùa tuyển sinh năm 2022, Bình Dương là địa phương tỉ lệ học sinh vào đại học cao nhất với 67,42%.