Hà Nội - Trước việc chồng là Phạm Trung Kiên - cựu Thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế bị đề nghị mức án tử hình liên quan vụ chuyến bay giải cứu, sáng nay người vợ đôn đáo đi nộp thêm 8 tỉ đồng thay bị cáo.
Sáng nay (18.7), phiên toà xét xử 54 bị cáo vụ chuyến bay giải cứu tiếp tục tranh luận với phần bào chữa của luật sư.
Luật sư của bị cáo Phạm Trung Kiên - cựu Thư kí Thứ trưởng Bộ Y tế đã nêu quan điểm bào chữa cho thân chủ.
Kiên bị cáo buộc nhận tiền nhiều lần của các doanh nghiệp (tổng cộng hơn 42 tỉ đồng) để cấp phép chuyến bay combo. Đến thời điểm Viện Kiểm sát luận tội đề nghị mức án tử hình với Kiên về tội "Nhận hối lộ", bị cáo đã tác động gia đình nộp 15 tỉ đồng khắc phục hậu quả, cùng với hơn 12 tỉ đã trả cho các doanh nghiệp đưa hối lộ trước đó.
Theo luật sư, Viện Kiểm sát chưa đánh giá hết đầy đủ bản chất sự việc. Trong vụ án, Kiên không liên quan đến chuyến bay giải cứu (chuyến bay nhân đạo) mà bị cáo chỉ tham gia vào giai đoạn chuyến bay combo (chuyến bay thương mại).
Luật sư cho rằng, thân chủ có hành vi phạm tội, việc nhận tiền là có thật nhưng căn nguyên, lí do nhận tiền, bị cáo không có thẩm quyền quyết định với công văn xin cấp phép chuyến bay combo.
Những người có quyết định đều có chức vụ, quyền hạn, còn Kiên chỉ là chuyên viên. Theo đó, bị cáo chỉ có có dấu hiệu của tội "Lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ quyền hạn để trục lợi".
Luật sư cho hay, theo quy chế của Bộ Y tế, tại thời điểm xảy ra sự việc không có chức danh thư kí thứ trưởng. Chỉ đến 1.7.2022, Bộ mới ban hành quyết định chức danh chuyên viên giúp việc cho Thứ trưởng. Từ tháng 2.2022, Kiên không làm giúp việc cho Thứ trưởng nữa.
Đặc biệt, khi sang giúp việc Thứ trưởng, bị cáo vẫn chỉ hưởng lương cũ (chuyên viên trang thiết bị y tế).
Ngoài ra, theo luật sư, Kiên không thoả mãn yếu tố khách quan của hành vi nhận hối lộ. Cục Y tế dự phòng là đơn vị tham mưu, đề xuất, trả lời các văn bản, chuyển Bộ Ngoại giao. Các văn bản này là do Thứ trưởng Bộ Y tế kí, Kiên không liên quan đến các văn bản này.
Vai trò của Kiên chỉ dừng ở nhận văn bản đến - đi, rồi trình Thứ trưởng nên bị cáo không liên quan.
"Trong trường hợp vẫn đánh giá Kiên phạm tội trên, đề nghị HĐXX xem xét những bất cập liên quan đến các quy trình cấp phép chuyến bay để làm rõ đúng bản chất sự việc", luật sư nêu.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của các bị cáo, trong đó có Kiên là có những bất cập thẩm định, cấp phép chuyến bay. Có sự chồng chéo không rõ ràng về thẩm quyền.
Một vấn đề luật sư muốn tranh luận với Viện Kiểm sát rằng, có hay không việc ép các doanh nghiệp. Hồ sơ vụ án thể hiện, có nhiều lời khai không nói đến Kiên ép doanh nghiệp.
“Đây là các chứng cứ 50-50 nên đề nghị HĐXX áp dụng phương pháp có lợi cho bị cáo”, luật sư nói.
Về khoản tiền 15 tỉ đồng (trong tổng số 42 tỉ), nhận của các khách lẻ do Kiên chủ động khai báo (sẽ được làm rõ trong giai đoạn 2 vụ án), luật sư đề nghị HĐXX xem xét đây là tình tiết thành khẩn, tích cực giúp cơ quan điều tra.
Về khắc phục hậu quả, sau khi nhận thức hành vi phạm tội, Kiên đã trả hơn 12 tỉ đồng cho các doanh nghiệp, vợ của bị cáo đã nộp 15 tỉ khắc phục.
Luật sư cung cấp thêm, sáng nay (18.7), vợ của bị cáo Kiên đã tiếp tục đi nộp 8 tỉ đồng, khắc phục cho chồng. Theo đó, tổng cộng Kiên đã khắc phục hơn 35 tỉ đồng.
Cũng theo luật sư, vợ bị cáo cũng có đơn gửi HĐXX liên quan đến xử lý căn nhà thế chấp. Bà này mong muốn, nếu toà tịch thu, phát mại hay làm gì để truy thu khắc phục hậu quả, vợ bị cáo đồng tình, khắc phục thay cho Kiên.
“Đề nghị HĐXX xem xét đây là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt”, luật sư trình bày.
Trong khi đó, khi tự bào chữa, Kiên xác nhận lại hành vi cáo trạng nêu với bị cáo là đúng. Bị cáo đã ăn năn hối lỗi và xin lỗi tới Đảng, Nhân dân.
Theo Kiên, trong tổ công tác 5 Bộ, lãnh đạo bộ có nhóm viber để trao đổi việc liên quan đến các chuyến bay. Ông Tô Anh Dũng - khi đó là Thứ trưởng, cùng ông Đỗ Hoàng Tùng – khi đó là Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự luôn nhắc các bộ, ngành qua chóm viber. Theo đó, bị cáo cho hay, bản thân không thể làm chậm khi có những chỉ đạo đó.
Bị cáo cũng nói đến khoản tiền 15 tỉ đồng (trong tổng số 42 tỉ bị cáo buộc nhận hối lộ) là do bị cáo đã chủ động khai nhận với cơ quan điều tra. Bị cáo đã tích cực phối hợp với cơ quan điều tra để tiếp làm rõ vụ án trong giai đoạn 2.
"Bị cáo mong được HĐXX xem xét, giảm nhẹ để có cơ hội về với gia đình", Kiên khóc.
Ngoài ông Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Tỉnh ủy và các bị can bị đề nghị truy tố, C03 cho rằng một số các cá nhân thuộc Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hải Dương có liên quan vụ án, song hành vi của họ chưa đến mức xem xét hoặc không có căn cứ xử lý hình sự.
Thái Bình - Công an huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) đang khẩn trương điều tra vụ việc một thi thể cháy đen, không còn nguyên vẹn bên trong xe...
Sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết tình trạng chen lấn khi lên xuống xe buýt diễn ra thường xuyên; tình trạng bị trộm cắp, quấy rối vẫn còn.
Chủ xe có biển số thật bị trừ tiền oan khi xe biển số giả qua trạm thu phí, thậm chí vướng những rắc rối khác.
Bình Thuận - Ngày 1.3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) ra quyết định khởi tố vụ án hình sự 'vi phạm quy định về quản lý, sử dụng...
Tối 24.1, lãnh đạo UBND thành phố cùng Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng đã tổ chức thăm, tặng quà cho công nhân lao động tại các Tổ...
Sau khi sử dụng ma túy , Hứa Văn Phát, ở huyện Đắk R'lấp ( Đắk Nông ) bị “ảo giác” nên nghĩ rằng em ruột của mình bị 1...
Sáng nay, 15/9, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của quân đội, công an đã tiếp cận hiện trường vị trí cầu Phong Châu bị sập để tìm kiếm nạn nhân mất tích và phương tiện tai nạn.
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có công văn về việc tiếp nhận ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” vào Bảo tàng Hoàng Gia Nam Hồng, TP Từ Sơn.