Vụ việc nhóm công nhân ở Đà Nẵng cưa hạ cây sưa trên vỉa hè nhà nước rồi buộc phải đền 12 triệu đồng đang tạo ra tình huống pháp lý nhận được nhiều quan tâm.
Viện dẫn Quyết định 06 năm 2016 của UBND TP Đà Nẵng về quy định quản lý cây xanh đô thị, ông Lê Huy Hoàng - trưởng Phòng Kỹ thuật, Công ty Công viên - cây xanh Đà Nẵng - cho rằng nhà nước khuyến khích dân tham gia trồng cây xanh trong đô thị.
Tuy nhiên việc trồng cây phải có giấy phép.
"Vỉa hè, lề đường là đất công cộng. Người dân muốn trồng cây thì phải làm đơn.
Cơ quan chức năng sẽ xem xét và hướng dẫn trồng loại cây gì, có đúng theo quy hoạch hay không, có ảnh hưởng cảnh quan, hệ thống cáp ngầm dưới đất hoặc môi trường xung quanh, hành lang giao thông hay không?
Từ đó người dân sẽ được hướng dẫn cặn kẽ và cây đó được xem là trồng hợp pháp. Ngược lại dân tự ý trồng thì được xem là sai quy định" - ông Hoàng nói.
Theo ông Hoàng, thực tế hiện nay tình trạng dân tự ý chặt phá, tự trồng thế cây trên vỉa hè rất phố biến. Việc xử lý rất khó khăn.
Đang có sự nhầm lẫn ở chỗ người dân tư duy rằng vỉa hè dù là đất công, nhưng cây mình trồng lên thì lại xác lập quyền sở hữu của mình. Vụ việc xảy ra ở số nhà 56 Nguyễn Khắc Nhu, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu là ví dụ.
Sau khi vụ việc chủ số nhà 56 Nguyễn Khắc Nhu buộc đơn vị cắt tỉa cây xanh bồi thường số tiền 12 triệu đồng cho cây sưa bị hạ trước cửa nhà mình, nhiều ý kiến cho rằng việc bồi thường này dù có thể "hợp tình" nhưng không hợp về lý.
Nhiều người dân tại Đà Nẵng nói họ "bất ngờ" vì lâu nay không hề biết việc tự trồng cây trên vỉa hè trước nhà là sai quy định.
Ở dọc trục đường Nguyễn Khuyến, các đường ở lân cận Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng… cây xanh được trồng chẳng theo quy cách, chủng loại nào.
Quy định hiện tại nêu một số loại cây hạn chế trồng, trong đó có nhiều cây ăn quả nhưng có những tuyến đường dân trồng xoài, khế, ổi, cóc, sa kê… dày đặc.
Hiện nay phân cấp quản lý vỉa hè, cây xanh được giao theo phân vùng và độ rộng từng tuyến đường. Trên 10,5 mét thì Sở Xây dựng (bàn giao lại cho Công ty Công viên - cây xanh) Đà Nẵng quản lý, đường 7,5 mét trở xuống thì cấp quận, phường, xã…
Một số khu đô thị làm xong nhưng chưa bàn giao thì thẩm quyền quản lý cây xanh vỉa hè do Phòng Quản lý đô thị quận đảm trách như trường hợp cây sưa tại đường Nguyễn Khắc Nhu, quận Liên Chiểu.
Đất nhà nước, cây xanh dân trồng trước nhà kể cả có hay không phép cũng thuộc quyền của nước. Tuy nhiên quy định chặt hạ, thay thế một cây xanh cũng bắt buộc phải có sự chấp thuận của người dân, địa phương.
"Muốn hạ cây xanh nào không thể đi ngó nghiêng, thấy héo mục rồi mang cưa chặt tự do mà có hẳn một quy trình rất chặt chẽ. Làm sai thì bị xử lý rất nặng.
Thủ tục bắt buộc phải qua đơn vị phân cấp quản lý, rồi thông báo cho phường, tổ dân phố, quan trọng nhất là chủ nhà phải đồng ý cho chặt.
Chúng tôi thậm chí còn phải thông báo trước cả tháng, in hình ảnh cây hư hại nguy hiểm treo lên gốc cây trước nhà để cho người dân nắm bắt và đồng ý chặt" - ông Lê Huy Hoàng, nói.
Liên quan đến việc đơn vị đốn cây sưa ở số nhà 56 Nguyễn Khắc Nhu, tại công an, đơn vị chặt cây đã chấp nhận đền chủ số nhà 56 số tiền 12 triệu đồng chi phí trồng, chăm cây sưa.
Dù đã khép lại sự việc, nhưng phía đơn vị đốn cây vẫn ấm ức cho rằng "đúng ra chủ nhà 56 sai và bị xử lý khi trồng cây không phép". Tuy nhiên cả hai bên đều muốn giải quyết êm xuôi mọi việc.
"Chúng tôi sai ở chỗ không thông báo cho chủ nhà biết, 12 triệu đồng đó coi như để khép lại sự việc" - người của đơn vị cắt cây, nói.
Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP nêu rõ các trường hợp cơ quan thẩm quyền được chặt hạ cây. Tuy nhiên việc chặt hạ cây phải giấy phép, phải có hình ảnh chứng minh cây thuộc trường hợp bị chặt hạ.
"Việc tự ý chặt hạ cây xanh của người dân không đúng quy trình, không đúng trường hợp điều kiện, không thông báo với chủ sở hữu cây xanh là không phù hợp.
Điều 13 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định cây xanh người dân trồng cũng được bảo vệ nghiêm ngặt. Các cá nhân, tổ chức xâm phạm đến các cây xanh này không đúng quy định pháp luật phải bồi thường đối với thiệt hại đã gây ra đối với chủ sở hữu cây"
Luật sư Nguyễn Sương - Công ty Luật FDVN - Đoàn Luật sư Đà Nẵng.
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam sẽ tạm đóng cửa, dừng đón khách trong vòng ba ngày, từ ngày 3 đến hết 5-11.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng địa phương đưa ra mức khởi điểm không thực tế dẫn đến nhiều người không có nhu cầu vẫn tham gia đấu giá để kiếm lời.
Chiều 13/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Lai Châu bắt khẩn cấp, tạm giữ hình sự 7 người với hành vi vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên. Các trường hợp bị bắt gồm: Lò Văn Ương (49 tuổi), Lò Văn Lâm (38 tuổi), Lò Văn Piếng (57 tuổi), Lò Văn Soan (45 tuổi), Lò Văn Chựa (55 tuổi), Lò Văn Yến (56 tuổi), Cà Văn Hiêng (39 tuổi, cùng ở xã Noong Hẻo). Công an tỉnh Lai Châu đang tiếp tục thu thập tài liệu chứng cứ, hoàn chỉnh...
Chỉ số TSS và COD trên sông Hậu vượt mức giới hạn, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá, nhưng không làm cá chết bất thường như bà con đã “tố” do khai thác cát.
Phát biểu tại Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo phương án nghiệp vụ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy diễn ra tại Lai Châu sáng nay, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc khẳng định, tuyến Tây Bắc vẫn là một trong những địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy, đặc biệt là các tỉnh có biên giới giáp nước bạn Lào.
Bé 22 tháng tuổi ở Thừa Thiên Huế vừa được lực lượng chức năng phát hiện tử vong tại mương nước gần nhà sau gần nửa ngày gia đình trình báo mất tích.
Thấy nước có vẻ rút vì cơn bão đã đi qua, anh Huấn đi thăm vườn không may trượt chân ngã xuống nước, bị lũ cuốn mất tích
Hà Nội - Bà Phan Thị Hương Thuỷ bị cáo buộc đăng các bài viết trên mạng xã hội có nội dung xúc phạm danh dự , nhân phẩm của...
Vụ sạt lở đất ở bản Hua Pư (xã Chiềng Nơi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đã khiến 1 người đàn ông mất cả vợ và 2 đứa con.