Liên quan vụ anh rể cưa 700 gốc cà phê của em vợ, các luật sư cho rằng công an giải quyết chưa đúng quy định và phải khởi tố vụ án để điều tra.
Sáng 1-3, lãnh đạo Phòng Tham mưu Công an tỉnh Đắk Nông cho biết đã nắm thông tin vụ anh rể cưa 700 gốc cà phê của em vợ xảy ra tại thôn Tân Lập, xã Nâm Nung (Krông Nô, tỉnh Đắk Nông).
Theo vị này, hôm nay là ngày đầu tiên Công an tỉnh Đắk Nông giải thể công an cấp huyện nên các chức năng nhiệm vụ, các vụ việc, vụ án đang điều tra... sẽ được chuyển đến các phòng nghiệp vụ của công an tỉnh.
"Tôi sẽ theo dõi vụ việc này đã được chuyển đến đơn vị nào và đôn đốc giải quyết theo quy định, đảm bảo quyền lợi cho người dân", vị này nói.
Trước đó, ông Y Quyết (29 tuổi, trú tại buôn Yôk Ju, xã Nâm Nung, huyện Krông Nô) gửi đơn đến Công an huyện Krông Nô kêu cứu việc 700 cây cà phê trồng từ năm 2007 của gia đình trên diện tích 1,2ha đã bị anh rể là ông Y Kroi (47 tuổi, trú cùng buôn) đốn hạ do mâu thuẫn.
Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ Online hôm 28-2, một lãnh đạo Công an xã Nâm Nung cho biết đã làm việc, có kết luận không xử lý hình sự ông Y Kroi vì "chưa xác định được chủ sở hữu".
Theo vị này, xác định ông Y Quyết có tài sản là "cây cà phê" và Y Kroi là người cưa nhưng không xác định được tài sản (lô đất 1,2ha - PV) thuộc về ai.
"Công an xã đã hướng dẫn ông Y Quyết khởi kiện việc tranh chấp ra tòa nhưng ông này không chấp nhận", vị này nói.
Bình luận về việc này, các luật sư cho rằng Công an xã Nâm Nung đã thực hiện không hết trách nhiệm, giải quyết vụ án không đúng quy định.
Luật sư Tạ Quang Tòng - chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Đắk Lắk - cho rằng việc tranh chấp đất và việc ông Y Kroi chặt cà phê của ông Y Quyết là khác nhau.
Ông Tòng nói việc tranh chấp đất nếu có là quan hệ dân sự, sẽ được giải quyết qua tòa án. Riêng hành vi chặt phá vườn cây cà phê thuộc sở hữu người khác, là dấu hiệu phạm tội "hủy hoại tài sản" được quy định trong Bộ luật Hình sự.
"Do đó, khi nhận được tin báo tội phạm, cơ quan công an có thẩm quyền phải khẩn trương xác minh và nếu xác định có dấu hiệu phạm tội phải khởi tố để điều tra", luật sư Tòng nhấn mạnh.
Nói thêm về việc này, luật sư Dương Lê Sơn (Đoàn luật sư Đắk Lắk) cũng cho rằng Công an xã Nâm Nung nói chưa xác định ai là chủ sở hữu là không đúng.
Việc tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất là tranh chấp dân sự. Trong vụ việc này tất cả các bên đều thừa nhận cây cà phê là do người em trồng, chăm sóc, quản lý từ trước đến nay (đây là chứng cứ không cần phải chứng minh theo quy định tại điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
"Tài sản này nếu được giải quyết dân sự sẽ được thẩm định định giá để làm cơ sở giải quyết vụ án và xác định tài sản cây cà phê là của người em. Khi các bên đều thừa nhận tài sản này là của người em mà người anh rể đến chặt phá nhiều lần, có đủ căn cứ để xử lý hình sự người anh rể", luật sư Sơn phân tích.
Ông Sơn nói thêm, trong vụ án này, hành vi của người anh rể thực hiện nhiều lần, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xâm phạm nghiêm trọng đến tài sản của người khác nên có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi hủy hoại tài sản, quy định tại khoản 2 điều 178 Bộ luật Hình sự.
"Cơ quan điều tra cần khám nghiệm hiện trường, định giá tài sản bị thiệt hại để làm căn cứ xử lý vụ án. Việc công an cho rằng chưa xác định được chủ sở hữu để không khởi tố vụ án là không đúng. Người bị hại cần gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền như công an, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để vụ việc được giải quyết đúng pháp luật", luật sư Sơn cho ý kiến.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.