Tình trạng đê bao tại cồn Thanh Long bị sạt lở nghiêm trọng diễn ra nhiều năm nay khiến hầu hết vườn cây ăn trái và nhà dân ở đây bị ngập nặng, nhiều hộ đã phải bỏ cồn trở về đất liền sinh sống.
Mặc dù tuyến đê bao cồn Thanh Long (ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) thời gian qua đã được chính quyền địa phương và người dân tổ chức gia cố nhiều lần nhưng tình trạng sạt lở vẫn tiếp tục xảy ra, ảnh hưởng đến sản xuất và đe dọa đời sống người dân.
Vụ việc sạt lở mới nhất vào ngày 20/4 khiến người dân bất an hơn khi phải chứng kiến từng phần đất cứ bị “hà bá” ngoạm.
Những hộ dân còn bám trụ ở cồn mong muốn địa phương sớm có giải pháp ứng phó hiệu quả, lâu dài với tình trạng sạt lở, bảo vệ sản xuất và đời sống dân sinh tại đây.
Trước đó, vào trưa 20/4, một đoạn đê bao tại cồn Thanh Long bị sạt lở nghiêm trọng khiến hầu hết vườn cây ăn trái và nhà dân trong khu vực bị ngập nặng.
Đoạn sạt lở dài khoảng 40m, xâm thực vào bên trong khoảng 10m. Đến chiều cùng ngày, nước sông Cổ Chiên đã tràn vào bên trong làm nhiều nhà dân và vườn cây ăn trái bị ngập.
Đây là lần sạt lở lớn thứ 4 từ năm 2016 đến nay, mỗi lần sạt lở như thế đời sống người dân lại xáo trộn, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Gia đình ông Nguyễn Chí Lập đã sinh sống, làm ăn ở cồn Thanh Long từ nhiều năm qua. Hơn 5 năm nay, gia đình liên tục chứng kiến cảnh bờ sông sạt lở, vườn cây ăn trái bị thiệt hại.
Mấy tháng nay, do tình trạng sạt lở ngày càng nghiêm trọng, căn nhà của ông Lập đã bị rạn nứt và có nguy cơ rơi xuống sông.
Lo lắng nên ông đành bỏ lại căn nhà, đưa cả gia đình di dời vào bên trong vườn để sinh sống.
Thế nhưng, vụ sạt lở vừa qua đã làm nước sông tràn qua đê, khiến vườn và nhà ngập nước, gia đình buộc lòng “tái sử dụng” căn nhà cũ trên đê để sống tạm.
Nhìn căn nhà rạn nứt bên mép “hà bà,” ông không khỏi bất an.
Ông Nguyễn Chí Lập cho biết: “Nhà bên trong vườn rất thấp nên mỗi lần sạt lở, nước ngập phải chạy lên bờ đê. Bây giờ sống tạm vài ngày, nước rút rồi dọn dẹp trở về để ở. Căn nhà này thì nứt toác và hư hỏng rồi, gia đình ra đây rất vất vả và không yên tâm. Thời gian qua, những hộ có điều kiện, có nhà ở đất liền thì chỉ giữ lại vườn ở cồn, còn gia đình thì đưa về đất liền để sống. Gia đình không mình có điều kiện phải bám trụ lại cồn, trông vào thu nhập từ vườn cây ăn trái.”
Từng nhiều lần chứng kiến cảnh đất vườn sạt lở xuống sông, từ năm 2015, gia đình chị Nguyễn Thị Kim Yến đã quyết định về đất liền thuê nhà sinh sống. Mặc dù vậy, gia đình vẫn thường xuyên lui tới để chăm sóc vườn cây ăn trái còn ở trên cồn.
Chị Yến cho biết, sạt lở liên tục trong những năm qua khiến gia đình chị mất gần 2.000m2 đất, vụ sạt lở mới nhất đã tiếp tục lấn sâu vào vườn chanh và có nguy cơ ăn sâu vào sân nhà của chị.
Hiện, vườn chanh ngập trong nước, còn căn nhà cũng mấp mé bên bờ sạt lở.
“Ở đây người dân sống nhờ kinh tế vườn là chính, sạt lở liên tục như vậy người dân rất lo lắng. Người thì có thể di dời đi nhưng tài sản, vườn cây thì làm sao di dời được,” chị Nguyễn Thị Kim Yến nói.
Theo ông Phan Thanh Minh, Trưởng ấp Phước Lý Nhì, xã Quới Thiện, huyện Vũng Liêm, khu vực đê bao tại cồn Thanh Long từng bị sạt lở nghiêm trọng vào năm 2016, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.
Những năm gần đây, khu vực này vẫn tiếp tục sạt lở dù chính quyền và người dân địa phương đã nhiều lần gia cố. Trước nguy cơ sạt lở, một số hộ dân đã di dời đến nơi ở mới ở đất liền, chỉ giữ lại vườn cây ăn trái trên cồn.
Hiện nay, 8 hộ dân còn đang sinh sống nơi đây cùng với hơn 17ha diện tích vườn cây ăn trái. Mỗi lần sạt lở, người dân vừa phải di dời, không có nơi ở ổn định, vừa phải lo vườn cây ăn trái bị thiệt hại vì bị ngập trong nước.
“Đa số bà con sống về nghề vườn, làm nhà không phải dạng chống lũ, nên mỗi lần vỡ đê là đời sống rất khó khăn. Người dân mong địa phương có phương án về lâu dài để hỗ trợ gia cố hạn chế sạt lở, giữ đất giữ nhà cho bà con,”- ông Phan Thanh Minh chia sẻ.
Trong hai ngày qua từ khi sạt lở xảy ra, các đơn vị chức năng của tỉnh Vĩnh Long đã đến khảo sát và chỉ đạo công tác khắc phục sự cố, điều động các phương tiện cơ giới và vật tư, nhân lực đến để tiến hành gia cố để ngăn nước, hạn chế thiệt hại.
Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tạm thời, bởi lẽ hiện nay trên tuyến đê này còn rất nhiều vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở cao. Những hộ dân sinh sống nơi đây mong muốn ngành chức năng sớm có giải pháp ứng phó hiệu quả để hạn chế sạt lở, giúp người dân yên tâm sinh sống và sản xuất./.
Ngày 8-7, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Công ty CP ACT Holdings tổ chức lễ khởi công dự án Khu đô thị mới Đầm Cà Ná ở xã Phước Diêm và Cà Ná (huyện Thuận Nam).
Các chuyên gia khí tượng thủy văn khuyến cáo lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ.
Ngày 19/3, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM, làm việc với UBND quận 1 về công tác chỉnh trang đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận sau những vấn đề nóng liên quan đến các nhà vệ sinh công cộng khu vực trung tâm TP. Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết, từ trước đến nay, TP.HCM đã có chủ trương triển khai thực hiện vận động, cải tạo và xây dựng mới các nhà vệ sinh công cộng, tuy nhiên do thiếu sự đầu tư, giám sát, nâng cấp cải tạo...
Vụ tai nạn xảy ra khoảng 10h ngày 13/3 trên Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Nam. Theo thông tin ban đầu, thời điểm trên, xe đầu kéo BKS 43C 107.65 (chưa rõ danh tính tài xế) kéo theo rơ moóc 43R 014.73 chạy hướng Quảng Nam - Đà Nẵng. Đến Km 965+450 (thị trấn Hương An, huyện Quế Sơn), xe đầu kéo xảy ra va chạm với hai người đi trên xe máy. Sau khi cán qua người 2 nạn nhân, xe đầu kéo tiếp tục kéo lê xe máy thêm một đoạn mới dừng lại. Cú...
TP Hồ Chí Minh - Rác thải bịt kín miệng cống thoát nước ở nhiều tuyến kênh rạch làm dòng chảy bị tắc nghẽn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngập tại TP Hồ Chí Minh sau những cơn mưa lớn.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Trung Quốc trong bối cảnh hai bên có nhiều khác biệt về vấn đề Tiktok, Ukraine, Đài Loan...
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh trong thời gian tới, Quảng Trị cần tập trung thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm lo kịp thời tới các gia đình thương bệnh binh, người có công với cách mạng.
Sau khi xây dựng được 2 nhịp, cầu Gáo Giồng thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp “nằm im” suốt hơn 5 năm qua, không tiếp tục thi công để hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Dự án góp phần giải quyết vấn đề ngập úng đô thị tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm; các tuyến đường, kênh được trồng hoa và cây xanh, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, sạch đẹp và hiện đại.