Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Việt Nam và Nga đã ký kết 11 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Chuyến thăm này là dịp để Việt Nam và Nga tiếp tục thảo luận và định hướng cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện đến năm 2030. Hai bên xác định rõ hơn các lĩnh vực hợp tác trọng điểm như kinh tế, thương mại, quốc phòng - an ninh, năng lượng, khoa học công nghệ... và đặt ra những mục tiêu dài hạn cũng như kế hoạch hành động cụ thể nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của quan hệ song phương trong tương lai.
Sau cuộc hội đàm ngày 20-6, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin đã chứng kiến việc trao 11 văn kiện hợp tác, nổi bật là những hợp tác về năng lượng.
Việt - Nga đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh lô 11-2 cho Tập đoàn Zarubezhneft, công ty có hơn 40 năm kinh nghiệm hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với việc thành lập Liên doanh Vietsovpetro và Rusvietpetro. Hai bên cũng ký bản ghi nhớ về hợp tác tại Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty cổ phần Novatek - công ty thăm dò và khai thác khí đốt tư nhân lớn nhất tại Liên bang Nga.
Cùng với đó, Việt - Nga cũng ký bản ghi nhớ về lộ trình thực hiện dự án Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Tập đoàn năng lượng nguyên tử Rosatom, một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp hạt nhân.
Nhận định với Tuổi Trẻ ngày 21-6, TS Bùi Minh Tuấn - cựu lưu học sinh Đại học ITMO Saint Petersburg (Nga) - cho rằng khó có thể có chủ trương phát triển điện hạt nhân trong thời gian ngắn.
"Trước mắt nên tập trung phát triển Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân và hợp tác cung ứng nguyên liệu, công nghệ cho các công ty chiếu xạ nông sản. Khoảng cách địa lý ảnh hưởng tới khả năng hậu cần giữa hai nước, vì vậy cần phát triển mạnh mẽ hạ tầng hậu cần giữa vùng Viễn Đông Nga với các cảng Việt Nam", ông nói.
Các văn kiện trên đã phản ánh các lĩnh vực được xem là trọng tâm và có tiềm năng rất lớn trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Bàn về hợp tác ở lĩnh vực này, Tổng thống Nga Putin nói: "Các công ty liên doanh đang hoạt động hiệu quả, chủ yếu trong ngành năng lượng. Ví như Vietsovpetro trên thềm lục địa Việt Nam và Rusvietpetro ở Nenets. Chúng tôi đã sẵn sàng thiết lập nguồn cung trực tiếp hydrocarbon dài hạn cho Việt Nam, bao gồm khí thiên nhiên hóa lỏng".
TS Bùi Minh Tuấn cho rằng dầu khí là lĩnh vực quan trọng bậc nhất trong hợp tác năng lượng nói riêng và hợp tác kinh tế giữa hai nước nói chung. "Tuy nhiên về chế biến, lọc hóa và lưu trữ, phân phối dầu khí, hợp tác có kết quả chưa đạt tiềm năng như mong muốn. Các lĩnh vực có thể kỳ vọng phát triển sắp tới là triển khai phân xưởng lọc hóa dầu với công nghệ Nga và xây dựng tổng kho dầu khí tại Việt Nam", ông nói.
Trong tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện được đưa ra hôm 20-6, Việt Nam và Nga nhấn mạnh chú trọng phát triển hơn nữa hợp tác kinh tế, nhất trí tạo thuận lợi cho mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư và tài chính - tín dụng phù hợp với luật pháp quốc tế và quy định pháp luật hai nước. Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy trao đổi hàng hóa cân bằng, khai thác hiệu quả lợi thế của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh kinh tế Á - Âu.
Hai bên cũng nhất trí tăng cường đầu tư trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp, nông nghiệp, chế tạo máy và năng lượng, cùng với đó là tính đến tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, quyết tâm đẩy nhanh triển khai dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam.
Việc ký kết và triển khai các văn kiện này mở ra các cơ hội tiếp tục tăng cường hợp tác Việt - Nga đi vào chiều sâu và khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của hai bên trong lĩnh vực kinh tế và năng lượng, mang lại lợi ích chung cho cả hai nước trong lĩnh vực này.
Điều này cũng sẽ tạo động lực thúc đẩy quan hệ song phương, không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, còn củng cố sự gắn kết về mặt chính trị và chiến lược Việt - Nga. "Chúng tôi có động lực tốt trong hợp tác kinh tế và thương mại. Kim ngạch thương mại đang tăng trưởng, với tỉ lệ tăng 8,3% năm 2023. Trong giai đoạn từ tháng 1 tới tháng 5-2024, con số này lại tăng 33%", ông Putin nói.
Trang tin Agerpres ngày 10/9 cho biết Bộ Ngoại giao Romania đã triệu đại biện Nga sau khi phát hiện trên lãnh thổ nước này các mảnh vỡ mới của máy bay không người lái (UAV), tương tự như những UAV được quân đội Nga sử dụng.
Mới đây, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã lên tiếng phàn nàn về thông tin quân đội Triều Tiên được triển khai đến Nga, trong khi Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi tránh 'quốc tế hóa' cuộc xung đột ở quốc gia Đông Âu.
Nga nhập khẩu vũ khí qua Trung Á để né trừng phạt, Trung Quốc xây ụ tàu lớn ở căn cứ hải quân ở Campuchia, Ấn Độ hồi hương 39 quân nhân Myanmar... là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Ngày 23/9, Bộ Quốc phòng Nga công bố hình ảnh về cuộc diễn tập chung LAROS-2024 giữa quân đội Nga và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại khu huấn luyện Sergeevsky, vùng Primorsky, Viễn Đông Nga.
Cố vấn an ninh Philippines kêu gọi trục xuất các nhà ngoại giao Trung Quốc vì cáo buộc làm rò rỉ cuộc điện thoại với đô đốc nước này.
Ứng cử viên tổng thống Prabowo Subianto đã gia tăng cách biệt lên hơn 20 điểm so với 2 đối thủ còn lại trước thềm cuộc bầu cử ngày 14/2/2024, theo kết quả một cuộc thăm dò được công bố ngày 10/12.
Ông Reagan đối mặt nhiều lo ngại về tuổi tác khi tái tranh cử năm 1984, nhưng cuối cùng thắng áp đảo đối thủ Dân chủ Mondale sau khi lấy lại đà ở màn tranh luận lần hai.
71 nhân viên bầu cử Indonesia qua đời vì làm việc quá sức khi nước này tổ chức một trong những cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống lớn nhất thế giới.
Nhân dịp 78 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2023), Đại sứ Hà Huy Thông đã chia sẻ câu chuyện của ông John Vessey, một nhân vật quan trọng lịch sử quan hệ Việt-Mỹ, về khía cạnh phát triển tại Việt Nam.