Bộ Ngoại giao nhấn mạnh chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, kiên quyết phản đối việc bắt giữ của Trung Quốc và yêu cầu thả ngư dân đồng thời bồi thường.
Chiều 31-10, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phó phát ngôn Đoàn Khắc Việt nhận được câu hỏi từ truyền thông quốc tế liên quan việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
Về vấn đề này, ông Việt nhấn mạnh ngay từ đầu: "Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với quần đảo Hoàng Sa và các vùng nước phụ cận. Điều này đã được chúng tôi khẳng định và nhắc lại nhiều lần".
Việc lực lượng hải cảnh Trung Quốc bắt giữ trái phép ngư dân trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa là "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền cơ bản, hợp pháp và lợi ích chính đáng của ngư dân Việt Nam".
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam kế đó nhấn mạnh sự "kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng đầy đủ các quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa".
Đồng thời, yêu cầu Trung Quốc thả ngay toàn bộ tàu cá và ngư dân bị bắt giữ trái phép, bồi thường thỏa đáng các thiệt hại và chấm dứt tái diễn các hành động tương tự.
Hôm 2-10, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông báo nhấn mạnh Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, gây thương tích, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng cho biết đã "giao thiệp nghiêm khắc" với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, mạnh mẽ phản đối hành động nói trên của lực lượng thực thi pháp luật Trung Quốc.
Đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, khẩn trương điều tra và thông báo kết quả cho phía Việt Nam, không tái diễn các hành động tương tự.
Quần đảo Hoàng Sa là một nhóm gồm hơn 30 đảo, rạn san hô, cồn cát và bãi đá ngầm ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao đã nhiều lần tuyên bố rõ Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong đó chủ quyền đối với Hoàng Sa, được xác lập ít nhất từ thế kỷ XVII, phù hợp với luật pháp quốc tế và "được các nhà nước kế tiếp nhau của Việt Nam thực hiện một cách hòa bình, liên tục, công khai".
ICC thông báo phát lệnh bắt Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov và cựu bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu, Moskva gọi quyết định này là 'vô nghĩa'.
Lưới phòng không suy yếu khiến Ukraine không thể bảo vệ sân bay quân sự ở sâu trong hậu phương, cho phép Nga tung đòn đánh chính xác cao.
Một thuyền chở 10 hành khách đã bị lật trên khúc sông chảy qua huyện Pakbaeng, tỉnh Oudomxay, Bắc Lào vào cuối tuần qua, khiến 3 người thiệt mạng (đã tìm thấy thi thể) và 2 người mất tích.
Tại hội nghị COP29, các nhà lãnh đạo thế giới đánh giá năng lượng hạt nhân đóng vai trò thiết yếu trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu toàn cầu.
Video cận cảnh tiêm kích Su-25 của Nga càn quét loạt mục tiêu Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga công bố video cho thấy tiêm kích Su-25 của không quân Nga phá hủy các vị trí ngụy trang trên chiến trường của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Video cho thấy Su-25 cất cánh và sau đó phóng tên lửa tấn công vào các vị trí chiến trường kiên cố, được ngụy trang của quân đội Ukraine ở khu vực Donetsk. Các cuộc tấn công tên lửa được thực hiện theo cặp. Sau khi thực...
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 19-26/8.
Lực lượng Hamas xác nhận thủ lĩnh Yahya Sinwar đã thiệt mạng, sau khi Israel tuyên bố hạ sát ông trong cuộc giao tranh ở miền nam Gaza.
Máy bay chở 325 người của hãng hàng không Tây Ban Nha Air Europa gặp nhiễu động, ít nhất 40 người bị thương.
Các bên tái khẳng định cam kết ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria và nhất trí rằng cần phải tăng cường các nỗ lực để tạo điều kiện cho người tị nạn Syria hồi hương.