Hội nghị quy tụ lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ NN&MT, đại diện địa phương, thành viên Nhóm công tác PPP về Rau quả, hội nghề nghiệp, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế, hợp tác xã và khoảng 300 nông dân.
Phát triển vùng khoai tây bền vững, giảm nhập khẩu
Theo Bộ NN&MT, hiện Việt Nam chỉ tự cung ứng 30 - 40% nhu cầu khoai tây, phần còn lại phải nhập khẩu từ Úc, Mỹ, Đức, Hà Lan và Trung Quốc. Năm 2023, Việt Nam là nước nhập khẩu khoai tây tươi lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương với hơn 134 triệu USD. Do đó, phát triển vùng trồng khoai tây theo mô hình PPP là bước đi quan trọng nhằm nâng cao năng lực sản xuất nội địa, giảm phụ thuộc nhập khẩu.
Từ năm 2019, dự án sản xuất khoai tây bền vững do PepsiCo, Syngenta và các đối tác Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Yara, Netafim_Khang Thịnh, Novacid, Mimosatek, Viettransco, Đức Minh, USAID-Resonance - dự án GDA và Dự án She Feeds The World (SFtW) của tổ chức CAREVN triển khai tại Tây Nguyên đã mang lại những kết quả vượt trội. Từ 400 ha diện tích ban đầu, sau 5 năm - năm 2024 đạt gần 1.700 ha, năng suất trung bình đạt 30-34 tấn/ha, cao hơn nhiều so với phương pháp canh tác truyền thống.
Thành công này thúc đẩy việc mở rộng mô hình ra các tỉnh phía Bắc từ vụ đông xuân 2024 - 2025 với 320 ha. Ngay mùa vụ đầu tiên, năng suất đạt 23 - 26 tấn/ha, tăng 8 tấn/ha so với trước đó. Chi phí giảm nhờ tưới chính xác (tiết kiệm 3.170 m³ nước/ha), quản lý sâu bệnh hiệu quả (giảm 2 lần phun thuốc/vụ) và ứng dụng drone (giảm hơn 10 lần lượng nước pha thuốc BVTV). Mô hình thí điểm tại Thanh Hóa và Hải Dương trong vụ đông xuân 2023 - 2024 cũng đạt năng suất lên đến 35 tấn/ha.
Nông dân hưởng lợi nhờ mô hình khoai tây bền vững
Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Đối ngoại và Phát triển bền vững Syngenta Việt Nam, nông dân ở nhiều tỉnh thành trồng khoai tây đạt năng suất cao nhờ được áp dụng tốt quy trình IPM, giúp giảm số lần phun thuốc xuống còn 2 lần/vụ, vừa đảm bảo hiệu quả bảo vệ cây trồng, vừa hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.
Ông Đoàn Trường Vinh, nông dân trồng 15 ha khoai tây tại Quỳnh Phụ, Thái Bình, cho biết ban đầu còn bỡ ngỡ khi áp dụng kỹ thuật và giống mới. Tuy nhiên, nhờ được hướng dẫn kỹ thuật chi tiết và bao tiêu đầu ra, ông yên tâm canh tác. Vụ vừa qua, năng suất đạt 25 tấn/ha, mang lại lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/ha, khiến ông rất phấn khởi và tin tưởng vào mô hình mới.
Tương tự, ông Đỗ Xuân Hiển, Chủ nhiệm HTX Lương Tài (Bắc Ninh), với 1,5 ha khoai tây đạt năng suất 28 tấn/ha cũng tâm sự, ban đầu ông khá lo lắng vì quen trồng hoa màu khác, nhưng chỉ sau một vụ đã nắm vững kỹ thuật xử lý đất, giống, bón phân hiện đại và quản lý tưới tiêu qua ứng dụng di động.
“Dù mất thời gian học hỏi, nhưng bù lại, tôi tiết kiệm công sức mà năng suất khoai tây thu hoạch cao hơn hẳn”, ông Hiển nói.
Theo ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, mô hình chuỗi giá trị khoai tây do PepsiCo Foods, Syngenta và các đối tác triển khai không chỉ thúc đẩy nông nghiệp xanh mà còn đặt nền móng cho Đề án FIH-V. Hệ thống khuyến nông sẽ là đối tác quan trọng trong mở rộng và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào mô hình này.
Là một trong những đơn vị triển khai dự án trồng khoai tây bền vững, Tổng Giám đốc PepsiCo Việt Nam, ông Nguyễn Việt Hà khẳng định: “Việc mở rộng mô hình giúp chúng tôi chủ động nguồn cung và chuẩn bị vùng nguyên liệu cho nhà máy mới tại Hà Nam. Đồng thời, điều này góp phần xây dựng một ngành nông nghiệp hiện đại, thân thiện với môi trường”.
PPP - động lực phát triển chuỗi giá trị khoai tây bền vững
Thành lập năm 2010 theo sáng kiến "Tầm nhìn mới cho nông nghiệp" và mục tiêu 20-20-20 (tăng 20% năng suất, giảm 20% đói nghèo, giảm 20% phát thải), Nhóm PPP về Rau quả, do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì cùng PepsiCo Foods và Syngenta đã triển khai các mô hình đổi mới sáng tạo trong sản xuất khoai tây, hướng đến gia tăng năng suất, giảm tác động môi trường và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Năm 2024, Nhóm này triển khai các giải pháp tiên tiến như cải thiện sức khỏe đất, quản lý sâu bệnh toàn diện, tưới chính xác kết hợp bón phân tự động, quan trắc thời tiết kết nối với điện thoại di động, sử dụng drone giám sát và phun thuốc BVTV.
Những giải pháp này không chỉ hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững 2021-2030, tầm nhìn 2050 và cam kết COP26 về giảm phát thải ròng bằng 0, mà còn giúp Nhóm trở thành đơn vị tiên phong thử nghiệm mô hình công nghệ mới trong FIH-V, với ngành khoai tây là bước khởi đầu.
Bạc Liêu - Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bạc Liêu tiếp tục làm tờ trình xin chậm di dời Hội quán cà phê Doanh nhân.
Nhà ga hành khách T3 - sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày khánh thành. Sẵn sàng vận hành thử nghiệm Theo đại diện Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), đến thời điểm hiện tại, tổng khối lượng công việc của nhà ga T3 đạt 95%. Nhiều hạng mục quan trọng đã hoàn thành 100%, gồm phần xây thô nhà ga, kết cấu thép mái, mái nhôm và vách kính. Các hạng mục còn lại như sàn đá, trần nhà ga, hệ thống điện chiếu sáng, điều hòa không khí, thông gió, thang...
Bị bạn thân cạch mặt vì không mừng vàng Chị Đoàn Thị Phượng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ câu chuyện vừa bị người bạn thân tuyên bố 'nghỉ chơi' chỉ vì...giá vàng tăng. Nguyên nhân là 5 năm trước, khi chị tổ chức đám cưới, người bạn đã mua 1 chỉ vàng nhẫn với giá khoảng 5 - 6 triệu đồng để làm quà cưới. 'Lúc đó, tôi nghĩ rằng, việc chuẩn bị một món quà trang trọng và có giá trị như thế là cách bày tỏ tình cảm của bạn với mình nên vui vẻ nhận....
Việt Nam có nguồn năng lượng sinh khối phong phú từ các hoạt động nông nghiệp và chế biến gỗ. Với sản lượng lúa gạo và các loại cây trồng cao, sinh khối từ rơm rạ, bã mía và các loại cây trồng khác có thể cung cấp một nguồn năng lượng đáng kể.
Khi có cơ chế rõ ràng và phù hợp, doanh nghiệp (DN) tư nhân sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để hoạt động bền vững, đóng góp tích cực vào nền kinh tế.
Trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0, AI và bán dẫn không chỉ là những công nghệ mũi nhọn mà còn đóng vai trò động lực chiến lược giúp Việt Nam bứt phá trong chu kỳ phát triển mới.
Thẻ ATM Agribank là loại thẻ do Ngân hàng Agribank phát hành. Khách hàng có thể dùng thẻ để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại...từ máy rút tiền tự động ATM. Gửi tiền vào thẻ ATM Agribank có lãi suất? Câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, mức lãi suất được nhận là lãi suất không kỳ hạn vì khách hàng có thể dễ dàng rút tiền để sử dụng bất kỳ lúc nào mà không cần...
Sáng nay (14/3), tại Hà Nội, Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn Meta tổ chức họp báo công bố chương trình Thách thức đổi mới sáng tạo Việt Nam 2025.
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Đăng Bằng, với mục tiêu xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế không chỉ phục vụ nhu cầu về vốn và những yêu cầu tài chính của Việt Nam mà còn phục vụ thế giới.