Việt Nam quyết tâm đảm bảo người dân hưởng đầy đủ quyền con người

23:00 21/06/2023

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai chia sẻ mặc dù Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức trong thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền nhưng Việt Nam vẫn quyết tâm đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ quyền con người.

Ngày 20/6, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc tại Geneva, hoan nghênh nỗ lực của Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc cũng như của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc trong thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.

Đồng thời, Đại sứ khẳng định Việt Nam cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc để giải quyết các vấn đề nhân quyền.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, phát biểu tại phiên đối thoại với Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc về Báo cáo về tình hình nhân quyền hằng năm, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai chia sẻ mặc dù Việt Nam cũng như các quốc gia khác đối mặt với nhiều thách thức trong thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền nhưng Việt Nam vẫn quyết tâm đảm bảo người dân được thụ hưởng đầy đủ các quyền con người.

Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam ưu tiên tập trung củng cố pháp quyền, minh bạch, an ninh và an toàn xã hội cũng như tiến hành các cải cách cần thiết về pháp lý và kinh tế nhằm hỗ trợ cho quá trình phục hồi sau đại dịch COVID-19 và phát triển bao trùm, bền vững.

Bên cạnh đó, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định Việt Nam cam kết thúc đẩy đối thoại thực chất và hợp tác hiệu quả với tất cả các quốc gia thành viên và các cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc; ủng hộ các nguyên tắc cơ bản về phổ quát, công bằng, khách quan, không chọn lựa và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia; đối thoại và hợp tác thực chất cũng như tuân thủ các nguyên tắc nêu trên là cách thức hiệu quả nhất để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.

Trước đó, trình bày báo cáo về tình hình nhân quyền hằng năm, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc, ông Volker Türk nhấn mạnh nhân quyền là nền tảng của Liên hợp quốc, đến nay các quốc gia thành viên Liên hợp quốc đã thành lập một hệ sinh thái các cơ quan về nhân quyền, trong đó có 10 cơ quan công ước nhân quyền; Hội đồng Nhân quyền, trong đó có cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), các thủ tục đặc biệt, và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc.

Ông Volker Türk cho rằng trong bối cảnh kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và 30 năm Tuyên bố và Chương trình Hành động Vienna, và tình hình ở nhiều nơi xung đột bùng phát, chương trình nghị sự về phát triển bền vững có nguy cơ chệch hướng, ô nhiễm môi trường đe dọa nhân loại, hợp tác giữa các quốc gia với hệ thống sinh thái các cơ quan nhân quyền quốc tế có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy nhân quyền, trong đó 95 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cho phép Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc đặt văn phòng hoặc các hình thức hiện diện khác trên thực địa.

Cũng trong phát biểu, Cao ủy Volker Türk khẳng định UPR là cơ chế rà soát về nhân quyền và không vi phạm chủ quyền của các quốc gia; kêu gọi các quốc gia nỗ lực để triển khai các khuyến nghị được đưa ra theo cơ chế UPR; cho rằng các quốc gia nhìn chung đã hợp tác tích cực với các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền, bao gồm việc đón các thủ tục đặc biệt vào thăm.

Ngoài ra, Cao ủy Volker Türk bày tỏ quan ngại về tình trạng đe dọa và trả đũa nhằm vào những người hợp tác với Liên hợp quốc.

Tại khóa họp 53 của Hội đồng Nhân quyền từ ngày 19/6 đến 14/7, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia trên cương vị thành viên nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó một chủ đề trọng tâm của Việt Nam là quyền con người trong biến đổi khí hậu.

Việt Nam cùng Bangladesh và Philippines sẽ đồng tổ chức phiên thảo luận chuyên đề về biến đổi khí hậu và quyền con người với chủ đề “Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với việc hiện thực hóa đầy đủ quyền lương thực”; đồng thời, sẽ giới thiệu dự thảo Nghị quyết năm 2023 về biến đổi khí hậu và quyền con người, với chủ đề “Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sinh kế và ảnh hưởng của những tác động này đối với quyền con người.”

Đây là nghị quyết về biến đổi khí hậu và quyền con người được Việt Nam, Bangladesh và Philippines giới thiệu hằng năm kể từ năm 2014, để Hội đồng Nhân quyền xem xét, thông qua với trọng tâm mỗi năm tập trung vào từng chủ đề cụ thể, như quyền trẻ em, quyền sức khoẻ, quyền của người di cư, quyền phụ nữ… trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Sự tham gia tích cực của Việt Nam trong việc xây dựng và thông qua nghị quyết này cũng như trong các hoạt động của nhóm nòng cốt phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần thực hiện chính sách đối ngoại chủ động, tích cực, có trách nhiệm với các vấn đề chung của cộng đồng quốc tế.

Bên cạnh đó, đoàn Việt Nam sẽ chủ trì, phối hợp với một số đối tác tiến hành tổ chức thảo luận chuyên đề về chống bạo lực, phân biệt đối xử và quấy rối dựa trên cơ sở giới tính tại nơi làm việc, đồng thời tích cực tham dự các phiên thảo luận của khóa họp cũng như các tham vấn dự thảo nghị quyết, các sự kiện bên lề./.

Có thể bạn quan tâm
Tư duy kinh tế của vị tướng Trường Sơn huyền thoại Đồng Sỹ Nguyên

Tư duy kinh tế của vị tướng Trường Sơn huyền thoại Đồng Sỹ Nguyên

17:30 01/03/2023

Nhắc đến Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nhiều người nghĩ ngay đến một vị Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn huyền thoại, 'cây cao bóng cả' trên tuyến chi viện chiến lược mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Rất ít người biết rằng vị tướng tài năng và đức độ này còn có tư duy rất sắc sảo về kinh tế. Tác giả của 'Đường kín Tây Trường Sơn' Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh tại phường Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) hiện lưu giữ nhiều hiện vật quý về đường Trường...

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu vượt âm tới Nam Phi tập trận

Tàu chiến Nga trang bị tên lửa siêu vượt âm tới Nam Phi tập trận

13:30 22/02/2023

Dự kiến cuộc tập trận chung sẽ diễn ra vào ngày 24/2, đúng thời điểm tròn 1 năm cuộc chiến của Nga tại Ukraine và sau khi Tổng thống Putin quyết định tạm dừng tham gia Hiệp ước New START với Mỹ.

Thủy điện xả nước khiến nhiều du khách đang tắm suối hoảng loạn

Thủy điện xả nước khiến nhiều du khách đang tắm suối hoảng loạn

18:20 14/06/2024

Nhà máy thủy điện Suối Mu phát loa thông báo xả nước nhưng nhiều du khách đang tắm suối cách thủy điện khoảng 2km về phía hạ lưu không nghe thấy.

Mùng 1, mùng 2 Tết, cầu Rạch Miễu đều kẹt xe

Mùng 1, mùng 2 Tết, cầu Rạch Miễu đều kẹt xe

14:40 11/02/2024

Ngày 11-2 (tức Mùng 2 Tết) cầu Rạch Miễu nối hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre liên tục bị kẹt xe, ùn ứ do người dân đi du xuân, chúc Tết tăng cao. Trước đó, cầu Rạch Miễu cũng bị kẹt xe trong khoảng thời gian ngắn vì xảy ra va chạm giao thông.

Italy xét xử nhóm mafia khét tiếng nhất thế giới, tuyên án 2.200 năm tù

Italy xét xử nhóm mafia khét tiếng nhất thế giới, tuyên án 2.200 năm tù

08:40 21/11/2023

Italy tổ chức phiên tòa xét xử mafia lớn nhất trong gần 40 năm với các bị cáo bao gồm cả chính trị gia và cảnh sát.

Tình báo Anh tuyển người Nga để kết thúc chiến sự Ukraine

Tình báo Anh tuyển người Nga để kết thúc chiến sự Ukraine

21:30 19/07/2023

Giám đốc Cơ quan tình báo Anh (MI6) công khai kêu gọi người Nga hợp tác với cơ quan này để chấm dứt cuộc chiến khốc liệt tại Ukraine.

Bộ Ngoại giao Nga: Mỹ góp tay tạo nên cái chết cho người Nga

Bộ Ngoại giao Nga: Mỹ góp tay tạo nên cái chết cho người Nga

22:00 28/04/2023

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc Mỹ đang trực tiếp góp phần tạo nên cái chết cho người Nga bằng cách cung cấp viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine.

Cháy mỏ than ở Kazakhstan, hàng chục người chết

Cháy mỏ than ở Kazakhstan, hàng chục người chết

17:30 28/10/2023

Một vụ cháy mỏ than đã xảy ra ở miền trung Kazakhstan khiến hàng chục người thiệt mạng và mất tích.

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cùng 37 bị cáo sắp hầu tòa trong đại án Việt Á

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cùng 37 bị cáo sắp hầu tòa trong đại án Việt Á

19:31 11/12/2023

Phiên tòa diễn ra trong khoảng 20 ngày, có hơn 40 luật sư tham gia bào chữa cho 38 bị cáo phạm các tội 'Đưa hối lộ', Nhận hối lộ', “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng', 'Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi'...

Co loi xay ra
Co loi xay ra