Ngày 16/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Việt Nam) và Chính quyền nhân dân khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp.
Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chính quyền nhân dân Quảng Tây (Trung Quốc). (Nguồn: VOV) |
Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác nông nghiệp giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chính quyền nhân dân Quảng Tây (Trung Quốc). (Nguồn: VOV) |
Việc ký bản ghi nhớ được thực hiện nhân chuyến đi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại - đầu tư Trung Quốc-ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).
Tin liên quan |
CAEXPO 2023: Tận dụng lợi thế vị trí địa lý và hơn thế nữa... CAEXPO 2023: Tận dụng lợi thế vị trí địa lý và hơn thế nữa... |
Theo đó, hai bên nhất trí cùng nhau thúc đẩy và phát triển mối quan hệ hợp tác trong nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như xúc tiến thương mại và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp.
Cố gắng hướng tới mục tiêu trong vòng 3 năm tới, tăng trưởng bền vững lượng thương mại nông thủy sản và đầu tư trong nông nghiệp giữa hai nước; hình thành và phát triển sáng tạo chuỗi cung ứng nông sản xuyên biên giới vói sự tham gia của các doanh nghiệp hai nước và đạt được những kết quả vững chắc về hợp tác trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Có 4 nội dung chính hai bên ghi nhớ hợp tác gồm: Tăng cường hợp tác trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; hợp tác đẩy nhanh thông quan hàng hóa nông thủy sản; đẩy mạnh phát triển thương mại và đầu tư về nông thủy sản; hình thành một cơ chế nhằm phục vụ doanh nghiệp và thị trường.
Cụ thể, về tăng cường hợp tác trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, hai bên chú trọng trao đổi và hợp tác trong kỹ thuật canh tác nông nghiệp hiện đại về cây trồng, vật nuôi, làm sâu sắc hơn hợp tác trong sản xuất và chế biến nông sản xuyên biên giới như ngành mía đường, xây dựng “khu liên hợp chăn nuôi - giết mổ - chế biến gia súc gia cầm xuyên biên giới” tại khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu, triển khai và khuyến khích sử dụng máy và thiết bị sản xuất nông nghiệp, khuyến khích trao đổi và áp dụng công nghệ máy nông nghiệp tại những khu vực đồi núi, tăng cường thương mại và trao đổi máy móc thiết bị nông nghiệp giữa hai bên.
Cùng đó, hai bên phối hợp nâng cấp mức độ giám sát chất lượng và độ an toàn của nông thủy sản, tăng cường quy định các yếu tố đầu vào của nông nghiệp và kiểm soát chất lượng nông thủy sản tại nguồn.
Hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh động vật, dự báo, kiểm soát và phòng ngừa dịch hại mùa màng, nghiên cứu cơ chế trao đổi kỹ thuật và phối hợp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh cây trồng và vật nuôi.
Hợp tác trong việc xây dựng khu an toàn dịch bệnh động vật hay khu kiểm dịch an ninh sinh học và vùng trồng trọt sản lượng cao tại khu vực biên giới nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp; Cung cấp hỗ trợ về vật tư trang thiết bị để nâng cao năng lực phòng và kiểm soát dịch bệnh động thực vật tại khu vực biên giới.
Hai bên đẩy mạnh đào tạo tài năng, hợp tác sâu về đào tạo nghề nông, khuyến khích trao đổi và hợp tác giữa các trường nông nghiệp, như Đại học Kỹ thuật nghề nông nghiệp Quảng Tây, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Thủy lợi, Đại học Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Bắc Giang và các trường cao đẳng dạy nghề nông nghiệp có liên quan…
Về hợp tác đẩy nhanh thông quan hàng hóa nông thủy sản, hai bên tăng cường kết nối với các đơn vị chức năng để chủ động thúc đẩy các thủ tục liên quan đến xuất khẩu nông sản song phương về nông thủy sản ở cấp địa phương và cấp cục, vụ , như là xuất khẩu cá tầm của Trung Quốc sang Việt Nam và xuất khẩu dừa, vải, bưởi, thủy sản, và các loại nông sản khác của Việt Nam sang Trung Quốc.
Nâng cấp và cải tiến hạ tầng cửa khẩu để phục vụ có hiệu quả thương mại nông lâm thủy sản xuyên biên giới Trung Quốc-Việt Nam; cung cấp thông tin kịp thời về khối lượng thông quan nông lâm thủy sản và những thông tin khác trong trường hợp ùn tắc hoặc nguy cơ ùn tắc tại cửa khẩu.
Trên cơ sở điều kiện và nhu cầu tại cửa khẩu ở hai phía, nghiên cứu việc thành lập bộ phận giám sát chuyên ngành đối với động thực vật và sản phẩm động thực vật xuất nhập khẩu, đẩy mạnh thương mại nông thủy sản tương ứng. Phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm đẩy mạnh việc xây dựng cửa khẩu thông minh và áp dụng công nghệ phù hợp để cải tiến khả năng thông quan.
Ở cấp địa phương và cấp ngành (Cục/Vụ), từng bước chủ động thúc đẩy một cơ chế xác minh việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho xuất khẩu hải sản thực phẩm sang Trung Quốc, ký kết bổ sung các hiệp định về quy trình kiểm tra và kiểm dịch xuất nhập khẩu trái cây giữa Trung Quốc và Việt Nam. Triển khai việc chứng nhận AEO (cơ sở kinh doanh được cấp chứng nhận - Accredited Economic Operator) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trái cây và các loại nông sản khác.
Đối với việc đẩy mạnh phát triển thương mại và đầu tư về nông thủy sản, hai bên chủ động thúc đẩy xuất khẩu nông thủy sản, tổ chức các sự kiện thương mại nông sản và đầu tư nông nghiệp, tổ chức các doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao lưu kinh tế và thương mại, bao gồm Triển lãm Trung Quốc-ASEAN và các hoạt động trưng bày sản phẩm.
Cam kết trao đổi về nguyên tắc, quy định, quản lý, các tiêu chuẩn và các khía cạnh pháp lý khác về hợp tác thương mại nông thủy sản. Thúc đẩy sự công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn nông thủy sản và phát triển thương mại song phương về nông thủy sản chất lượng cao.
Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích và thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp nông nghiệp của hai nước. Xây dựng các chuỗi cung ứng và chuỗi ngành hàng xuyên biên giới hai bên cùng có lợi nhằm tăng cường thương mại và đầu tư trong nông nghiệp.
Về việc hình thành một cơ chế nhằm phục vụ doanh nghiệp và thị trường, hai bên khai thác và sáng tạo một mô thức mới để các doanh nghiệp nông nghiệp trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Cung cấp thông tin chính sách liên quan, bao gồm cập nhật chính sách mới, đặc biệt các biện pháp để quản lý thương mại nông sản song phương, tiêu chuẩn, quy cách hàng hóa…
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 36/2023/QĐ-BPKCTT yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời,...
Tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) - nơi có số học sinh trong top đông nhất Thủ đô nhưng nghịch lý là các ô đất trường học trong tình trạng quây tôn nhiều năm không triển khai, bị sử dụng sai mục đích, biến tướng thành sân bóng, khu bắn cung...
Một số chủ căn hộ chung cư đang đẩy giá thuê lên cao khiến người đi thuê chịu nhiều áp lực. Nhiều gia đình phải chuyển chỗ ở, có những...
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đề xuất đầu tư, nâng cấp hệ thống sân bay quốc tế để Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hóa thế giới.
Giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Giá xuất khẩu gạo giảm cùng chung xu hướng với các nhà xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, với kết quả xuất khẩu gạo tích cực từ đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu gạo tháng 10 năm 2024 ước đạt 800.000 tấn với 505 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 10 tháng đạt...
Ngày 30/4, toàn bộ Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật cấm nhập uranium của Nga.
Góp ý cho Dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi), các công đoàn địa phương và ngành cho rằng, quy định lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai tối đa 5 lần là quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu và thực tiễn của lao động nữ. Mức hưởng và thời gian hưởng thai sản hiện nay còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho người mẹ sinh con. Vì vậy, các quy định này cần phải sửa.
Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đề xuất đầu tư hơn 1.750 tỷ đồng xây dựng nhà ga T2, Cảng hàng không Đồng Hới với mục tiêu nâng công suất sân bay này lên 3 triệu hành khách/năm.
Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay là yêu cầu bắt buộc khi chuyển tiền trực...