Việt Nam-Peru: Ba thập niên của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng

07:45 13/11/2024

Nói về quan hệ Việt Nam-Peru trong 30 năm qua và hướng tới giai đoạn mới, Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị mô tả bằng 3 từ: thực chất, gắn kết và triển vọng.

Việt Nam-Peru: Ba thập kỷ của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng
Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12-16/11. (Ảnh: Tuấn Anh)

Nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường đang có chuyến thăm chính thức Cộng hòa Peru, tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima và kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru (14/11/1994-14/11/2024), Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam về những dấu mốc đặc biệt của quan hệ hai nước.

Xin Đại sứ cho biết ý nghĩa chuyến thăm chính thức Peru của Chủ tịch nước Lương Cường, đặc biệt khi sự kiện diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước?

Chủ tịch nước Lương Cường đang có chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC từ ngày 12-16/11 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte. Đây cũng là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước trên cương vị mới, có giá trị lớn cả về hợp tác song phương lẫn vai trò đa phương của Việt Nam. Điều này mang ý nghĩa quan trọng, cho thấy sự ủng hộ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương nói chung, cũng như đối với tiến trình APEC nói riêng.

Tin liên quan
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Về song phương, chuyến thăm đánh dấu một bước tiến mới trong mối quan hệ giữa hai nước, thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với Peru. Đây là dịp để hai nước cùng nhìn lại những thành tựu đã đạt được, đồng thời mở ra triển vọng hợp tác trong tương lai, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ phát triển bền vững và sâu rộng.

Trong chuyến thăm chính thức Peru, Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ đón và hội đàm chính thức với Tổng thống Peru; hội kiến Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án Toà án Tối cao.

Trên bình diện đa phương, sự hiện diện của Chủ tịch nước tại Tuần lễ cấp cao APEC 2024, dịp kỷ niệm 35 năm thành lập diễn đàn, là minh chứng rõ nét cho đóng góp tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Việt Nam cam kết thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế, góp phần tạo động lực mới cho tăng trưởng khu vực và củng cố vai trò của APEC - diễn đàn kinh tế hàng đầu, quy tụ ba trong số năm nền kinh tế lớn nhất thế giới. Là chủ nhà của Năm APEC 2027, đây cũng là dịp để ta thúc đẩy triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 mà nước ta đã khởi xướng và tham gia xây dựng cùng với các thành viên từ năm 2017.

Chuyến thăm mang đến cho cả hai nước cơ hội thống nhất về các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ Diễn đàn APEC và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam và Peru là thành viên cùng chia sẻ các cam kết thúc đẩy ổn định kinh tế, độ mở thương mại và hợp tác đa phương.

Đồng thời, đây là dịp Chủ tịch nước gặp gỡ các nhà lãnh đạo APEC, trong đó có nhiều đối tác chiến lược toàn diện và đối tác chiến lược của Việt Nam, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Việt Nam và các thành viên APEC.

Việt Nam-Peru: Ba thập kỷ của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng
Đại sứ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru Bùi Văn Nghị. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Brazil)

Trong ba thập niên qua, quan hệ Việt Nam-Peru đã đạt được những thành tựu gì nổi bật, thưa Đại sứ?

Việt Nam và Peru thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1994. Trong 30 năm qua, mặc dù cách xa nhau về địa lý nhưng hai nước đã có những bước tiến đáng kể trong việc thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao cũng như kinh tế, thương mại và đầu tư.

Về trao đổi đoàn, Lãnh đạo cấp cao của hai bên thường xuyên có các cuộc gặp, tiếp xúc song phương nhân dịp tham dự các hội nghị quốc tế. Nổi bật về phía Peru có các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Alberto Fujimori (7/1998), Phó Tổng thống Luis Giampietri dịp dự Hội nghị cấp cao (HNCC) APEC 14 (11/2006); Tổng thống Pablo Kuczynski dự HNCC APEC 25 tại Đà Nẵng (11/2017); phía Việt Nam có chuyến thăm Peru của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (3/2013); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (11/2008) và Chủ tịch nước Trần Đại Quang (11/2016).

Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại hai chiều đã không ngừng tăng trưởng, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương. Hiện nay, Peru là nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh; là bạn hàng lớn thứ 6 của Việt Nam tại khu vực, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Peru trong ASEAN.

Kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt gần 500 triệu USD, và trong 7 tháng đầu năm nay đã đạt gần 300 triệu USD. Hai nước cũng đã ký kết nhiều hiệp định và thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, nông nghiệp, thủy sản, khoa học-công nghệ. Trong đó phải kể đến Hiệp định miễn thị thực đối với người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ, Biên bản ghi nhớ hợp tác trong khuôn khổ APEC, Thoả thuận hợp tác giữa hai Phòng Thương mại và Công nghiệp...

Bên cạnh đó, Việt Nam và Peru cùng thiết lập các cơ chế đối thoại song phương, như cơ chế tham vấn chính trị giữa hai nước cấp Thứ trưởng Ngoại giao, Ủy ban liên chính phủ về các vấn đề kinh tế và hợp tác kỹ thuật ở cấp Thứ trưởng, ký kết nhiều Hiệp định và Biên bản ghi nhớ về hợp tác.

Ngoài ra, trên các diễn đàn đa phương, hai nước đều có những điểm tương đồng, trao đổi ủng hộ các ứng cử viên và cùng là thành viên trong Liên hợp quốc, APEC, CPTPP và Diễn đàn hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC).

Trên cơ sở đó, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Peru nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là một dấu mốc quan trọng, phản ánh sự phát triển tích cực của mối quan hệ song phương từ chính trị - ngoại giao đến kinh tế - thương mại, và là cơ hội lịch sử để thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

Việt Nam-Peru: Ba thập kỷ của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng
Tổng thống nước Cộng hoà Peru Dina Boluarte cùng Đại sứ Bùi Văn Nghị và Đại sứ các nước Bulgaria, Philippines, Ireland và Bangladesh tại lễ trình Thư ủy nhiệm, tháng 2/2024. (Nguồn: Báo Peru)

Đại sứ có thể chọn 3 từ để mô tả về mối quan hệ Việt Nam-Peru và giải thích cho sự lựa chọn này?

Nếu phải chọn ba từ để mô tả về 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Peru, tôi sẽ chọn: thực chất, gắn kết, triển vọng.

"Thực chất" là từ đầu tiên mà tôi nghĩ đến khi nói về quan hệ Việt Nam-Peru. Mặc dù hai quốc gia chúng ta cách xa về địa lý, nhưng sự hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, giáo dục, và văn hóa đã và đang phát triển mạnh mẽ.

Việt Nam và Peru đều coi trọng việc thúc đẩy mối quan hệ và tăng cường hợp tác đa phương. Tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, APEC, CPTPP và FEALAC, hai nước hợp tác chặt chẽ để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Việt Nam đánh giá cao vai trò của Peru và luôn coi Peru là một trong những đối tác quan trọng và địa bàn đầu tư hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng từ 154,3 triệu USD năm 2013 lên 600 triệu USD vào năm 2023, gần gấp bốn lần trong thập niên qua.

Bên cạnh tăng trưởng thương mại ấn tượng, doanh nghiệp hai nước còn thực hiện các dự án đầu tư quan trọng trị giá hàng trăm triệu USD trong các lĩnh vực như viễn thông, dầu khí, du lịch..., qua đó góp phần phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước.

"Gắn kết" thể hiện qua những mối liên kết chặt chẽ giữa hai nước trong những năm gần đây. Peru và Việt Nam đã ký kết 8 thỏa thuận hợp tác về văn hóa, khoa học và công nghệ, phòng chống ma túy và thủy sản... làm nền tảng, bệ phóng cho cả hai nước tăng cường hợp tác trong những năm tới.

Đầu tư của Việt Nam là nhân tố then chốt gắn kết quan hệ song phương, đặc biệt phải kể tới công ty Bitel và PetroVietnam.

Bitel, công ty của Tập đoàn Viettel, năm nay vừa kỷ niệm 10 năm thành lập tại Peru, đánh dấu một thập kỷ đóng góp đáng kể vào ngành công nghiệp kỹ thuật số sở tại. Kể từ khi được thành lập vào năm 2014, Bitel đã tập trung vào việc mở rộng cơ sở hạ tầng viễn thông, đặc biệt là ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa, cung cấp các dịch vụ di động và Internet ở mức giá phải chăng, góp phần thúc đẩy gắn bó và tình cảm hữu nghị.

"Triển vọng" là từ không thể thiếu khi nói về tương lai của mối quan hệ Việt Nam-Peru. Dù chúng ta đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng tôi tin rằng vẫn còn rất nhiều cơ hội để hai nước phát triển hợp tác hơn nữa.

Tuy nhiên, hai nước cần vượt qua một số thách thức, tồn tại để phát huy, tận dụng triển vọng song phương. Khoảng cách địa lý cùng rào cản ngôn ngữ là những rào cản chính trong việc kết nối giao thương giữa doanh nghiệp hai nước. Trao đổi thương mại giữa hai nước tuy có xu hướng gia tăng nhưng còn ở mức thấp và chủ yếu qua trung gian. Hơn nữa, Peru là thị trường mở, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan… nên tính cạnh tranh tại thị trường Peru tương đối cao.

Để có thể phát triển hơn nữa triển vọng hợp tác trong tương lai, Việt Nam và Peru cần thường xuyên rà soát các nội dung hợp tác cụ thể, cũng như xác định các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quan hệ kinh tế, thương mại đầu tư song phương.

Hiện hai bên đang nỗ lực triển khai thực hiện các cam kết, thỏa thuận đã đạt được và tích cực trao đổi để sớm thống nhất thời gian tổ chức Kỳ họp lần III Ủy ban liên Chính phủ dự kiến diễn ra trong quý IV năm nay.

Ngoài ra, việc thực hiện các chương trình trao đổi sinh viên, học giả và văn hóa có thể giúp nâng cao sự hiểu biết và gắn kết giữa hai dân tộc.

Việt Nam-Peru: Ba thập kỷ của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng
Đại sứ Bùi Văn Nghị làm việc với Bộ Ngoại giao Peru. (Nguồn: ĐSQ Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru)

Theo Đại sứ, tiềm năng hợp tác Việt Nam-Peru trong tương lai nằm ở những lĩnh vực nào?

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Peru đang trên đà phát triển mạnh mẽ, và tôi tin rằng trong tương lai, hai quốc gia sẽ có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực quan trọng. Tôi có thể chia sẻ một số lĩnh vực tiềm năng cụ thể mà chúng tôi đang rất chú trọng là thương mại và đầu tư, nông nghiệp, và du lịch.

Thương mại và đầu tư là lĩnh vực đầu tiên mà tôi muốn nhắc đến. Mặc dù Việt Nam và Peru có sự cách biệt về địa lý, nhưng cả hai đều là những nền kinh tế năng động và đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra rất nhiều cơ hội hợp tác.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trao đổi thương mại hai chiều năm 2023 đạt 486 triệu USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Peru 439 triệu USD, nhập khẩu từ Peru đạt 47 triệu USD.

Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại song phương đạt 389,69 triệu USD; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Peru đạt 336,99 triệu USD; nhập khẩu từ Peru đạt 52,69 triệu USD, tăng 42,4%. Peru hiện là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh.

Việt Nam xuất khẩu thiết bị điện tử và giày dép sang Peru, trong khi Peru xuất sang Việt Nam nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm kẽm, bột cá, gỗ, hải sản, hạt diêm mạch, hạt chia và quả nho tươi. Quan hệ thương mại Việt Nam-Peru mang tính tương hỗ, ở đó mỗi nước tận dụng thế mạnh sản xuất của mình để đáp ứng nhu cầu thị trường của nước kia.

Điều này cho thấy tiềm năng hợp tác thương mại giữa hai nước là rất lớn. Chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy nhiều dự án đầu tư trực tiếp hơn nữa, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ, hạ tầng, viễn thông và dầu khí.

Nông nghiệp là một lĩnh vực có tiềm năng hợp tác đặc biệt mạnh mẽ. Việt Nam và Peru đều là những quốc gia nông nghiệp lớn, và hợp tác trong ngành này có thể mang lại lợi ích to lớn cho cả hai bên.

Peru là một quốc gia có sản lượng nông sản phong phú, đặc biệt là các sản phẩm như quinoa, khoai tây, và trái cây nhiệt đới. Trong khi đó, Việt Nam có thế mạnh trong việc sản xuất gạo, cà phê, hạt tiêu, và các loại nông sản khác. Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi về công nghệ chế biến thực phẩm và bảo quản nông sản, nhằm giúp hai bên nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm của mình.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp đã mang lại những kết quả tích cực, đặc biệt là trong việc xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Peru.

Việt Nam đã xuất khẩu nông sản sang Peru, chủ yếu là cà phê, gạo, và các sản phẩm chế biến từ nông sản. Trong khi đó, Peru cũng đang tìm kiếm các cơ hội để xuất khẩu nông sản của mình sang Việt Nam và các nước ASEAN.

Du lịch là một trong những lĩnh vực có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam-Peru. Mặc dù hai quốc gia cách xa nhau về mặt địa lý, nhưng sự quan tâm đối với văn hóa và du lịch giữa hai dân tộc đang ngày càng gia tăng.

Một số điểm du lịch nổi bật của Peru có thể kể đến như Machu Picchu, Cusco và Amazon, đang thu hút sự chú ý của du khách Việt Nam. Ngược lại, các địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, như Hội An, Nha Trang và Hạ Long, cũng đang thu hút sự quan tâm của người dân Peru.

Để thúc đẩy sự giao lưu du lịch giữa hai nước, chúng tôi hy vọng có thể thiết lập các chuyến bay trực tiếp và tổ chức các sự kiện quảng bá du lịch.

Trong thời gian tới, Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil kiêm nhiệm Peru sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch, bao gồm các hội thảo, triển lãm và các chương trình giao lưu văn hóa.

Chúng tôi cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các tổ chức và doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ chế biến thực phẩm và năng lượng tái tạo. Đặc biệt, chúng tôi sẽ đẩy mạnh các chương trình hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước, tạo ra những cơ hội giao lưu và kết nối giữa các nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng.

Xin cảm ơn Đại sứ!

"Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Lương Cường tới Peru nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là một dấu mốc quan trọng, phản ánh sự phát triển tích cực của mối quan hệ song phương từ chính trị - ngoại giao đến kinh tế - thương mại, và là cơ hội lịch sử để thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước". (Đại sứ Bùi Văn Nghị)
Việt Nam-Peru: Ba thập kỷ của mối quan hệ thực chất, gắn kết và triển vọng
Bitel, công ty của Tập đoàn Viettel, năm nay vừa kỷ niệm 10 năm thành lập tại Peru, đánh dấu một thập niên đóng góp đáng kể vào ngành công nghiệp kỹ thuật số sở tại. (Nguồn: Viettel)
string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Ông Trump nêu lý do giữ kín kế hoạch dừng chiến sự Nga - Ukraine

Ông Trump nêu lý do giữ kín kế hoạch dừng chiến sự Nga - Ukraine

09:40 04/09/2024

Cựu tổng thống Trump nói ông giữ kín kế hoạch đảm bảo chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine vì sợ công bố sớm sẽ làm điều này thất bại.

Nga 'giàu chưa từng thấy' nhờ bán dầu

Nga 'giàu chưa từng thấy' nhờ bán dầu

07:00 21/02/2024

Bất chấp sóng trừng phạt của phương Tây, Nga sắp bước sang năm thứ 3 chiến sự với Ukraine bằng nguồn thu nhiều chưa từng có nhờ bán dầu.

Báo Anh: NATO thất vọng về cuộc phản công của Ukraine; Kiev đổ lỗi cho phương Tây 'nhu nhược'

Báo Anh: NATO thất vọng về cuộc phản công của Ukraine; Kiev đổ lỗi cho phương Tây 'nhu nhược'

01:00 14/08/2023

Tờ The Times của Anh dẫn lời một sĩ quan Mỹ giấu tên cho hay, trước thềm chiến dịch phản công mùa Hè của Ukraine, NATO đã quá lạc quan về khả năng giành lại lãnh thổ của quân đội Ukraine. Tờ báo này lưu ý các quan chức Ukraine đã bắt đầu đổ lỗi cho các nước phương Tây về sự thiếu kiên quyết của họ.

Châu Âu ngày càng chia rẽ về hỗ trợ Ukraine

Châu Âu ngày càng chia rẽ về hỗ trợ Ukraine

06:00 11/03/2024

Những lập trường trái ngược của lãnh đạo Pháp và Đức, cũng như những bất đồng trong nhóm 4 nước Trung Âu cho thấy châu Âu ngày càng rạn nứt về Ukraine.

Đan Mạch hiến kế giúp Việt Nam đạt Net Zero

Đan Mạch hiến kế giúp Việt Nam đạt Net Zero

09:50 29/06/2024

5 kịch bản cùng các khuyến nghị kỹ thuật, chính sách để Việt Nam lựa chọn hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Rủi ro ngày càng tăng từ tàu container siêu trường siêu trọng

Rủi ro ngày càng tăng từ tàu container siêu trường siêu trọng

05:50 30/03/2024

Tàu container đã tăng gấp nhiều lần kích thước trong hàng chục năm qua để đáp ứng sự bùng nổ thương mại toàn cầu, nhưng điều đó đi kèm nhiều rủi ro.

Điểm tin thế giới sáng 30/9: Nga-Trung diễn tập hải quân, Hàn Quốc 'trình làng' tên lửa đạn đạo, Mỹ tiêu diệt phiến quân Hồi giáo

Điểm tin thế giới sáng 30/9: Nga-Trung diễn tập hải quân, Hàn Quốc 'trình làng' tên lửa đạn đạo, Mỹ tiêu diệt phiến quân Hồi giáo

02:00 30/09/2024

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 30/9.

Được bồi thường 25 triệu USD sau 44 năm ngồi tù oan

Được bồi thường 25 triệu USD sau 44 năm ngồi tù oan

17:50 10/01/2024

Ronnie Long, người đàn ông da màu ngồi tù 44 năm vì bị kết tội hiếp dâm, được bồi thường 25 triệu USD ba năm sau khi được minh oan.

Tin thế giới 8/7: Nga tấn công ồ ạt Ukraine, Thủ tướng Ấn Độ gặp Tổng thống Putin tại Moscow, tàu chiến Iran bị lật ở eo biển Hormuz

Tin thế giới 8/7: Nga tấn công ồ ạt Ukraine, Thủ tướng Ấn Độ gặp Tổng thống Putin tại Moscow, tàu chiến Iran bị lật ở eo biển Hormuz

22:40 08/07/2024

Thủ tướng Israel nêu điều kiện ngừng bắn tại Gaza, Nga điều 2 tàu chiến tối tân tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đảng Dân chủ coi bà Kamala Harris là ứng viên duy nhất thay thế ông Joe Biden, Nga tập trận phóng tên lửa gần biên giới Trung Quốc…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới