Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện quyền con người, vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không ai bị bỏ lại phía sau.
Nỗ lực thực hiện quyền con người ở Việt Nam |
Việt Nam đã có những nỗ lực không ngừng nghỉ cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người. (Ảnh minh họa) |
Tại Việt Nam, quyền con người đã được khẳng định không thể tách rời quyền của dân tộc. Quan điểm con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được thể hiện xuyên suốt trong các cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Các thành tựu về đảm bảo quyền con người của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Một trong những sự ghi nhận đó là việc Việt Nam được bầu chọn làm thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là sự công nhận vị thế của Việt Nam, đồng thời thể hiện sự tín nhiệm quốc tế trước các đóng góp có trách nhiệm của nước ta.
Trong đó, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Việt Nam với mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Trong một thập kỷ qua, thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam đã rất ấn tượng. Thể hiện rõ nét vấn đề này là chỉ số phát triển con người của Việt Nam liên tục tăng của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc.
30 năm qua, chỉ số phát triển con người liên tục được cải thiện, tăng 40% so với năm đầu tiên tham gia khảo sát. Chỉ số phát triển con người năm 2021 của Việt Nam đạt 0,7, đưa nước ta vào nhóm phát triển con người ở mức cao và xếp thứ 115/191 quốc gia. Đồng thời, tỷ lệ nghèo giảm liên lục và đáng kể nhờ vào việc tăng việc làm năng suất cao, cải thiện các dịch vụ xã hội, bảo trợ xã hội.
Sau hơn 30 năm tham gia công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Việt Nam đẩy mạnh đầu tư nguồn lực, sự quan tâm và tham gia của toàn xã hội để bảo đảm trẻ em có cuộc sống an toàn, hạnh phúc và phát triển. Tại phiên họp thứ 91, Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc CRC đã hoan nghênh thành tựu của Việt Nam trong quá trình xây dựng luật pháp, chính sách bảo vệ quyền trẻ em.
Bên cạnh đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đang ngày càng được bảo đảm tốt hơn, đặc biệt từ sau khi Luật tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực từ 1/1/2018. Chỉ tính trong gần 20 năm qua (2003-2022), số lượng chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự của các tôn giáo gia tăng.
Việt Nam đã và đang tiếp tục xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân, với những chính sách nhất quán, bảo đảm các quyền con người được lồng ghép vào mọi chiến lược và chương trình phát triển của đất nước. Những thành tựu này đã được cộng đồng quốc tế công nhận và đánh giá cao.
Nỗ lực thực hiện quyền con người ở Việt Nam |
Việt Nam nỗ lực thực hiện quyền con người, để không ai bị bỏ lại phía sau. (Nguồn: Công an nhân dân) |
Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít các nước hoàn thành sớm các mục tiêu thiên niên kỷ; tích cực, chủ động đưa ra những cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Nhìn lại, trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tại Việt Nam, mọi người dân đều được tiếp cận với dịch vụ y tế, được tiêm vaccine Covid-19 miễn phí và được điều trị miễn phí. Đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Việt Nam. Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về Phát triển con người toàn cầu, Việt Nam đã tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu, từ 117/189 quốc gia (năm 2019) lên 115/191 quốc gia năm 2021.
Theo bà Caitlin Wiesen, nguyên Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam: ''Việt Nam xứng đáng được biểu dương. Tôi muốn nhấn mạnh vai trò của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc. Chúng tôi thực sự cảm nhận được cam kết của Chính phủ Việt Nam đặt con người vào trung tâm của sự phát triển. Điều quan trọng mà Chính phủ Việt Nam đã thực hiện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội là để không ai bị bỏ lại phía sau''.
Sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong những cam kết nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc đã giúp chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt Nam tăng 45,8% vào năm 2020, đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia có tốc độ tăng trưởng HDI cao nhất thế giới. Trong Báo cáo đánh dấu tròn một thập kỷ Liên hợp quốc thực hiện sáng kiến thúc đẩy hạnh phúc quốc gia, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng từ 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65 năm 2023 trên thế giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam tích cực thúc đẩy các sáng kiến, giải pháp trong các lĩnh vực như quyền được sống trong hòa bình, quyền được phát triển, quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, quyền tiếp cận y tế, giáo dục, việc làm, ứng phó với biến đổi khí hậu, dịch bệnh… Hiện nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có Công ước về Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng với những thách thức, rào cản ngày càng lớn. Vì thế, cũng đặt gánh nặng lên từng thành viên Hội đồng Nhân quyền ở nhiệm kỳ tới trong hài hòa lợi ích giữa các quốc gia, trên hết là đảm bảo được quyền và lợi ích của mọi người dân. Những thành tựu về bảo đảm, bảo vệ quyền con người của Việt Nam là những giá trị không thể phủ nhận; tiếp tục là động lực, cùng nhân loại chung tay bảo vệ, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người một cách bền vững.
Quảng Ninh - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (22.2) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can,...
Chiếc tàu vỏ sắt không người lái có chữ nước ngoài trôi dạt vào bờ biển tỉnh Quảng Trị được giao Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị quản lý, bảo...
Công an quận Long Biên, Hà Nội vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trương Việt Hùng (SN 1988, trú tại Thanh Châu A, TP Phủ Lý, Hà Nam) về tội giết người, cướp tài sản. Hùng là nghi phạm sát hại người phụ nữ rồi đem xác bỏ trong ô tô giấu ở hầm chung cư ở Long Biên vì lý do nợ nần. Sau khi gây án, Hùng lấy 16 triệu đồng của nạn nhân đi chơi điện tử. Kiến ThứcĐối tượng Trương Việt Hùng tại cơ quan Công an.1 Quá trình điều tra xác định,...
Sáng 13/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương, viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Sau đó, Thủ tướng đi thăm, khảo sát nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Cơ quan điều tra xác định 3 thi thể nam giới liên tiếp dạt vào sông, biển ở huyện Nghi Xuân trong ngày 11-12/11 đều không có tác động của ngoại lực, chết do đuối nước.
Nhiều hộ dân ở xã Bình Hoà Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long lo bị thiệt hại nặng vì UBND huyện lập biên bản, buộc dừng ngay việc lấy nước ngầm nuôi lươn.
Liên quan việc kéo điện từ Sóc Trăng ra Côn Đảo, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng lưu ý lựa chọn phương án thuận tiện nhất, có chi phí thấp nhất, không ảnh hưởng nhiều đến đất rừng, đất ở của người dân; không ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên...
Nhóm cát tặc đã dùng người nhái lặn xuống đáy sông dò tìm nơi có cát để hút trộm. Đây là thủ đoạn mới do nhóm cát tặc đến từ Đồng Nai câu kết với người ở Tiền Giang thực hiện khai thác cát trái phép trên sông Tiền.
Nhiều chủ xe ôtô khi đi rửa xe, đi ăn uống thường giao chìa khóa cho nhân viên rửa xe hay nhân viên bảo vệ lái đi mà không biết...