Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngày 4/12, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan trong nước cùng các nước đối tác sơ tán 338 công dân Việt Nam bị mắc kẹt tại khu vực giao tranh phía Bắc Myanmar về nước an toàn.
Việt Nam nỗ lực đưa công dân từ Myanmar về nước an toàn |
Nhóm công dân Việt Nam đầu tiên bị mắc kẹt tại khu vực giao tranh phía Bắc Myanmar về nước an toàn. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Trong bối cảnh tình hình Myanmar hiện tiếp tục xảy ra giao tranh và có nhiều diễn biến phức tạp, đe dọa an toàn tính mạng công dân Việt Nam tại khu vực này, Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong nước, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và chính quyền sở tại và các nước đối tác đưa công dân về nước.
Cho đến nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar đã thống kê được hơn 800 người là công dân Việt Nam, được cấp giấy tờ đi lại và đủ điều kiện để đưa về nước trong đợt này. Các công dân sẽ được chia thành nhiều nhóm đưa về nước và nhóm đầu tiên về đến Việt Nam ngày 4/12.
Phần lớn công dân là thanh niên trẻ (trong đó có cả thiếu niên, trẻ em sơ sinh và phụ nữ mang thai) ra nước ngoài làm việc trong các cơ sở đánh bạc trực tuyến ở các bang phía Bắc Myanmar, bị chủ lao động bỏ rơi và bị mắc kẹt do giao tranh giữa lực lượng quân đội Myanmar và các dân tộc thiểu số ở khu vực này.
Nhóm công dân tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 4/12. (Ảnh: Tuấn Việt) |
Thực hiện chủ trương nhân đạo của Nhà nước Việt Nam và nhằm bảo đảm an toàn tối đa tính mạng của công dân, toàn bộ chi phí đưa công dân về nước được Chính phủ chi trả.
Bộ Ngoại giao một lần nữa khuyến cáo công dân Việt Nam cần tỉnh táo trước những lời mời chào ra nước ngoài làm "việc nhẹ lương cao”, không yêu cầu về bằng cấp, trình độ, không có hợp đồng ký kết, không thông qua doanh nghiệp, tổ chức phái cử lao động… Công dân cần tìm hiểu kỹ về nội dung công việc, đơn vị, địa điểm dự kiến làm việc, thân nhân người giới thiệu, chế độ bảo hiểm, quyền lợi được hưởng… trước khi quyết định việc xuất cảnh ra nước ngoài.
Công dân Việt Nam còn mắc kẹt hoặc cần giúp đỡ đề nghị liên hệ theo số đường dây nóng Bảo hộ công dân: - Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar: +959660888998. - Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84; +84 965 41 11 18. - Email: baohocongdan@gmail.com. |
Một số hình ảnh nhóm công dân về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội, ngày 4/12:
Việt Nam nỗ lực đưa công dân từ Myanmar về nước an toàn |
Việt Nam nỗ lực đưa công dân từ Myanmar về nước an toàn |
Người phụ nữ 34 tuổi sống trong biển hiệu trên nóc một siêu thị ở bang Michigan suốt một năm trước khi bị phát hiện.
UAV Lancet của Nga lao bệ phóng của tổ hợp IRIS-T, khí tài phòng không hiếm hoi của Ukraine, khiến nó bốc cháy.
Ngày 14/10, Hội Hữu nghị Pháp-Việt vùng Eure-et-Loir đã tổ chức triển lãm “Một ngày ở Việt Nam” tại Vove - thành phố thuộc vùng Eure-et-Loir.
Phi cơ quân sự Myanmar lao khỏi đường băng khi hạ cánh xuống sân bay Lengpui, miền đông Ấn Độ để đón binh sĩ của Naypyidaw về nước.
Ngày 18/5, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Học viện An ninh nhân dân do đồng chí Đại tá, GS.TS, NGƯT Nguyễn Trường Thọ, Phó Giám đốc Học viện An ninh nhân dân dẫn đầu, đang có chuyến công tác đến thành phố New York, Mỹ.
Chỉ huy phi đoàn Su-35 Nga nói phi công Ukraine tránh đối đầu chiến đấu cơ của Moskva, do lo ngại năng lực vượt trội của tiêm kích đối phương.
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) khẳng định Mông Cổ có nghĩa vụ phải bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin theo Quy chế Rome. Ukraine cũng kêu gọi Mông Cổ bắt Tổng thống Nga.
Khu tự trị Nội Mông là một trong những khu vực sản xuất than lớn nhất của Trung Quốc. Các vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra khá thường xuyên tại nước này.
'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao đang khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.