Bộ Ngoại giao nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp để thực thi chủ quyền đối với vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.
Chiều 21-11, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Philippines ký ban hành đạo luật các vùng biển, đạo luật về luồng hàng hải vùng nước quần đảo của Philippines và việc Trung Quốc công bố thông báo "tên gọi tiêu chuẩn một phần các đảo, bãi của Trung Quốc ở Nam Hải" gồm 64 thực thể ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
"Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)".
Người phát ngôn khẳng định Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển, phù hợp với UNCLOS 1982.
"Đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982", bà Hằng nói.
Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 để thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam; chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích chính đáng trên các vùng biển của mình.
"Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982", bà nói.
Nhà điều hành lưới điện quốc gia Ukraine Ukrenergo thông báo hơn 68.000 người dân tại tỉnh Chernihiv, tỉnh Zhytomyr và vùng Kiev sống trong cảnh mất điện sau các vụ không kích vào tối 25-7.
Australia công nhận vai trò trung tâm của ASEAN là chìa khóa cho sự ổn định và an ninh của khu vực. Chúng tôi cam kết hỗ trợ vai trò dẫn dắt của ASEAN.
Ngày 5/6, Thanh tra Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị ‘Phổ biến pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Ngoại giao’.
Hà Lan thông báo đang chuẩn bị chuyển giao 18 tiêm kích F-16 cho Ukraine, song chưa công bố thời gian bàn giao cụ thể.
Phiến quân JNIM thông báo phục kích đoàn xe của tập đoàn Wagner gần biên giới Mali - Algeria, khiến 50 người thiệt mạng và phá hủy nhiều khí tài.
Được giao nhiệm vụ vá ổ gà trên cầu Francis Scott Key vào ban đêm, nhóm công nhân nhập cư cố gắng làm xong việc trước khi trời sáng, nhưng thảm kịch bất ngờ ập tới.
Thụy Điển gia nhập mang lại lợi thế lớn về địa chính trị cho NATO, giúp liên minh vây gần như kín biển Baltic, nơi Nga đặt cảng nhà Hạm đội Baltic.
Tổng thống Đức mong muốn lao động Việt Nam sớm có cơ hội làm việc và cải thiện tình trạng thiếu hụt lao động tại nước này, khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Ngày 5/3, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) của Mỹ cho biết, nước này đang tìm kiếm đối thoại với Bình Nhưỡng, bao gồm cả việc giảm thiểu nguy cơ xảy ra xung đột bất ngờ trên bán đảo Triều Tiên.