Ngày 17.7 Việt Nam chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông tới LHQ.
Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.
Bộ Ngoại giao thông tin, ngày 17.7 (theo giờ Bờ Đông của Mỹ), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc - cùng đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao đã ra Tuyên bố về việc Việt Nam nộp Đệ trình nêu trên.
Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.
Khi quốc gia ven biển có thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, quốc gia ven biển cần phải nộp Đệ trình về các thông tin và dữ liệu liên quan để Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc xem xét và ra khuyến nghị về ranh giới của thềm lục địa mở rộng.
Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông là đệ trình thứ ba của Việt Nam. Tháng 5.2009, Việt Nam đã nộp Đệ trình riêng về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Bắc Biển Đông và Đệ trình chung với Malaysia về Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý đối với Khu vực Nam Biển Đông.
Trong Công hàm gửi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông, Việt Nam một lần nữa khẳng định việc nộp Đệ trình này sẽ không ảnh hưởng tới công tác phân định biển giữa Việt Nam và các nước ven biển liên quan trên cơ sở UNCLOS.
Nhân dịp này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang và đoàn công tác của Bộ Ngoại giao Việt Nam bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc trong quá trình Việt Nam nộp các Đệ trình của mình theo đúng những quy định có liên quan của UNCLOS và CLCS.
Cùng ngày, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc để bày tỏ lập trường của Việt Nam về việc Philippines nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Biển Đông vào ngày 14.6.2024.
Viện KSND tỉnh Khánh Hòa vừa có thông báo cho thân nhân ông Huỳnh Chiếm Phái (nạn nhân bị khởi tố, bắt tạm giam oan sai gần 43 năm trước) là viện sẽ thông báo chi trả bồi thường ngay khi nhận được tiền.
Lực lượng chức năng đang tìm kiếm tung tích người đàn ông bỏ lại ô tô rồi nhảy xuống sông Hồng ở Phú Thọ.
Bị CSGT lập biên bản xử phạt, tạm giữ phương tiện vì chạy xe ba gác chở hàng hóa cồng kềnh, ông V. xin bỏ qua không được nên đi xuống kênh Tân Hóa - Lò Gốm (quận Tân Phú, TPHCM) để né tránh việc xử lý.
Tại phiên họp ngày 16/7/2024, Bộ Chính trị giao cho đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Dân vận Trung ương điều hành công việc của Ban Dân vận Trung ương.
Cơ quan công an vừa bắt giữ đối tượng mạo danh Bí thư Thành ủy TPHCM, lãnh đạo Bộ Công an và lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị gọi điện lừa đảo, chiếm đoạt hàng tỷ đồng.
Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Bình Dương đang phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý điểm bơm hút cát lậu ở khu vực thuộc rừng phòng hộ Núi Cậu, Dầu Tiếng.
Quảng Ninh - Ngày 27.4.2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông...
Thủ hiến bang Kerela, ông Pinarayi Vijayan, mong muốn đẩy mạnh hợp tác với các địa phương Việt Nam trong các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, thủy hải sản, công nghệ thông tin, khởi nghiệp, giáo dục.
Lào Cai - Hơn 100 người bao gồm lực lượng địa phương, biên phòng, công an vẫn đang xuyên đêm tìm kiếm nạn nhân thứ 2 mất tích trên sông...