Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

09:50 03/05/2024

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ hứa hẹn sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?
Binh sĩ Ukraine dỡ lô vũ khí được Mỹ chuyển tới Kiev, tháng 2/2022. (Nguồn: Reuters)

Tin mừng của Kiev

Sau 6 tháng trì hoãn và tranh cãi, ngày 20/4 vừa qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ nước ngoài, trong đó có khoản hỗ trợ trị giá 60,8 tỷ USD dành cho Ukraine để giúp nước này tự vệ trước chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Gói viện trợ quân sự mới của Washington hứa hẹn sẽ giúp Kiev thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời tạo điều kiện cho các lực lượng Ukraine tiến hành các cuộc phản công tầm xa mới.

Đây rõ ràng là tin đáng mừng đối với quốc gia Đông Âu, tuy nhiên, gói viện trợ này thực sự sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tình hình xung đột Nga-Ukraine? Giải đáp cho câu hỏi này, cần phải xem xét những yếu tố khiến Nga giành được ưu thế về quân sự trong xung đột những tháng gần đây.

Các chuyên gia cho rằng, đó là sự kết hợp của 3 yếu tố.

Một là ưu thế về pháo binh của Nga. Moscow hiện sở hữu kho đạn khổng lồ và có thể sử dụng số lượng đạn nhiều gấp 5 đến 10 lần so với Kiev.

Hai là năng lực phòng không suy yếu của Ukraine. Trong khi máy bay Nga gần đây có thể hoạt động sát mặt trận mà không bị bắn hạ, thì các vị trí của Kiev lại bị bom lượn hạng nặng của Moscow phá hủy một cách có hệ thống .

Ba là sự mất cân bằng về nhân lực. Mặc dù cùng chịu tổn thất lớn về nhân sự nhưng Nga có thể bù đắp bằng cách liên tục điều động quân. Trong khi đó, Ukraine đến nay thiếu hụt lực lượng tình nguyện tham gia xung đột.

Trong bối cảnh Moscow đang chiếm nhiều ưu thế, gói viện trợ quân sự mới của Washington dành cho Kiev mang ý nghĩa rất lớn. Dự kiến Lầu Năm Góc có thể giao đạn dược ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật viện trợ quân sự cho Ukraine.

Có thể khẳng định, đạn pháo giải quyết được vấn đề lớn nhất vì xung đột ở Ukraine chủ yếu vẫn sử dụng pháo binh. Mặc dù các công nghệ mới như thiết bị bay không người lái (UAV) cũng như các loại vũ khí tầm xa như tên lửa hành trình đóng vai trò không nhỏ trong xung đột, nhưng sức mạnh của pháo binh vẫn là yếu tố chủ chốt đối với những tiến bộ trên bộ và khả năng phòng thủ của Kiev.

Với hỏa lực pháo binh tập trung, quân đội Ukraine có thể chặn bước tiến của xe tăng Nga một cách hiệu quả hơn. Trên hết, quốc gia Đông Âu cần đạn pháo cỡ nòng 155 mm cho pháo từ kho dự trữ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như đạn cho bệ phóng tên lửa Himars của Mỹ.

Ông Matthew Savill, chuyên gia quốc phòng tại Viện Dịch vụ thống nhất Hoàng gia Anh, nói: “Chúng tôi mong đợi pháo binh (đạn pháo và nòng pháo) cũng như các hệ thống phòng không và tên lửa được ưu tiên bổ sung vào kho dự trữ đã cạn kiệt (của Ukraine) do các cuộc không kích gần đây của Nga, đặc biệt là vào các cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine”.

Nhiều vấn đề còn tồn tại

Chuyên gia Matthew Savill cảnh báo rằng, ngay cả việc nhanh chóng cung cấp đạn pháo cũng sẽ không thể lập tức tạo ra vị thế ngang bằng cho Ukraine với khối lượng hỏa lực của Nga, nhưng sẽ giúp thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa hai bên.

Theo các chuyên gia quân sự, lượng dự trữ đạn dược lớn hơn ở Đông Âu đã sẵn sàng để chuyển giao cho Kiev, tuy nhiên, việc thay đổi tình thế trước mắt có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Đồng quan điểm này, trong một bài viết, tờ Financial Times cũng nhận định, gói viện trợ mới cho Ukraine nhiều khả năng sẽ làm chậm lại chứ chưa thể đảo ngược cuộc tấn công hiện tại của Nga. Kiev sẽ cần thời gian để phục hồi sau những tháng đầu năm khó khăn trước khi bắt đầu được hưởng lợi từ nguồn cung cấp thiết bị mới cũng như từ việc châu Âu và Mỹ tăng cường sản xuất đạn pháo.

Quốc hội Mỹ trao cho chính quyền của Tổng thống Biden nhiều quyền hạn trong cách sử dụng số tiền viện trợ đã được phê duyệt. Cụ thể, gói hỗ trợ Kiev không quy định chính xác về loại và số lượng viện trợ quân sự sẽ được cung cấp.

Mặc dù vậy, Hạ viện Mỹ đã nêu rõ về việc bàn giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine. Đây là loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ 165km đến 300km tùy theo phiên bản. Như vậy, quốc gia Đông Âu này sẽ lần đầu tiên nhận được tên lửa ATACMS với phạm vi tầm bắn lên tới 300km.

Chính quyền ông Biden từ lâu đã từ chối giao tên lửa ATACMS cho Kiev và cho đến nay chỉ giao một số lượng nhỏ phiên bản tầm ngắn. Với tên lửa ATACMS tầm xa, Ukraine có thể nhắm mục tiêu vào toàn bộ bán đảo Crimea, trên đó có các căn cứ hải quân Nga và cây cầu quan trọng chiến lược bắc qua eo biển Kerch. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ cũng trao cho Tổng thống Biden quyền không giao hàng nếu lo ngại về an ninh.

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, tính đến nay, tổng viện trợ quân sự của Mỹ cho Kiev là khoảng 46 tỷ USD. So với con số này, số tiền viện trợ mới được phê duyệt là rất đáng kể cho đến năm 2025 - thời điểm sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ (tháng 11/2024).

Tuy nhiên, ở Washington, không có cuộc thảo luận nào về việc trang bị cho Ukraine trước khả năng các cuộc tấn công trên bộ và trên không mới của Moscow.

Theo cơ quan mật vụ Ukraine, Nga đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công lớn vào tháng 6 và có thể nhằm vào thủ phủ Kharkov. Với khoản viện trợ mới, Ukraine có thể chuẩn bị ứng phó tốt hơn nếu điều này xảy ra. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ là khi nào và bằng cách nào các lực lượng Ukraine có thể giành quyền kiểm soát một số vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Nguồn cung cấp vũ khí không phải là vấn đề duy nhất của Ukraine. Hiện nước này không thể tập hợp đủ binh lính cho mặt trận. Luật huy động mới sẽ không giải quyết được vấn đề này. Ngoài ra, các tân binh cần được huấn luyện quân sự kỹ lưỡng, điều khó có thể thực hiện trong bối cảnh xung đột không ngơi nghỉ.

Bên cạnh đó, các đơn vị mới của Ukraine cần thay đổi những thiếu sót về chỉ huy còn tồn tại từ cuộc phản công đáng thất vọng năm ngoái, đặc biệt là về cách phối hợp các chiến dịch quy mô lớn.

Các khoản ngân sách được Quốc hội Mỹ phê duyệt có thể được sử dụng để đào tạo trong khu vực NATO, nhưng năng lực của các khóa học như vậy cho đến nay vẫn còn quá hạn chế.

Câu hỏi cấp bách hiện nay là bao giờ trang thiết bị, vũ khí và đạn dược sẽ được giao cho Ukraine? Liệu chúng có đến tay Kiev kịp thời trước khi một cuộc tấn công lớn của Nga, khi mà các chỉ huy quốc gia Đông Âu lo ngại có thể tạo ra những lỗ hổng trên tiền tuyến? Và nếu kịp thời thì diễn biến tiếp theo sẽ là gì?

Có thể bạn quan tâm
Ông Trump đề xuất cấp thẻ xanh cho người nước ngoài tốt nghiệp tại Mỹ

Ông Trump đề xuất cấp thẻ xanh cho người nước ngoài tốt nghiệp tại Mỹ

09:00 21/06/2024

Ông Trump đề xuất những sinh viên nước ngoài tốt nghiệp đại học ở Mỹ nên được tự động cấp thẻ xanh, tạo điều kiện ở lại quốc gia này.

Ông Thaksin lần đầu xuất hiện từ khi tự do

Ông Thaksin lần đầu xuất hiện từ khi tự do

13:00 14/03/2024

Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đến thăm ngôi chùa ở Bangkok, đánh dấu lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng từ khi được ra tù trước hạn.

Khai mạc Lễ hội Việt Nam tại Fukuoka 2023

Khai mạc Lễ hội Việt Nam tại Fukuoka 2023

01:00 19/04/2023

Lễ hội thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, các bạn trẻ Nhật Bản và cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại khu vực Kyushu.

Malaysia xem xét quan điểm của đối tác khu vực trước thềm Diễn đàn APEC

Malaysia xem xét quan điểm của đối tác khu vực trước thềm Diễn đàn APEC

11:40 03/11/2023

Malaysia sẽ xem xét quan điểm của các đối tác khu vực trước khi quyết định tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Mỹ tháng 11 sắp tới.

Đào đường hầm vào trung tâm thương mại, trộm hơn 700.000 USD

Đào đường hầm vào trung tâm thương mại, trộm hơn 700.000 USD

17:10 03/01/2024

Cảnh sát đang truy tìm ba tên trộm đào đường hầm vào trung tâm thương mại ở Ozamiz, cuỗm đi số trang sức, tiền mặt trị giá hơn 737.000 USD.

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore: Lý Hiển Long - Nhà lãnh đạo vì dân

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore: Lý Hiển Long - Nhà lãnh đạo vì dân

12:00 16/05/2024

Cảm giác về ông là rất dễ gần, bình dị, và thực chất... Dưới thời Thủ tướng Lý Hiển Long, quan hệ Việt Nam-Singapore đã đạt được những bước phát triển vô cùng ấn tượng... Đó là một trong những chia sẻ của nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore Tào Thị Thanh Hương với Báo Thế giới & Việt Nam nhân dịp nhà lãnh đạo Singapore chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm.

Ukraine tăng uy lực cho xuồng tự sát chuyên tập kích tàu Nga

Ukraine tăng uy lực cho xuồng tự sát chuyên tập kích tàu Nga

09:40 03/03/2024

Tướng Ukraine nói các dòng USV tự sát của nước này đã được cải tiến đáng kể, đặc biệt là mẫu Sea Baby, nhằm tăng hiệu quả tập kích Nga.

Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

Sập cao tốc ở Trung Quốc, hàng chục người nhập viện

18:50 01/05/2024

Ngày 1/5, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) đưa tin, ít nhất 31 người đã được đưa đến bệnh viện sau khi một phần đường cao tốc ở miền Nam nước này bị sập sáng sớm cùng ngày.

Nga nói phương Tây từ chối đối thoại để hạ nhiệt căng thẳng hạt nhân

Nga nói phương Tây từ chối đối thoại để hạ nhiệt căng thẳng hạt nhân

19:10 22/05/2024

Điện Kremlin cho rằng 'đối thoại sâu rộng' là cách để giảm căng thẳng về vấn đề hạt nhân, song phương Tây đến nay vẫn từ chối làm điều này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra