Bình thường, viên chức dân số công tác ở các xã biên giới ở tỉnh Quảng Trị phụ trách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nhưng khi có dịch COVID-19, họ được phân công làm đủ việc như các cán bộ ở trạm y tế. Không nề hà, họ chung vai cùng phòng chống dịch. Đến lúc có chế độ, họ lại bị đẩy ra ngoài, nên ai cũng hụt hẫng.
Công việc thường ngày của viên chức dân số ở rẻo cao Đakrông
Quê ở tỉnh Nam Định, từ năm 1999, cả gia đình anh Trần Văn Hiền chuyển vào xã Tà Rụt (huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị) sinh sống. Năm nay 36 tuổi, anh Hiền đã có 11 năm gắn bó với xã A Vao (huyện Đakrông) và làm công tác dân số ở Trạm Y tế xã A Vao.
Xã A Vao có 6 thôn với 3.400 nhân khẩu, chủ yếu là người đồng bào thiểu số Pa Cô sinh sống. Bám vào nương rẫy, nên người dân ở đây còn khó khăn.
Ở trạm, 1 mình anh Hiền là viên chức dân số, người dân ở xã đông, sinh đẻ thiếu kế hoạch trong lúc kinh tế khó khăn, nên công việc của anh Hiền khá bận rộn.
Anh Hiền kể, 1 tháng, anh triển khai khoảng 3 nội dung, và nội dung nào cũng phải đi về các thôn bản. Tuần đầu tiên, anh truyền thông về các biện pháp tránh thai, tuần thứ 2 truyền thông Nghị định 39/2015 về hỗ trợ cho phụ nữ là người đồng bào thiểu số thực hiện các biện pháp tránh thai, tuần thứ 3 thì truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Còn tuần thứ 4 thì tổng hợp, làm báo cáo cho tháng mới.
“Kế hoạch thì ngắn gọn, đơn giản. Nhưng để hoàn thành công việc thì thực sự lắm gian nan” - anh Hiền nói.
Gian nan mà anh Hiển kể, như thôn Pa Lin cách trung tâm 20 km, trước để đi vào thôn mất 2 giờ đồng hồ mướt mồ hôi vì đường đất. Bây giờ, đường mới đổ bê tông, nhưng mùa mưa thì cũng dễ bị cô lập vì nước lũ, sạt lở đất.
Để tiếp cận một gia đình có đông con, trước tiên, anh Hiền phải tìm hiểu về gia đình đó qua già làng, trưởng bản. Tiếp đó, sẽ vận động sử dụng các biện pháp tránh thai.
Do người dân không có nhu cầu tránh thai, nên để vận động được đôi vợ chồng chịu dùng các biện pháp tránh thai hoặc đình sản không phải ngày một ngày hai mà thành công.
11 năm anh Hiền kiên trì bám bản làng, nên công tác dân số ở A Vao có nhiều chuyển biến. Từ chỗ tỉ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở mức cao, thì nay đã giảm đi nhiều. Số cặp vợ chồng chịu sử dụng các biện pháp tránh thai, đặc biệt là đình sản cũng tăng lên, đồng nghĩa với việc kế hoạch hóa gia đình tốt hơn…
Tham gia chống dịch và bị “bỏ rơi”
Là viên chức dân số, công việc của anh Hiền là phụ trách dân số và kế hoạch hóa gia đình, phụ trách chương trình truyền thông, người cao tuổi. Nhưng không dừng ở đó, hễ có việc gì, anh Hiền sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Đặc biệt, khi dịch COVID-19 xuất hiện, Trung tâm y tế huyện Đakrông cử đi trực chốt liên ngành ở địa điểm giáp ranh giữa tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ở xã A Bung, ở ngã ba đường lên Cửa khẩu quốc tế La Lay, anh Hiền sẵn sàng tham gia không ý kiến.
Ngoài trực chốt liên ngành, anh Hiền còn tham gia đi truy vết F1, F2, đi phun khử khuẩn phòng COVID-19 ở các hộ gia đình.
“Nếu có bệnh nhân hoặc các đối tượng nghi vấn, thì lấy test. Nếu dương tính thì báo lên ban chỉ đạo, rồi đến nhà bệnh nhân treo bảng căng dây… Nói chung, anh em ở trạm làm gì mà mình làm được, thì cùng chung vai hỗ trợ chứ không nề hà gì cả” - anh Hiền nhớ lại.
Cùng thời điểm tham gia nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19, anh Hiền cũng phải làm tốt công tác dân số của mình, chứ không lơ là bỏ lỡ được.
Làm đủ việc với tinh thần trách nhiệm cao, khi nghe có phụ cấp ưu đãi, mọi người đều nghĩ ai cũng sẽ được động viên. Nhưng Nghị định 05/NĐ-CP bổ sung khoản 7 vào Điều 3 Nghị định 56 về “Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức y tế dự phòng, y tế cơ sở áp dụng từ ngày 1.1.2022 đến hết ngày 31.12.2023” lại không có tên của viên chức dân số.
Hỏi anh Hiền, lúc biết tin mình không được hưởng phụ cấp ưu đãi như các anh em trong trạm, anh nghĩ gì? Anh Hiền bảo, “công sức mình cũng bỏ ra như anh em, nhưng khi có chế độ thì lại bị loại ra, thấy như mình bị bỏ rơi, nên rất hụt hẫng”.
“Không phải chỉ riêng mình có cảm giác đó, mà các viên chức dân số ở các xã gần đây cũng như vậy” - anh Hiền chia sẻ.
Sở Y tế tỉnh Quảng Trị đã và Công đoàn ngành Y tế tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ Y tế, Công đoàn Y tế Việt Nam về việc đề xuất Chính phủ điều chỉnh theo hướng, tăng mức phụ cấp ưu đãi nghề lên mức 100% đối với các viên chức y tế dự phòng và người lao động khác (ngoài đối tượng quy định tại Nghị định 56) công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị đã và đang hưởng phụ cấp ưu đãi mức dưới 40%; Xem xét bổ sung các đối tượng viên chức dân số, truyền thông, nhóm viên chức làm hành chính, kế hoạch, kế toán và người lao động khác công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị và các Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố có tham gia các hoạt động liên quan đến công tác chuyên môn được tăng mức hưởng phụ cấp ưu đãi nghề.
Hà Nội - Vờ mượn điện thoại người đi đường để gọi cho người thân, người phụ nữ đã lấy máy và phóng xe chạy mất.
Công an xã là lực lượng an ninh cấp cơ sở, thường được phân công làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn xã hội tại cộng đồng. Công an xã thường được chia thành nhiều nhóm công tác, phụ trách các nhiệm vụ từ bảo vệ trị an, xử lý các vụ việc vi phạm, cho đến tuyên truyền và giáo dục pháp luật tại địa phương. Theo quy định tại Nghị định 01/2008/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan, lực lượng công an xã không có quyền xử lý các vi phạm về giao...
Mới đây, ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - ký văn bản gửi Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền (YHCT) về việc tổ chức thực hiện kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh. Theo nội dung văn bản, UBND tỉnh thống nhất nội dung kết luận thanh tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý tài chính tại Bệnh viện YHCT. Chủ tịch tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn...
Liên quan đến vụ án bà Lê Thị Dung bị kết án 5 năm tù vì sai phạm liên quan đến việc lập quy chế chi tiêu nội bộ sai...
Nhà xưởng rộng 4.000 m2 của cơ sở sản xuất, thu mua nấm Nguyên Long hơn 3 ha ở huyện Lạc Dương bốc cháy dữ dội, chiều 19/11.
Các bị cáo đã thuê người làm giả hồ sơ tàu, thay đổi số hiệu, tắt thiết bị giám sát hành trình sang vùng biển nước ngoài đánh bắt hải...
Sáng 14.3, Công an huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk thông tin, vừa tạm giữ hình sự tài xế điều khiển xe tải gây tai nạn khiến 2 em học...
Nguyễn Đức Trung (SN 1992, trú tại Vĩnh Phúc) - kẻ bắt cóc bé trai 7 tuổi ở khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội), đòi gia đình nạn nhân 15 tỷ đồng tiền chuộc, đã bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam.
Sau 3 ngày mất tích trên biển, thi thể hai anh em ở Hà Tĩnh mất tích đã được cơ quan chức năng tìm thấy và đưa về an táng.