Sau chuyến làm việc của các chuyên gia y tế Cuba, ngành y tế TP.HCM khẳng định sẽ tham mưu UBNDTP bổ sung đề án: 'Triển khai thí điểm mô hình bác sĩ gia đình của Cuba tại một số quận, huyện của TPHCM'.
Ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho rằng một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định cho sự thành công của mô hình bác sĩ gia đình tại Cuba là công tác đào tạo bác sĩ.
Loại hình "bác sĩ y khoa tổng quát toàn diện" chính là nguồn nhân lực chủ lực cho y tế cơ sở tại Cuba.
Gần một tuần công tác tại TP.HCM, đoàn chuyên gia y tế cao cấp về y tế công cộng của Cuba gồm GS.BS José Armando Aronte Villamarín và GS.BS Sonia María González Vega (được Bộ trưởng Bộ Y tế Cuba cử đến TP.HCM) lần lượt làm việc với Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (HCDC), quận 8 và huyện Bình Chánh.
GS.BS José Armando Aronte Villamarín nhận định việc phát triển y tế cơ sở tại TP.HCM sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi nhân lực y tế đang tập trung số đông tại các bệnh viện.
Điều này khác xa với Cuba khi đang có hơn 50% bác sĩ và điều dưỡng được phân bổ về y tế cơ sở. Các bác sĩ tại y tế cơ sở được đào tạo bài bản và chính quy theo mô hình bác sĩ thực hành toàn diện.
Về tổ chức hệ thống y tế ở Cuba, theo ông mỗi địa phương có một phòng khám đa khoa, quy mô có thể tương đương Trung tâm Y tế tuyến quận, huyện ở Việt Nam. Dưới mỗi phòng khám sẽ có từ 20 - 30 văn phòng bác sĩ gia đình (tương ứng với các trạm y tế), được phân phụ trách quản lý sức khỏe cho khoảng 1.000 - 1.500 người dân.
"Hệ thống văn phòng bác sĩ gia đình tại Cuba được đặt tại mọi khu dân cư tạo thành xương sống trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Những bác sĩ gia đình sẽ đến tận nhà theo dõi và đánh giá, phân loại tình trạng sức khỏe theo các cấp độ khác nhau, từ đó có quy trình sàng lọc, khám, tư vấn phù hợp cho hơn 11 triệu dân" - GS.BS José Armando Aronte Villamarín nói.
Đối chiếu vào thực tế của TP.HCM, các chuyên gia Cuba thẳng thắn chỉ ra nhiều trở ngại. Trước tiên là nguồn nhân lực y tế cơ sở của TPHCM còn rất mỏng so với yêu cầu và mục tiêu của y học gia đình. Kế đến rất khó thuyết phục và lôi kéo các cơ sở phòng khám tư nhân tham gia làm mạng lưới y học gia đình đúng nghĩa phòng bệnh hơn chữa bệnh.
"Đặc biệt cần nhận thức đúng bác sĩ gia đình không phải là bác sĩ có thể điều trị tất cả bệnh lý, mà ngược lại, bác sĩ gia đình phải thật sự là nhà tư vấn phòng bệnh, chăm sóc các bệnh phổ biến và kết nối ngay với các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện khi cần thiết" - GS.BS José Armando Aronte Villamarín khẳng định.
Đồng tình với các đánh giá này, ông Tăng Chí Thượng khẳng định đã lường định được các thách thức khi xây dựng lộ trình chuyển đổi hoạt động các trạm y tế theo mô hình bác sĩ gia đình.
Ông bày tỏ sự mong muốn được các chuyên gia y tế hàng đầu của Cuba tư vấn, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật trong thời gian sắp tới. Trước mắt là sớm ký kết bản ghi nhớ (MOU) giữa Bộ Y tế Cuba và TP.HCM trong việc đào tạo ngắn hạn, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng lộ trình và triển khai mô hình bác sĩ gia đình. Ngành y tế sẽ có những sáng tạo, điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế của hệ thống y tế TP.HCM.
Mô hình của Cuba cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt khi quận 8 và huyện Bình Chánh là hai địa phương mong muốn và "ấp ủ" được thí điểm. "Tôi luôn ấp ủ mong muốn đem mô hình này về thí điểm tại huyện Bình Chánh. Điều này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho việc chăm sóc sức khỏe người dân" - ông Trần Văn Nam - bí thư huyện ủy Bình Chánh, chia sẻ sau chuyến công tác tại Cuba.
Từ mong muốn này, lãnh đạo Sở Y tế cho biết sẽ tham mưu UBND TP lựa chọn 5 huyện (mỗi huyện chọn một xã xa trung tâm nhất) triển khai thí điểm mô hình bác sĩ gia đình trong vòng hai năm, sau đó đánh giá và nhân rộng cho các phường, xã khác.
Ngoài ra, TP cũng mong muốn phối hợp với Cuba trong mua bán, phối hợp sản xuất thuốc, vắc xin và sinh dược.
Mô hình bác sĩ gia đình do lãnh tụ Fidel Castro khởi xướng từ năm 1984. Cuba hiện có tổng cộng 12.833 bác sĩ gia đình, trung bình cứ 857 người dân có một bác sĩ gia đình. Từ đó đến nay người dân Cuba đã được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ dàng hơn, các chỉ số sức khỏe đã cải thiện rõ rệt.
Đặc biệt, Cuba đã có một hệ thống y tế hoàn toàn miễn phí, có thể tự sản xuất thuốc và vaccine, đã cử 23.000 bác sĩ đến 55 quốc gia trên thế giới để hỗ trợ chăm sóc y tế.
Liên quan đến biệt thự trăm tuổi ở Đồng Nai (nhà lầu ông Phủ), chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai có văn bản đề nghị chính quyền quan tâm bảo tồn biệt thự này.
TP - Hiện nay, lứa tuổi vào Đảng thường cũng trên dưới 30 tuổi. Nhưng, các đồng chí Biên phòng ở Điện Biên “chỉ điểm” cho chúng tôi rằng, trên địa bàn có một đảng viên, làm Bí thư Chi bộ ở tuổi 22. Người đó là Tráng A Dung, người Mông ở thôn Phìn Hồ, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên…
Gia đình tôi vốn là một gia đình trí thức, ba mẹ đều là giáo viên tại một trường THCS ở huyện Châu Thành, Tiền Giang.
Ông Phan Trường Sơn - một trong ba nạn nhân được cứu sống vụ sập cầu Phong Châu sáng 9/9 - cho biết đã cố hết sức bơi ngoi lên mặt nước, may mắn được người dân hỗ trợ.
Kết thúc bình chọn trực tuyến trên Tuổi Trẻ Online, đã có 216.483 lượt bình chọn cho 14 ứng viên Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2023.
Ngày 18.6, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam khu vực phía Nam tại TPHCM tổ chức Triển lãm tranh của nhóm họa...
Khi bị mắc kẹt trên núi Matterhorn, anh Tùng bấm điện thoại gọi cho cứu hộ, quấn cờ tổ quốc quanh người để giữ ấm thêm và đứng chờ 31 giờ trong bão tuyết.
Sau đúng 4 tuần được ghép tim từ người hiến chết não, bệnh nhân N.V.M (53 tuổi, Lạng Sơn) đã bình phục sức khỏe tốt và được các bác sĩ...
Lãnh đạo các bệnh viện tuyến trung ương cho rằng nếu bỏ giấy chuyển tuyến sẽ khiến hệ thống y tế bị vỡ trận, tê liệt, gây thiệt hại cho người bệnh.