Không chỉ là quốc gia có chi phí nuôi dạy trẻ đắt thứ hai thế giới, phụ huynh Trung Quốc còn phải hy sinh thời gian nghỉ ngơi và cơ hội thăng tiến nếu sinh con.
Chi phí nuôi một đứa trẻ đến năm 18 tuổi ở Trung Quốc gần như cao nhất thế giới so với GDP bình quân đầu người.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Dân số YaWa có trụ sở ở Bắc Kinh công bố cuối tháng 2, chi phí trung bình trên cả nước để nuôi dạy một đứa trẻ ở Trung Quốc đến năm 18 tuổi là 538.000 tệ (hơn 1,8 tỷ đồng). Mức chi này đã bao gồm phí bảo mẫu, dịch vụ chăm sóc trẻ em, học phí, giáo trình trên trường và hoạt động ngoại khóa. Con số này gấp 6,3 lần GDP bình quân đầu người của cả nước và gần như cao nhất thế giới.
Báo cáo này cũng nêu rõ tỷ lệ của Trung Quốc vượt xa các quốc gia khác như Nhật Bản (4,26 lần), Mỹ (4,11 lần) Pháp (2,24 lần) và chỉ sau Hàn Quốc (7,8 lần).
Bắc Kinh và Thượng Hải là hai nơi đắt đỏ nhất để nuôi dạy con. Mức chi phí trung bình lần lượt khoảng 936.000 tệ và hơn một triệu nhân dân tệ (gần 3,4 tỷ đồng). Nếu tính cả giai đoạn học lên đại học, mức này sẽ tăng thêm 25%.
Báo cáo cho biết các gia đình không bắt buộc phải chu cấp khoản phí cho con sau 18 tuổi nhưng hầu hết các phụ huynh vẫn đang làm.
Tuy nhiên nhiều người dùng mạng đã không đồng tình với kết quả nghiên cứu. Một bình luận nhận được hơn 6.000 lượt thích trên mạng xã hội Weibo viết: "Ước tính phải lên đến hàng triệu tệ cho học phí. 680.000 tệ là quá ít".
Riêng với thống kê của Bắc Kinh, nhiều người cho rằng chúng nên cao hơn, khoảng 2 triệu tệ (6,8 tỷ đồng).
Một bình luận riêng biệt đặt câu hỏi về hiệu quả của việc sử dụng mức thu nhập trung bình làm tiêu chuẩn nhận được 3.800 lượt thích: "Gia đình bình thường chỉ cần nộp học phí vài nghìn nhân dân tệ một năm, con vẫn học giỏi và đỗ đại học. Nhưng các gia đình giàu có lại chi hàng trăm nghìn nhân dân tệ để cho con đi du học. Do vậy việc tính trung bình là vô nghĩa".
Cũng theo báo cáo, chi tiêu cho giáo dục là yếu tố chính góp phần vào tổng chi phí nuôi dạy con ở Trung Quốc. Một nền giáo dục tốt đã và đang được coi là yếu tố quan trọng để thành công trong nước.
Một bài viết năm 2017 trên tờ SCMP nhấn mạnh "tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng đảm bảo tương lai có địa vị, của cải, thậm chí là quyền lực".
Trong bối cảnh đó, tiến sĩ Zhao nói áp lực cạnh tranh rất lớn buộc phụ huynh phải tìm kiếm nền giáo dục tốt cho con cái. Quá trình này bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên, do chất lượng các trường khác nhau, gia đình nông thôn cố gắng cho con theo học ở trường huyện thay vì ở làng, xã. Còn ở thành thị, các gia đình cố gắng mua những căn hộ đắt tiền gần các trường tốt nhất hoặc nộp "phí chọn trường" để con vào nơi như ý.
Giáo sư Stuart Gietel-Basten từ Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong cho rằng gia đình châu Á thường ít con và vô hình chung tạo áp lực khiến các bậc cha mẹ buộc con phải giỏi giang, con đường dẫn đến thành công vì thế mà hẹp hơn.
"Mặc dù có nhiều trường đại học ở Trung Quốc nhưng nhiều cha mẹ vẫn muốn con vào các trường đại học danh tiếng. Điều này thật không may đã trở thành một công cụ kiếm tiền cho các tổ chức", giáo sư Gietel-Basten nói.
Cũng trong báo cáo của Viện YaWa và các nhà phân tích, nuôi dạy con cái không chỉ gánh nặng tài chính mà còn là cái giá phải trả về thời gian và cơ hội của phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ.
Tiến sĩ Zhao dẫn một cuộc khảo sát của chính phủ thực hiện năm 2017 cho biết "thiếu người chăm sóc gia đình" là một trong ba lý do hàng đầu khiến phụ nữ Trung Quốc ở độ tuổi sinh đẻ không muốn có thêm con.
Các yếu tố mà các gia đình trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi dạy con phải kể đến như thời gian nghỉ thai sản, thời gian trông và đón con từ trường học, thời gian kèm trẻ làm bài tập cũng như làm việc nhà.
Đặc biệt, thời gian làm việc được trả lương cho phụ nữ giảm, chủ yếu là trước khi trẻ lên 4 tuổi. Tuy nhiên số giờ làm việc được trả lương của nam giới vẫn không đổi sau khi có con.
Ngoài lấy đi thời gian nghỉ ngơi, thu nhập của phụ nữ cũng giảm sâu sau sinh. Theo báo cáo ở Trung Quốc mỗi đứa trẻ được sinh ra đồng nghĩa với việc lương của phụ nữ sẽ giảm 12-17%.
Giáo sư Gietel-Basten cho rằng thiếu cân bằng trong vai trò giới tính, thiếu sự hỗ trợ khiến nhiều phụ nữ phải rời khỏi thị trường lao động do phải làm việc nhà.
Các kết quả gần đây cũng như đề xuất được đưa ra trong kỳ họp Quốc hội đầu năm nay của Trung Quốc nhấn mạnh phụ nữ nước này vẫn phải chịu những bất lợi đáng kể trong mọi lĩnh vực, từ phát triển nghề nghiệp đến gánh nặng công việc nhà.
Báo cáo thường niên công bố đầu tháng 3 của nền tảng tuyển dụng Zhaopin.com cho thấy phụ nữ đi làm ở Trung Quốc ít hơn nam giới khoảng 13%. Khoảng cách này gần như không đổi trong nhiều năm qua.
Hơn 70% nữ giới đi làm vẫn dành hai tiếng mỗi ngày để chăm sóc gia đình, nhưng đưa đến một nửa số đàn ông làm điều tương tự.
"Chính chi phí sinh đẻ cao, khó khăn trong việc cân bằng giữa gia đình và công việc khiến nhu cầu sinh con của người dân Trung Quốc gần như thấp nhất thế giới", báo cáo viết.
Minh Phương (Theo CNA)
Sáng 12/6, Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam phối hợp với Trung đoàn Pháo binh 58, Sư đoàn 308, Quân đoàn 1 tổ chức lễ Khai giảng và xuất quân “Học kỳ quân đội 2023 - Những bước chân Phù Đổng” dành cho khóa 3 (từ ngày 12/6-18/6) và khóa 4 (từ ngày 12/6-20/6/2023).
Dẫu tràn ngập không khí tươi vui và rộn sức trẻ song có ít nhất hai khoảnh khắc lắng đọng đáng nhớ tại Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM lần IX trong phiên bế mạc.
Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam vừa công bố biểu trưng Đại hội Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 7 tới. Đây cũng là đại hội điểm Hội LHTN Việt Nam cấp tỉnh đầu tiên trên cả nước.
Chào anh - người em kiếm tìm bao lâu nay cho kế hoạch lớn của cuộc đời là cùng xây dựng ngôi nhà hạnh phúc chan chứa tình yêu thương.
TP - Gửi tâm tư, nguyện vọng về Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” do Ban Bí thư T.Ư Đoàn tổ chức ngày 17/3, các bạn trẻ đều bày tỏ sự quan tâm đặc biệt về việc trang bị kiến thức, kỹ năng số để làm chủ công nghệ, tự tin hội nhập quốc tế.
Wang, một mẹ chồng ở Trung Quốc, nhận được sự ủng hộ lớn khi thuê xe cẩu để nâng con dâu đang hồi phục sau ca mổ đẻ lên ngôi nhà trên tầng 7 của gia đình.
Số con trung bình của một phụ nữ TP HCM trong độ tuổi sinh đẻ là 1,32, trong khi năm ngoái là 1,42, giảm ở mức cảnh báo.
UBND tỉnh Khánh Hòa ghi nhận số người ngộ độc ở Nha Trang tiếp tục tăng, với 222 ca nhập viện tính đến 15h ngày 14/3, bao gồm 60 người trước đó nghi ăn ở quán cơm gà.
UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 11/8 công bố dịch bạch hầu tại thị trấn Mường Lát, bởi đánh giá bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sau ba ca dương tính và 34 F1.