Vì sao NATO quyết kết nạp Thụy Điển?

10:40 25/01/2024

Thổ Nhĩ Kỳ vừa đồng ý kết nạp Thụy Điển vào NATO, giúp Stockholm tiến thêm một bước đến việc gia nhập khối liên minh quân sự này.

Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson (trái) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo ngày 24-10-2023 tại Stockholm (Thụy Điển) - Ảnh: AFP

Viễn cảnh gia nhập của Thụy Điển trên thực tế là một sự kiện mang tính cột mốc đối với quá trình mở rộng ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Bắc Âu, vốn có truyền thống trung lập và nắm giữ nhiều dự án kinh tế - thương mại đầy tiềm năng hướng đến Bắc Cực.

"NATO hóa" Bắc Âu

Ở cấp độ khu vực, mặc dù Thụy Điển sắp kỷ niệm 30 năm tham gia hợp tác với NATO nhưng khuôn khổ Sáng kiến Đối tác tương tác tăng cường (PII) giữa Thụy Điển - NATO ký kết từ năm 2014 chỉ cho phép lực lượng NATO tham gia các hoạt động tập trận có tần suất thấp trên lãnh thổ Thụy Điển.

Điển hình là cuộc tập Aurora lớn nhất vào tháng 4-2023 ở các khu vực xung quanh đảo Gotland chiến lược và các cuộc tập trận trước đó chỉ diễn ra một lần mỗi năm kể từ 2021.

Do đó, tư cách thành viên của Thụy Điển sẽ cho phép NATO chính thức được triển khai lực lượng thường xuyên hơn đến đảo Gotland nằm ở trung tâm Biển Baltic. Từ đó hoàn thành "chuỗi đảo thứ nhất" kết nối từ đảo Aland (Phần Lan) đến đảo Bornholm (Đan Mạch) đi qua Gotland nhằm củng cố hạ tầng quân sự chiến lược đối trọng hiệu quả với căn cứ của Hạm đội Biển Baltic mà Nga đặt tại lãnh thổ Kaliningrad.

  • Thụy Điển nói gia nhập NATO trước mới gửi tiêm kích Gripen cho Ukraine

  • Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO có ý nghĩa gì với châu Âu?

Kết hợp với "chuỗi đảo GIUK" giữa Greenland (Đan Mạch) - Iceland - Vương quốc Anh ở phía tây Bắc Băng Dương, mạng lưới chuỗi đảo phòng vệ của NATO sẽ được củng cố đáng kể.

Sự kiện này cũng đánh dấu xu hướng "NATO hóa" toàn bộ Tổ chức Hợp tác quốc phòng Bắc Âu (NORDEFCO), khi toàn bộ thành viên của cấu trúc quốc phòng này đều tham gia khối NATO.

Ở cấp độ liên khu vực, kịch bản Thụy Điển gia nhập khối này sẽ lập tức đánh dấu xu hướng "NATO hóa" toàn diện trong Hội đồng Bắc Cực (AC) khi chỉ còn Nga là thành viên duy nhất của AC không phải thành viên NATO.

Tuy thực trạng này vẫn ít có khả năng thúc đẩy Nga tiếp tục rút khỏi AC như đã từng tuyên bố đối với Hội đồng khu vực Biển Barents và châu Âu - Bắc Cực (BEAC) vào tháng 9-2023 (do Nga vừa hoàn thành nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên ở AC), nhưng sẽ giúp thúc đẩy việc đảm bảo an ninh hàng hải đối với các hành lang hướng Bắc của châu Âu (đặc biệt là hành lang Bothnian mà Bắc Âu đang xây dựng được EU tài trợ).

Việc kiện toàn hiện diện của NATO ở Bắc Âu giúp giảm thiểu sự bất lợi về năng lực quân sự của các nước Bắc Âu trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Bắc Cực với quốc gia có lãnh thổ giáp đến 53% diện tích Bắc Băng Dương như Nga.

Điều này thực sự quan trọng trong bối cảnh Bắc Âu đang có xu hướng mở rộng các cơ chế hợp tác tiểu khu vực đến khu vực Biển Baltic thông qua cơ chế hợp tác Bắc Âu - Baltic (NB8) và đến cả nhóm quốc gia giáp biển Adriatic, Biển Đen với Sáng kiến Ba biển (3SI) vốn cũng thuộc vành đai phòng thủ phía Đông mà NATO đang tăng cường lực lượng.

Nga không quyết ngăn cản

Có thể thấy mặc dù Bộ Ngoại giao Nga từng cảnh báo các hậu quả chính trị và quân sự nghiêm trọng nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO từ cuối năm 2021, nhưng những biện pháp gây áp lực hiện tại của Nga đều không có bất kỳ hiệu quả nào.

Sự tham gia chính thức của Phần Lan vào tháng 4-2023 và xu hướng sắp tới của Thụy Điển cho thấy khả năng rất cao phía Nga đã không thực sự muốn ngăn cản cả hai lộ trình này.

Trong đó, điều quan trọng nhất chính là sự đảm bảo nguyên tắc mở rộng của NATO đã được phía Phần Lan khẳng định trong báo cáo chính thức về Môi trường an ninh khu vực của chính phủ ngay trước khi gia nhập NATO.

Nguyên tắc này đảm bảo việc NATO không được phép triển khai thường trực quân đội, khí tài và vũ khí hạt nhân tại lãnh thổ các quốc gia thành viên mới, đồng thời Phần Lan đảm bảo giữ quyền quyết định vị trí triển khai tên lửa và vũ khí NATO trên lãnh thổ của họ theo mô hình gia nhập của Đan Mạch và Na Uy trước đó.

Ngay cả khối NATO cũng yêu cầu các quốc gia mới gia nhập "cam kết giải quyết hòa bình các xung đột" trong các nguyên tắc mở rộng từ năm 1995. Do đó, đề nghị của Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đến Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson, về việc đàm phán chuyên sâu ở thủ đô Budapest có xu hướng chỉ nhằm có được sự đảm bảo cụ thể với các nguyên tắc trên.

Hungary từ lâu đã có quan hệ truyền thống tốt đẹp với Nga và hiện là "chốt chặn" cuối cùng trên lộ trình gia nhập NATO của Thụy Điển và ngay từ đầu Hungary đã không nêu bất kỳ điều kiện nào làm điều kiện đánh đổi với Thụy Điển như phía Thổ Nhĩ Kỹ.

Các phản ứng có phần giảm nhẹ từ phía Nga, khi chỉ đề cập đến "ảnh hưởng xấu" đối với tình hình an ninh ở Bắc Âu, vốn "là một trong những khu vực ổn định nhất thế giới" càng củng cố thêm cho xu hướng đảm bảo không vi phạm các "giới hạn đỏ" ở Biển Baltic (điển hình là không phong tỏa quân sự lãnh thổ Kaliningrad).

Tư cách thành viên của Thụy Điển có thể chỉ mang tính biểu tượng khi nước này giúp NATO hoàn thành "chuỗi đảo Baltic" nhân kỷ niệm 30 năm tham gia cộng tác với NATO. Sự song hành giữa xu hướng đảm bảo "vành đai phía Đông" với các sáng kiến kết nối Ba biển và Hành lang kinh tế hướng Bắc của khu vực Bắc Âu mà Thụy Điển tham gia chính là mục tiêu tương hỗ chiến lược mà cả hai bên đều được lợi lần này.

Có thể bạn quan tâm
Cấp đất một đàng, dự án điện gió lại xây dựng trụ tua bin một nẻo

Cấp đất một đàng, dự án điện gió lại xây dựng trụ tua bin một nẻo

22:10 30/11/2023

Có đến 21 trụ tua bin gió của hai dự án điện gió Hướng Linh 1, Hướng Linh 2 được xây dựng ngoài 'sổ đỏ' đất được cấp.

Đà Nẵng cho phép 500 taxi điện hoạt động

Đà Nẵng cho phép 500 taxi điện hoạt động

22:20 10/06/2023

Ngày 10/6, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết, ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND thành phố vừa ký ban hành quyết định chấp thuận cho Công ty CP di chuyển xanh và thông minh GSM - Chi nhánh Đà Nẵng đăng ký hoạt động vận tải khách bằng taxi điện tại Đà Nẵng với số lượng không quá 500 phương tiện. Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giao Sở Giao thông - Vận tải (GT-VT) căn cứ chủ trương của thành phố hướng dẫn Công ty CP di chuyển xanh và thông minh GMS...

Thảm kịch hàng không nào kinh hoàng nhất lịch sử?

Thảm kịch hàng không nào kinh hoàng nhất lịch sử?

02:20 23/05/2024

Tuy là phương thức vận chuyển an toàn nhất, nhưng thế giới đã không ít lần phải chứng kiến những vụ tai nạn máy bay kinh hoàng khiến nhiều người thiệt mạng.

Toàn cảnh đường Lê Quang Đạo kéo dài tổng vốn gần 750 tỉ đang thi công

Toàn cảnh đường Lê Quang Đạo kéo dài tổng vốn gần 750 tỉ đang thi công

15:30 21/01/2024

Hà Nội - Nhiều đoạn tuyến thuộc Dự đầu tư xây dựng đường Lê Quang Đạo kéo dài, tổng vốn đầu tư 740 tỉ đồng đã thành hình sau một...

Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Triều Tiên dừng các hành động leo thang

Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Triều Tiên dừng các hành động leo thang

08:40 11/07/2023

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nhấn mạnh Mỹ một lần nữa kêu gọi Triều Tiên có chính sách ngoại giao nghiêm túc và bền vững.

Brazil gợi ý về 'G20 chính trị' làm trung gian giữa Nga và Ukraine

Brazil gợi ý về 'G20 chính trị' làm trung gian giữa Nga và Ukraine

04:30 17/04/2023

Tổng thống Brazil Lula da Silva nhấn mạnh ở thời điểm hiện tại, điều quan trọng là tạo ra một G20 kiểu khác để nhanh chóng tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột Nga-Ukraine và thiết lập hòa bình.

Liên hợp quốc hối thúc Liban, Israel kiềm chế sau căng thẳng biên giới

Liên hợp quốc hối thúc Liban, Israel kiềm chế sau căng thẳng biên giới

10:40 10/06/2023

Người phát ngôn của Lực lượng lâm thời LHQ tại Liban hối thúc “các bên sử dụng hiệu quả các cơ chế phối hợp để ngăn chặn những hiểu lầm và vi phạm, đồng thời góp phần duy trì sự ổn định trong khu vực.

Đánh chết người vì không được can bạn đánh nhau

Đánh chết người vì không được can bạn đánh nhau

20:00 05/06/2024

Nam thanh niên dùng dao, cây sắt đánh chết người phụ nữ ngăn cản mình can hai nữ đồng nghiệp đang đánh nhau.

Đại lễ Phật Đản: Lan tỏa văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo

Đại lễ Phật Đản: Lan tỏa văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo

08:00 31/05/2023

Ngày lễ Phật đản đã trở thành lễ hội lớn của tăng ni, tín đồ, phật tử và được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức trang trọng nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo.

Co loi xay ra
Co loi xay ra