Vì sao liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở đất khiến nhiều người thiệt mạng?

16:50 18/07/2024

Theo TS Trịnh Hải Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, hiện tượng trượt lở đất đá xuất hiện ngày càng nhiều tại khu dân cư hoặc dọc các tuyến đường giao thông nằm sát sườn đồi, núi.

Huy động phương tiện đào bới, tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp ở Hà Giang. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)

Trước tình hình sạt lở đất xảy ra liên tiếp trên cả nước những ngày qua, đặc biệt tại các khu vực vùng núi phía Bắc; điển hình là vụ sạt lở đất vùi lấp xe khách ở tỉnh Hà Giang sáng 13/7 làm 11 người chết, 4 người bị thương và vụ sạt lở đất ở tỉnh Lâm Đồng trưa 15/7 vùi lấp 1 căn nhà và 1 người tử vong, các chuyên gia địa chất cho rằng việc ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến để phục vụ nhận dạng và phân vùng nguy cơ trượt lở là hết sức cần thiết.

Sạt lở đất vùi lấp nhà dân ở Lâm Đồng. (Nguồn: TTXVN)

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Trịnh Hải Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản để làm rõ vấn đề này.

- Thời gian qua, nhiều vụ sạt lở đất đá nghiêm trọng đã xảy ra, gây ảnh hưởng đến đời sống người dân. Vậy theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Việt Nam cần xây dựng những tiêu chí cụ thể nào để khoanh định, phân vùng những nơi có nguy cơ sạt lở cao?

Tiến sỹ Trịnh Hải Sơn: Nguyên nhân gây sạt lở, trượt lở đất đá khu vực miền núi, trung du Việt Nam rất đa dạng, trong đó phải kể đến các yếu tố: địa chất, kiến tạo, địa hình, địa mạo, thạch học, vỏ phong hóa, thổ nhưỡng, thảm phủ, sử dụng đất, khí tượng, thủy văn...

Nhìn chung, yếu tố kích hoạt tự nhiên được xác định chủ yếu là do mưa. Tuy nhiên, yếu tố kích hoạt do con người đang ngày càng gia tăng từ các hoạt động nhân sinh như: phá rừng, cắt xẻ sườn đồi, núi, khai thác khoáng sản...

Có thể nhận thấy những khu vực được xác định có mức độ nguy cơ cao, rất cao về trượt lở đất đá thường có ít dân cư sinh sống nên thiếu ghi nhận thiệt hại xảy ra ở đây. Những khu vực được xác định có mức độ nguy cơ trung bình hoặc thấp đối với trượt lở đất đá thường có mật độ dân cư cao, tập trung rất nhiều hoạt động nhân sinh.

Hiện tượng trượt lở đất đá xuất hiện ngày càng nhiều tại các khu dân cư hoặc dọc các tuyến đường giao thông nằm sát các sườn đồi, núi, vách taluy cao dốc. Cá biệt, một số khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá thấp lại thường nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của nguy cơ lũ quét cao và rất cao.

Để phân vùng những nơi có nguy cơ trượt lở đất đá cao tại Việt Nam, trước hết, cần xây dựng được Bộ tiêu chí đánh giá và xác định các khu vực, lưu vực có nguy cơ cao xảy ra trượt lở đất đá. Cần phải có được đầy đủ bộ cơ sở dữ liệu của các bản đồ thành phần như bản đồ nguy cơ trượt lở đất đá, bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá để phân tích, đánh giá tổng hợp, tích hợp, từ đó mới có thể xây dựng và đề xuất được Bộ tiêu chí đánh giá và khoanh định các khu vực có nguy cơ cao về trượt lở đất đá.

Bộ tiêu chí này sẽ được áp dụng cho 15 tỉnh miền Bắc đã có đủ cơ sở dữ liệu phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá theo tỷ lệ 1:50.000 giúp khoanh định các "khu vực nhạy cảm" về trượt lở đất đá; áp dụng thêm tổ hợp 4 tiêu chí gồm: dân cư, giao thông, công trình trọng điểm và lưu vực sông suối.

Việc áp dụng các tiêu chí nêu trên giúp phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá đã lập được danh sách với tỷ lệ 1:10.000; đồng thời, lập được danh sách các khu vực có khả năng ảnh hưởng các công trình trọng điểm ở tỷ lệ 1:5.000. Các khu vực nhạy cảm được thể hiện ở 3 mức độ khác nhau từ cao, trung bình, thấp và là cơ sở khoa học cụ thể để cảnh báo sớm trượt lở đất đá khu vực miền núi, trung du Việt Nam.

- Trước tình hình sạt lở ngày càng diễn biến phức tạp, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã triển khai những nhiệm vụ trọng tâm nào để giám sát và dự báo tình trạng sạt lở đất đá tại các địa phương hay xảy ra sạt lở, thưa ông?

Tiến sỹ Trịnh Hải Sơn: Đến nay, công tác nghiên cứu về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét; giám sát và dự báo trượt lở đất đá tại Việt Nam đã được triển khai ở nhiều đơn vị trong và ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó có Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.

Những năm gần đây, Viện đã chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Bộ triển khai thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan tới lĩnh vực này.

Cụ thể như xây dựng hệ thống thử nghiệm cho cảnh báo sớm một khối trượt lở đất tại Tương Dương, tỉnh Nghệ An; điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam; nghiên cứu lắp đặt các thiết bị cảnh báo sạt lở đất theo thời gian thực tại các địa điểm Mù Cang Chải (Yên Bái), Bát Xát, thành phố Sa Pa (Lào Cai)...

Ngoài ra, Viện cũng nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng Bộ tiêu chí và xác định các khu vực nhạy cảm về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam; nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát để cảnh báo sớm theo thời gian thực về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam; nghiên cứu thiết kế và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn dùng chung thống nhất liên ngành phục vụ công tác cảnh báo sớm trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét theo thời gian thực khu vực miền núi, trung du Việt Nam...

Hiện, Viện đang triển khai thực hiện 2 Đề án “Phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và sụt lún đất do mưa tại khu vực trung du và miền núi và “Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam."

- Thiên tai ngày càng khốc liệt và diễn biến phức tạp. Theo ông, thời gian tới, Việt Nam cần có những giải pháp nào để giảm thiểu thiên tai, trong đó có trượt lở đất đá?

Tiến sỹ Trịnh Hải Sơn: Việc nhận dạng và phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá phụ thuộc nhiều vào cơ sở dữ liệu của công tác điều tra, phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá toàn quốc ở các tỷ lệ.

Đến thời điểm hiện tại, cơ sở dữ liệu về hiện trạng và phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá ở tỷ lệ 1:50.000 của 37 tỉnh miền núi và trung du Việt Nam vẫn chưa được đầy đủ. Dữ liệu chưa được chuẩn hóa, đồng bộ gây nhiều khó khăn cho công tác tổng hợp dữ liệu.

Đặc biệt, Bộ cơ sở dữ liệu phục vụ công tác điều tra, phân vùng nguy cơ cho các khu vực trọng điểm như: số liệu địa hình ở tỷ lệ lớn (1:10.000, 1:5.000, 1:2.000) còn thiếu và chưa được cập nhật bổ sung; do đó, dẫn đến kết quả xử lý bị sai và thiếu.

Bộ cơ sở dữ liệu về địa chất ở tỷ lệ trung bình (1:50.000) cũng vẫn còn thiếu rất nhiều và chưa được tiến hành điều tra chi tiết bổ sung; các tỷ lệ 1:10.000, 1:5.000 rất ít, hầu như chỉ có ở những khu vực điều tra, đánh giá các mỏ khoáng sản.

Do đó, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một Trung tâm cơ sở dữ liệu liên ngành về trượt lở đất đá; đầu tư kinh phí tiến hành các đề án, dự án về điều tra trượt lở đất đá ở các tỷ lệ lớn cho các khu vực trọng điểm, nhạy cảm về trượt lở đất đá.

Ngoài ra, các hệ thống cảnh báo sớm về trượt lở đất đá theo thời gian thực tại một số địa điểm là những công cụ vô cùng quan trọng cho công tác cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu thiệt hại do trượt lở đất đá gây ra. Tuy nhiên, công tác chế tạo, nội địa hóa các thiết bị cảnh báo sớm trượt lở đất đá mới chỉ thu được những kết quả thử nghiệm ban đầu.

Do vậy, việc ứng dụng, nâng cấp các phiên bản mới với tính năng mới cho các thiết bị, thử nghiệm tại nhiều khu vực khác nhau là hết sức cần thiết. Điều này đòi hỏi nỗ lực triển khai đào tạo nhân lực, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; trao đổi học tập kinh nghiệm và hợp tác quốc tế.

- Trân trọng cảm ơn Tiến sỹ./.

Có thể bạn quan tâm
Tin tức 24h: Triệu tập người nghi bỏ độc vào bữa ăn của học sinh ở Sơn La

Tin tức 24h: Triệu tập người nghi bỏ độc vào bữa ăn của học sinh ở Sơn La

20:50 24/09/2023

Tin tức 24h : Áp thấp nhiệt đới đã hình thành trên Biển Đông; Công an triệu tập đối tượng nghi bỏ độc vào bữa ăn học sinh ở Sơn...

Tái hiện khí thế hào hùng của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tái hiện khí thế hào hùng của Chiến thắng Điện Biên Phủ

07:20 07/05/2024

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Chiến thắng Điện Biên Phủ như là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”; “Đó là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, cần tiếp tục được phát huy, lan tỏa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay và mai sau.

Cảm động tấm lòng bác sĩ cụt chân chữa bệnh cho cả làng

Cảm động tấm lòng bác sĩ cụt chân chữa bệnh cho cả làng

09:20 27/05/2024

Tuổi thơ của Lý Cúc Hồng, Trùng Khánh, Trung Quốc trải qua biến cố lớn. Đó là vào một ngày tháng 3 năm 1983, Cúc Hồng khi đó 4 tuổi đang trên đường tới trường mẫu giáo thì bị một chiếc xe tải đâm. Va chạm khiến cô bé bị kẹt dưới gầm xe. Vì vết thương quá nặng, bác sĩ buộc phải cưa đôi chân của cô bé. Sau cuộc phẫu thuật, phần chân của Cúc Hồng chỉ còn lại chưa tới 3cm. Lý Cúc Hồng tuy tuổi còn nhỏ nhưng kiên cường vô cùng. Năm lên 8 tuổi, cô bé...

Đại diện công nhân TP HCM: 'Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi'

Đại diện công nhân TP HCM: 'Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi'

20:00 11/05/2024

Các công nhân cho biết rất khó khăn khi tiếp cận nhà ở xã hội, nguồn cung khan hiếm, chỉ thấy trên tivi, khi đối thoại với Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi.

Yêu cầu xem xét lại việc đổi tên quê Hồ Xuân Hương

Yêu cầu xem xét lại việc đổi tên quê Hồ Xuân Hương

15:20 17/04/2024

Tỉnh không chấp thuận tờ trình điều chỉnh tên xã mới sau sáp nhập của huyện Quỳnh Lưu, trong đó có việc đổi tên xã Quỳnh Đôi, quê nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Hà Nội: Cập nhật lịch cắt điện Chủ nhật ngày 21/5 mới nhất

Hà Nội: Cập nhật lịch cắt điện Chủ nhật ngày 21/5 mới nhất

09:00 21/05/2023

Theo lịch tạm ngừng cấp điện trên toàn TP Hà Nội trong ngày 21/5 của Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI), nhiều nơi trên địa bàn các quận, huyện như Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh... sẽ bị tạm ngừng cấp điện trong một số khung giờ nhất định. Kiến Thức1 Kiến Thức1 Kiến Thức1

Tuyển sinh ĐH 2024: Thí sinh băn khoăn ‘đặt cửa’ xét tuyển

Tuyển sinh ĐH 2024: Thí sinh băn khoăn ‘đặt cửa’ xét tuyển

15:30 20/07/2024

Dù đã có tấm vé vào đại học bằng phương thức xét tuyển sớm nhưng rất nhiều thí sinh vẫn băn khoăn không biết đăng kí nguyện vọng như thế nào cho đúng trên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT.

Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai cho rằng bị đề nghị mức án quá nặng

Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai cho rằng bị đề nghị mức án quá nặng

18:40 23/05/2024

Tại phần tranh luận, cựu Bí thư tỉnh uỷ Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và luật sư bào chữa đều không tranh luận về tội danh mà cho rằng, mức án đề nghị của đại diện VKS là quá nặng. Theo đó, luật sư đề nghị HĐXX xử áp dụng tình tiết giảm nhẹ đặc biệt cho bị cáo, do có nhiều công lao trong quá trình công tác, trong đó có gần 40 huân, huy chương.

Ôtô 7 chỗ cháy trên đèo Khánh Lê

Ôtô 7 chỗ cháy trên đèo Khánh Lê

23:10 18/06/2024

Ôtô chạy trên đèo Khánh Lê, đoạn qua huyện Khánh Vĩnh, bất ngờ bốc cháy, 7 người trên xe kịp thời thoát thân, trưa 18/6.

Co loi xay ra
Co loi xay ra