Xới cơm một lần là một trong những kiêng kỵ của người xưa. Dân gian có câu "Một lần cơm cúng, hai lần cơm ăn", hàm ý rằng việc xới cơm một lần thường chỉ áp dụng trong các nghi lễ cúng bái, dành riêng cho người đã khuất chứ không dành cho người còn sống.
Khi lấy cơm cho người đang sống, đặc biệt là người khỏe mạnh, việc chỉ xới một lần bị xem là sẽ mang lại điều không may mắn, gây xui xẻo. Người xưa tin rằng hành động đó tạo điềm xấu cho gia đình. Do đó, trong các gia đình Việt, người lớn thường dạy trẻ nhỏ xới cơm thì phải lấy hai lần, mỗi lần một ít chứ không được vì muốn nhanh mà múc luôn một lần đầy bát.
Ngoài việc kiêng xới cơm một lần, người Việt cũng đặc biệt lưu ý trong bữa ăn không xới cơm đầy có ngọn (nghĩa là cơm đầy ắp lên miệng bát) để không gợi liên tưởng đến bát cơm cúng. Với người đã khuất, bát cơm đầy như vậy thể hiện ý nghĩa tôn kính, nhưng với người sống lại được coi là bất lịch sự, thô thiển và đôi khi còn bị coi là có ý trù ẻo, mang lại xui xẻo.
Cách xới cơm chuẩn trong bữa ăn gia đình là xới cơm dưới miệng bát, tránh việc cơm bị vun đầy hoặc nén chặt xuống.
Bên cạnh việc kiêng xới cơm một lần, người Việt còn có nhiều tập tục và kiêng kỵ khác trong bữa ăn.
Hành động này được xem là một điềm xấu, bởi nó làm người ta liên tưởng đến đôi đũa cắm trên bát cơm cúng người mới qua đời. Đây là một hình ảnh gây sợ hãi, khiến người ta lo sẽ gặp chuyện không may mắn. Vì vậy, dân gian kiêng tuyệt đối việc cắm đôi đũa vào bát cơm trong bữa ăn gia đình.
Trong bữa ăn, gõ đũa vào bát cơm bị coi là hành động thiếu tôn trọng, bất lịch sự. Theo người xưa, chỉ có ăn mày hoặc những người muốn gây sự chú ý mới có thói quen này. Trong văn hóa ẩm thực của người Việt, gõ bát bằng đũa được xem là hành động không trang nhã.
Gắp "nối đũa", đặt chéo đũa
Gắp thức ăn từ đũa của người khác cũng bị coi là một điều đại kỵ trong bữa ăn, là hành động thiếu tôn trọng và gợi nhớ đến việc gắp tro cốt của người đã khuất. Do đó, khi muốn nhận thức ăn mà người khác gắp cho, bạn cần đưa bát ra chứ không nên gắp nối đũa.
Việc để đũa lộn xộn, không đúng chiều hoặc đặt chéo nhau cũng bị dân gian coi là đại kỵ, có thể ảnh hưởng đến tài lộc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Ăn cơm mà không cầm bát cũng là điều cần tránh vì người xưa tin rằng kiểu ăn này sẽ khiến con người gặp khó khăn về tài chính. Dân gian quan niệm rằng, cơm cần phải được đưa lên miệng, người ăn có trách nhiệm "mang cơm tới miệng" chứ không thể để miệng đi theo cơm.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.