Theo cáo trạng, Công ty Bemes được UBND TP Hà Nội cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án CT6 Kiến Hưng theo quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500. Từ tháng 10/2010, ông Thản đã chỉ đạo tổ chức thi công xây dựng công trình dự án CT6 Kiến Hưng "vi phạm nghiêm trọng quy hoạch xây dựng được phê duyệt”, sau đó, bán và bàn giao cho các hộ dân vào sinh sống.
VKSND cáo buộc ông Lê Thanh Thản bán 488 căn hộ cho 488 khách hàng không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất. Ông Thản thu lợi bất chính tổng số tiền hơn 481 tỷ đồng.
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, quan điểm của cơ quan điều tra và VKS TP Hà Nội cáo buộc ông Thản có hành vi lừa dối khách hạng, vi phạm khoản 2, Điều 198 BLHS nên đã ra kết luận điều tra và cáo trạng truy tố ông Thản.
Trường hợp TAND TP Hà Nội xét xử đồng ý với nội dung cáo trạng, kết tội, có thể ông Thản sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù. Mức phạt tiền cao nhất tới 500 triệu đồng và mức phạt tù cao nhất có thể tới 5 năm tù. Nếu tòa án lựa chọn hình phạt tiền, sẽ không phạt tù đối với "đại gia điếu cày". Ngoài ra số tiền thu lợi bất chính sẽ trả cho người bị hại hoặc sung vào công quỹ nhà nước theo nguyên tắc xử lý vật chứng trong vụ án hình sự.
Phạm tội lừa dối khách hàng mà không phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì sao?
Nội dung bản cáo trạng cho thấy, sai phạm tại dự án CT6 Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội) là xây dựng sai quy hoạch chi tiết 1/500, khiến cho 488 khách hàng mua căn hộ nhưng không được cấp sổ đỏ. Ông Thản là người có hành vi vi phạm pháp luật nên đã bị truy tố về tội lừa dối khách hàng theo quy định tại khoản 2, điều 198 Bộ luật Hình sự.
Theo luật sư Cường, việc chứng minh hành vi lừa dối khách hàng trong vụ án này không khó, nhất là khi cơ quan tiến hành tố tụng xem xét hồ sơ pháp lý của dự án này.
Việc xây dựng căn hộ chung cư, phải trên cơ sở hồ sơ dự án, quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt. Căn hộ, tòa nhà phải có giấy phép xây dựng, khi bán căn hộ phải được sự cho phép của sở xây dựng bằng văn bản. Nếu kết quả điều tra cho thấy căn hộ này không được phép xây dựng hoặc việc xây dựng không đúng quy hoạch chi tiết, khi bán căn hộ không được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng doanh nghiệp này vẫn đưa ra thông tin sai sự thật để khách hàng nộp tiền thì đây là hành vi lừa dối khách hàng, việc xử lý hình sự là có căn cứ.
Nêu ý kiến về việc ông Lê Thanh Thản bị xử lý về tội lừa dối khách hàng mà không phải tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, luật sư Cường cho rằng, trong vụ việc xảy ra khi mua bán căn hộ lại tòa nhà CT6 Kiến Hưng, khách hàng nộp tiền cho chủ đầu tư và vẫn nhận được nhà, vẫn được sử dụng để ở, chỉ là không đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do ngôi nhà được xây dựng sai giấy phép, không đúng với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Do đó, cơ quan tố tụng đang xác định đây là hành vi "lừa dối" khách hành chứ không phải là hành vi "lừa đảo". Hành vi lừa dối khách hàng là đưa ra thông tin không đúng sự thật về pháp lý của căn hộ, khiến cho khách hàng hiểu lầm, bị lừa dối, do nhầm lẫn mà giao kết hợp đồng. Hành vi này gây thiệt hại đến quyền lợi của khách hàng chứ không phải là hành vi chiếm đoạt tài sản nên ông Thản không bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS mà chỉ bị xử lý về tội lừa dối khách hàng theo Điều 198 BLHS.
Khách hàng có được bồi thường?
Luật sư Cường cho rằng, trong vụ án này, có thể tòa án sẽ giải quyết cả vấn đề dân sự là xem xét tính hợp pháp của các hợp đồng mua bán nhà mà công ty của ông Thản có hiệu lực pháp luật hay không?
Trường hợp kết quả giải quyết vụ án cho thấy, các căn hộ này vi phạm quy hoạch chi tiết, không được phép xây dựng, chưa đủ điều kiện để tham gia giao dịch về nhà ở, có yếu tố lừa dối khách hàng do bên bán nhà đưa ra thông tin sai sự thật khiến khách hàng nhầm lẫn mới ký kết hợp đồng mua bán nhà ở, tòa án có thể tuyên bố các hợp đồng mua bán nhà ở này bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu là các bên nhận của nhau thứ gì phải trả, bên nào có lỗi, gây thiệt hại phải bồi thường.
Khi tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, bên mua nhà có quyền yêu cầu đòi doanh nghiệp này phải trả lại toàn bộ số tiền đã nộp, nếu giá trị căn hộ tăng lên so với thời điểm mua, đây là thiệt hại của khách hàng. Khách hàng có quyền yêu cầu doanh nghiệp này phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi giao dịch dân sự vô hiệu.
Bởi vậy, số tiền mà doanh nghiệp này nhận được do hành vi đưa ra thông tin sai sự thật là tiền thu lợi bất chính, doanh nghiệp này không được phép sở hữu số tiền này.
Trường hợp tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu, doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lại tiền cho người bị hại. Trường hợp hoàn trả theo nghĩa vụ dân sự, các chi phí hợp lý, hợp pháp sẽ không được tính, bên bán căn hộ sẽ phải trả lại toàn bộ số tiền đã nhận và còn phải bồi thường thiệt hại nếu như giá trị căn hộ đã tăng lên theo giá cả thị trường.
3 phương án khắc phục mà ông Thản đề xuất đều bất thành
Liên quan tới vụ án sai phạm tại dự án CT6 Kiến Hưng, ông Lê Thanh Thản đã có đơn đề nghị được khắc phục hậu quả của vụ án theo 3 phương án nhưng bất thành. Ba phương án gồm xử phạt vi phạm hành chính và đề nghị được khắc phục để tồn tại; Sẽ thanh lý hợp đồng và chuyển khách hàng sang dự án khác; thanh lý hợp đồng, đồng thời tháo dỡ phần công trình vi phạm... Tuy nhiên cả ba giải pháp này đều không có kết quả, khách hàng không đồng ý thực hiện theo các giải pháp mà chủ đầu tư đã đưa ra.
Cán bộ thanh tra "không phát hiện" toà nhà xây trái phép
Cáo trạng nêu, trong suốt quá trình Công ty Bemes thi công xây dựng dự án CT6 Kiến Hưng sai quy hoạch, lãnh đạo UBND phường Kiến Hưng đã không thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm để ngăn chặn, xử lý đối với các sai phạm tại công trình xây dựng dự án CT6 Kiến Hưng theo quy định của pháp luật. Mặt khác, các cán bộ Thanh tra xây dựng quận Hà Đông đã không thanh tra, kiểm tra việc thi công xây dựng công trình dự án CT6 Kiến Hưng để phát hiện vi phạm, xử lý theo quy định của pháp luật. Hậu quả là đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho 488 khách hàng mua 488 căn hộ là hơn 48 tỷ đồng.
Đáng chú ý, xác minh tại UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông và Thanh tra xây dựng quận Hà Đông (nay là Đội QLTT xây dựng đô thị quận Hà Đông) xác định không có bất kỳ tài liệu, hồ sơ kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý đối với công trình xây dựng dự án CT6 Kiến Hưng.
Theo cáo trạng, ông Lê Cường, nguyên là Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông, phụ trách quản lý đô thị từ tháng 7/2008 đến tháng 3/2012. Từ tháng 3/2012 đến tháng 5/2015, ông Cường là Chủ tịch UBND quận Hà Đông. Cơ quan tố tụng xác định, hành vi của ông Lê Cường có dấu hiệu của tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", nhưng xét thấy ông Lê Cường đã bị xử lý về Đảng, chính quyển nên không cần thiết phải xử lý hình sự.
Đối với ông Phạm Khắc Tuấn, cựu chủ tịch UBND quận Hà Đông từ tháng 5/2008 đến tháng 4/2012, từ tháng 4/2012 đến tháng 5/2015 là Bí thư Quận ủy Hà Đông) được xác định có sự thiếu sót ở mức độ gián tiếp của người đứng đầu nên không xem xét xử lý hình sự.
Nhiều cựu cán bộ bị truy tố
Cùng với bị can Lê Thanh Thản, Viện KSND TP Hà Nội cũng ra thông báo truy tố các bị can: Nguyễn Duy Uyển, cựu Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội, Vương Đăng Quân, cựu Phó Chánh Thanh tra xây dựng quận Hà Đông, Mai Quang Bài, cán bộ Đội Quản lý trật tự xây quận Hà Đông cùng Bùi Văn Bằng, Đỗ Văn Hưng và Nguyễn Văn Nam ra trước TAND TP Hà Nội để xét xử về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285 BLHS.
>>> Mời độc giả xem thêm video Cảnh báo bẫy lừa đảo qua “Dịch vụ hẹn hò online”
Nguồn: Kienthucnet
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành trường đại học đầu tiên tại miền Bắc được Bộ GD&ĐT phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh IELTS.
Anh Nguyễn Hữu Trung, 29 tuổi, người mất tích 10 ngày trước, được dân địa phương phát hiện ở vùng núi cách khu du lịch hơn 5 km, trong tình trạng kiệt sức.
Áp Tết Trung thu 2024, nhiều bánh trung thu, đồ chơi trẻ em do nước ngoài sản xuất không hóa đơn chứng từ, không nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, kinh doanh thông qua hoạt động thương mại điện tử đã bị lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Trị phát hiện, thu giữ.
Nhiều khu vực ở TP Hồ Chí Minh hễ có mưa lớn là ngập nặng, trong khi dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng hẹn 3 năm nhưng 7 năm...
Công an huyện Ia Grai, Gia Lai đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Bảo Ngọc (34 tuổi), Phan Thị Thảo (29 tuổi, đều là công chức Phòng TN&MT huyện Ia Grai, Gia Lai) để điều tra tội “Nhận hối lộ”.
Bình Định - Bị lực lượng CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn, ' ma men ' có mức cồn kịch khung '5 lần 7 lượt' quanh...
Dù đồng tình với việc đã uống rượu bia thì không lái xe nhưng nhiều đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn về quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn.
Nhiều năm nay, hình ảnh những cán bộ, viên chức mang màu áo xanh công đoàn cùng người dân khắp các xã, phường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang xuống...
Cục Thuế TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an), về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Danh Thắng, là đại diện theo pháp luật, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam (Hãng phim truyện Việt Nam). Ông Nguyễn Danh Thắng bị tạm hoãn xuất cảnh do Hãng phim truyện Việt Nam có nợ thuế. Trước đó, vào ngày 21/11/2023, Cục Thuế TP Hà Nội đã có Quyết định số 81970/QĐ-CTHN-QLN, về việc...