Theo ông Chương, tuyến cao tốc này tổng chiều dài 11,47km, có 1.216 hồ sơ và 3.275 ngôi mộ cần giải tỏa, là con số không hề nhỏ.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, đến hết ngày 30/6, theo thời hạn Chính phủ đặt ra là phải hoàn thành giải phóng mặt bằng, thành phố thực hiện, bàn giao được 10,05km/11,47km.
Theo ông Chương, chưa có dự án nào đẩy nhanh tiến độ như dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan. Tuy nhiên, việc chậm tiến độ giải phóng mặt bằng là do yêu cầu quá khắt khe của Trung ương đối với thành phố.
Ông Chương cho biết, việc giải phóng mặt bằng cho dự án cao tốc này có rất nhiều vướng mắc. Cụ thể là văn bản pháp lý đủ cơ sở triển khai thực hiện làm chậm, từ tháng 1/2024 mới bắt đầu tiếp quản hồ sơ dự án.
Tiếp đó là sức ép về tiến độ. Ban đầu Chính phủ cho hạn giải phóng mặt bằng là ngày 30/9/2024 nhưng sau đó quyết xuống là ngày 30/6/2024. Tiếp đó là khối lượng hồ sơ cần giải tỏa cho dự án rất lớn và cùng lúc phải thực hiện cho cả tuyến chính cao tốc và đường gom 2 bên cao tốc.
“Thứ tư là thiếu đất tái định cư. Trên tuyến hiện nay có 272 hồ sơ đất ở với nhu cầu khoảng 790 lô đất tái định cư. Tuy nhiên, các dự án triển khai để giải quyết đất tái định cư còn chậm. Đây là điểm nghẽn rất lớn để hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Hòa Vang vận động người dân bàn giao đất”, ông Chương nói.
Theo ông Chương, vướng mắc tiếp theo là xã Hòa Sơn không có đất tái định cư, người dân của xã đa phần là người công giáo, muốn tái định cư tại chỗ để sinh hoạt tín ngưỡng và đây cũng là trở ngại lớn trong quá trình vận động người dân.
Vướng mắc tiếp theo là trước đây có nhiều dự án dọc tuyến cao tốc đã thu hồi đất nên cần nhiều thời gian để truy xuất các hồ sơ cũ nhằm đảm bảo khách quan, công bằng, không đền bù chồng đối với phần diện tích đã thu hồi.
“Cuối cùng là số lượng mộ cần di dời rất lớn và việc này phải đạt được sự đồng thuận của người dân, mộ thì không thể cưỡng chế được”, ông Chương cho hay.
Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết thêm, với mặt bằng đã bàn giao, đảm bảo cho nhà thầu thi công đến hết năm 2024. Riêng đối với các hồ sơ xác nhận làm nhà trên đất không phải là đất ở đã tập trung giải quyết được 19 hồ sơ, đây cũng là bước đột phá giải quyết trước khi có chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy là cho phép áp dụng trước các quy định của pháp luật đất đai đối với đặc biệt này.
Dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, chiều dài đoạn tuyến khoảng 11,5km đi qua 3 xã Hòa Liên, Hòa Sơn và xã Hòa Nhơn của huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Điểm đầu dự án tiếp giáp nút giao Hòa Liên (cuối tuyến La Sơn-Hòa Liên) và điểm cuối tại vị trí tiếp giáp nút giao Túy Loan (điểm đầu cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi). Dự án có quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m nhưng giai đoạn phân kỳ này sẽ có quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, bề rộng nền đường 22m, bề rộng mặt đường 14m.
Dự án có tổng mức đầu tư gần 2.113 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư hơn 951 tỷ đồng.
Việt Nam - New Zealand nhấn mạnh hợp tác kinh tế - thương mại còn nhiều tiềm năng và nhất trí triển khai các biện pháp mạnh mẽ, đột phá...
Ngày 21.3, theo thông từ Liên đoàn Lao động thị xã Quảng Yên ( Quảng Ninh ), trên địa bàn vừa xảy ra 1 vụ tai nạn lao động khiến...
Nga thông báo trục xuất 2 nhân viên đại sứ quán Mỹ với cáo buộc “liên lạc” với một công dân Nga từng bị Matxcơva cáo buộc làm gián điệp.
Tỉnh Quảng Ninh có giải pháp vận động, nâng cao ý thức của người dân, huy động toàn dân vào cuộc với nòng cốt là thanh niên và lực lượng...
Theo Văn phòng Quốc hội , chiều 27.12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gặp mặt lãnh đạo các cơ quan quản lý...
Lượt khách quốc tế đến Việt Nam từ thị trường tiềm năng Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng đột phá, đạt mức 312% so với trước dịch, tương tự là Campuchia đạt mức 396%.
Các trường đại học đã công bố kết quả xét tuyển sớm và hiện nhiều thí sinh trúng tuyển vào cả chục trường. Cần làm gì để được công nhận trúng tuyển chính thức?
Nga cho biết sẽ theo dõi sát hai ngày họp của NATO, và có biện pháp đáp trả 'phù hợp' với việc NATO mở rộng.
Quan chức UN Women đề cập tới việc Taliban đã ban hành hơn 50 sắc lệnh, chỉ thị và hạn chế, qua đó kìm hãm cơ hội phát triển của phụ nữ và trẻ em gái, cho rằng đây là sự phân biệt giới tính sâu sắc.