Theo truyền thuyết, Nguyên phi Ỷ Lan sinh năm 1044 tại hương Thổ Lỗi, sau đổi là Siêu Loại (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Cha bà làm chức quan nhỏ ở kinh thành Thăng Long, mẹ là người làm ruộng. Đại Việt sử ký toàn thư chép về việc bà được vào cung làm vợ vua như sau:
"Tục truyền rằng, vua Lý Thánh Tông cúng khấn cầu tự nhiều nơi mà chưa thấy hiệu nghiệm, nên mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu rồi phong làm Ỷ Lan phu nhân.
Sau khi vào cung, Ỷ Lan có thai rồi sinh được con trai là Lý Càn Đức. Nhà vua mừng rỡ phong Ỷ Lan làm Thần phi. Ít năm sau, bà lại sinh thêm một người con trai nữa thì được phong làm Nguyên phi, là người đứng đầu hoàng phi trong cung, chỉ dưới Thượng Dương hoàng hậu".
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành. Trước khi đi, nhà vua trao quyền điều khiển chính sự ở triều đình cho Nguyên phi Ỷ Lan.
Ra trận, vua đánh mãi không thắng, bèn đem quân về. Khi đến châu Cư Liên (Tiên Lữ, Hưng Yên), nghe tin Nguyên phi giúp việc nội trị, lòng dân cảm hóa hòa hợp, trong cõi vững vàng, tôn sùng phật giáo, dân gọi là bà Quan Âm.
Nghe vậy, nhà vua nói: "Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì hay sao?". Nói rồi vua bèn quay trở lại chiến trường đánh cho kỳ thắng mới về. Với quyết tâm cao, quân đội của vua lần này đã chiến thắng quân giặc, bắt được vua Chiêm cùng 5 vạn tù binh.
Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, thái tử Càn Đức lên nối ngôi, lấy tên hiệu là Lý Nhân Tông, tôn mẹ là Nguyên phi Ỷ Lan lên làm Linh Nhân hoàng thái hậu. Lúc đó vua mới bảy tuổi, hoàng thái hậu thay con nhiếp chính.
Có thể nói, những những đóng góp của Nguyên phi Ỷ Lan hoàng triều Lý, nhất là về phật giáo và tài năng trị nước đều được các sử gia đương thời khen ngợi và tán dương. Song vụ án Thượng Dương cung đã để lại tỳ vết khó mờ trong sự nghiệp của bà.
Chuyện kể rằng, bấy giờ Thượng Dương hoàng hậu không có con bèn ngầm bàn với cung tần trong nội điện bắt trộm thái tử Càn Đức về làm con mình, rồi vu cho Nguyên phi Ỷ Lan sinh ra cầm thú.
Đến khi thái tử khôn lớn chỉ biết hoàng hậu họ Dương là mẹ mình. Mãi sau này, khi vua cha mất, thái tử lên ngôi vua mới biết Nguyên phi Ỷ Lan mới chính là mẹ ruột. Vua ôm mẹ khóc, rồi phong cho bà là Á Quốc phu nhân, một lòng tôn kính.
Sau đó, nhà vua cùng mẹ vì oán giận hoàng hậu đã lập mưu gian, hạ lệnh giết 72 cung nữ can dự vào việc này, rồi đem chôn họ ở lăng vua Thánh Tông. Dương hoàng hậu do biết trước nên đã chạy trốn.
Tuy nhiên về sau, hối hận trước việc đã làm, Nguyên phi Ỷ Lan cho xây 72 ngôi chùa và tháp Báo Thiên cao 182 trượng, hàng năm đích thân bà làm lễ giải oan cho họ.
Năm 1117, Nguyên phi Ỷ Lan mất, được vua Nhân Tông dâng thụy hiệu là Phù Thánh Linh Nhân hoàng thái hậu. Đền thờ chính của bà hiện ở Gia Lâm, Hà Nội, được đặt tại chùa Linh Nhân Linh Phúc Tự.
TP - Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm (giai đoạn 1) với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng được kỳ vọng dẫn nước sông Hồng để làm sạch sông Nhuệ, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp kết hợp thoát nước đô thị...
Sau clip nam sinh đánh bạn tới tấp trong lớp học xuất hiện trên mạng xã hội, Ban giám hiệu Trường THCS Đống Đa (quận Bình Thạnh, TPHCM) ra quyết định kỷ luật nhiều học sinh liên quan trong vụ việc.
Bạn đọc có email trantientaixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, trường học kỷ luật học sinh không đúng quy định...
Sáng 18/6, TAND TP.HCM đã tuyên án các bị cáo: Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức) và các đồng phạm trong vụ án liên quan đến sai phạm trong đấu thầu kit test COVID-19 xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức, Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á và Công ty Nam Phong. Bị cáo Nguyễn Minh Quân bị tuyên phạt 11 năm tù về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ở vụ án khác xảy ra tại TP Thủ Đức trước đó, TAND cấp cao tại...
Phạm Thị Vân bị cáo buộc có thể chuyển đổi đất rừng sang đất ở, yêu cầu người phụ nữ ở huyện Nghĩa Đàn gửi 3,7 tỷ đồng làm chi phí lo lót.
Thấy vườn sạt lở, nhà nứt tường, bếp và phòng khách dọa sập sau trận lũ, vợ chồng anh Hoàng Hồng Khanh sốc, song động viên nhau cố gắng vượt qua.
Sau 4 năm giữ chức vụ, giám đốc Công an tỉnh Bình Dương được điều chuyển về Hà Nội, người thay thế là phó giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh.
Một người nước ngoài cùng một thuyền buồm trôi dạt trên biển đã được thuyền trưởng và các thuyền viên tàu cá Quảng Ngãi giải cứu, đưa vào bờ an toàn.
Theo Viện kiểm sát, việc Hoàng Văn Hưng trao đổi với Nguyễn Thị Thanh Hằng về việc 'có thể chạy án' nhằm tạo sự tin tưởng để Hằng không bị xử lý hình sự. Qua đó, Hằng và Sơn đưa tiền cho Nguyễn Anh Tuấn để đưa cho Hưng.