Vi phạm nhiều lỗi giao thông bị xử phạt thế nào?
Theo điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, việc xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
Căn cứ quy định nêu trên, một người vi phạm nhiều lỗi vi phạm giao thông hoặc các hành vi vi phạm hành chính khác thì sẽ xử phạt từng hành vi vi phạm với từng mức xử phạt tương ứng, không gộp chung các hình phạt, mức phạt với nhau.
Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020), các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng được quy định như sau:
+ Cảnh cáo.
+ Phạt tiền.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
+ Trục xuất.
Nhiều bạn đọc phản ánh tình trạng xe tải nặng đi lại nườm nượp mỗi ngày qua các tuyến đường khu vực này rất nguy hiểm.
Chiều 14/10, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận cho biết tạm giữ Lê Văn Giang (18 tuổi, trú xã Cà Ná, huyện Thuận Nam) để tiếp tục xác minh làm rõ vụ việc dùng búa đánh người gây thương tích nặng. Trước đó vào 20h30, ngày 13/10, do có mâu thuẫn từ trước với Tống Chường (16 tuổi, trú thôn Lạc Tiến, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, hiện ở thôn Lạc Sơn 1, xã Cà Ná, huyện Thuận Nam), Nguyễn Xuân Hữu Quốc Khánh (15 tuổi, trú xã Vĩnh...
Thanh Hóa - 2 đối tượng (ở Thanh Hóa) đang tàng trữ nhiều gói ma túy trong người thì bị lực lượng biên phòng ập tới bắt quả tang.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng dột nước và ẩm mốc cho xe ô tô. Do thời tiết Mưa lớn: Nước mưa có thể xâm nhập vào xe qua các khe hở, ron cao su bị lão hóa hoặc do cửa xe đóng không kín. Lũ lụt: Mức nước dâng cao trong trường hợp lũ lụt có thể tràn vào xe, gây ngập nước và hư hỏng nặng nề. Độ ẩm cao: Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, đặc biệt là trong nội thất xe. Các bộ phận bị hỏng Ron cao su: Ron cao...
Ngày 21-22.2, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper đã đến thăm thành phố Lào Cai và thị trấn Sa Pa để thảo luận về những nỗ lực trong...
Hai em bé ở thị trấn Khe Sanh, trong lúc đi chơi ở đường bê tông gần nhà, không may rơi xuống suối và bị đuối nước.
Theo tờ trình mà UBND TP.HCM vừa gửi Bộ Nội vụ về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030, TP.HCM có quận 6 và huyện Nhà Bè thuộc diện sắp xếp nhưng do yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp. Tuy nhiên, có 129 xã, phường, thị trấn thuộc diện sắp xếp, 49 phường thuộc diện đặc thù nên không cần sắp xếp. Về đơn vị hành chính cấp xã, có 80 phường thuộc 10 quận (gồm các quận 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp,...
Khu công nghiệp (KCN) VSIP Lạng Sơn vẫn chậm tiến độ giải phóng mặt bằng.
Kể về người cha của mình - Đại tá Hà Văn Lâu, bà Hà Thị Diệu Hồng cho biết: 'Ba tôi thường căn dặn con cháu lúc nào mình cũng phải giữ bình tĩnh, tim phải nóng để mình thấy vững vàng và đầu phải lạnh để mình được sáng suốt quyết định cho đúng đắn'.