Về một nhà báo đi qua hai cuộc chiến

06:50 21/06/2024

TP - Ông đã viết hàng nghìn tác phẩm báo chí, nhưng những ngày chập chững vào nghề vẫn luôn là ký ức không thể nào mờ phai trong tâm trí nhà báo Nguyễn Thế Viên (SN 1930, trú xã Hùng Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An). Ở cái tuổi thượng thọ, ông vẫn cầm máy ảnh đi khắp nơi và say viết, hồi hộp chờ đợi từng “đứa con tinh thần” của mình.

Những ngày bám trận địa viết báo

20 tuổi, chàng trai Nguyễn Thế Viên tình nguyện đi thanh niên xung phong, thực hiện nhiệm vụ rà, phá bom mìn trên các tuyến đường huyết mạch ở Sơn La để quân đội ta tiến vào Điện Biên Phủ. Năm 1953, ông được bổ sung vào quân đội và tham gia chiến đấu. Lúc này, chiến sự ở Điện Biên Phủ có nhiều biến chuyển ác liệt, ông vừa cầm súng chiến đấu, vừa viết tin, bài. “Từ hồi ở đoàn dân công, tôi đã tập tành viết bài, đưa tin về hoạt động của đơn vị. Chiến dịch nổ ra, tôi và một số đồng chí được phân công đi theo các đại đoàn để kịp thời đưa tin về cuộc chiến đấu của quân ta. Không máy ảnh, không máy ghi âm, phương tiện tác nghiệp của chúng tôi lúc đó chỉ là cuốn sổ tay, cây bút chì và trí nhớ của mình. Ban ngày đi với các đơn vị chiến đấu, ban đêm dưới ánh sáng đèn dầu leo lét ngồi viết bài”, nhà báo Nguyễn Thế Viên nhớ lại.

Tiền Phong Nhà báo Nguyễn Thế Viên bên những kỷ vật thời chiến 1

Nhà báo Nguyễn Thế Viên bên những kỷ vật thời chiến

Tác phẩm đầu tiên của ông Viên được đăng ở Tờ tin mặt trận của Đại đoàn 312 là tin về đội công binh phá thác trên sông Nậm Na, mở đường vận chuyển các vũ khí hạng nặng từ hậu cứ ra chiến trường. Một mẩu tin nhỏ nhưng đã khiến anh phóng viên vui đến không ngủ. 56 ngày đêm lăn lộn bám trận địa đưa tin, ông Viên cũng không nhớ rõ đã viết được bao nhiêu tin, bài. Nhưng những trận đánh ông có mặt để ghi lại một cách chân thực nhất thực tế chiến đấu vẫn nguyên vẹn trong ký ức. “Lần đơn vị phá bom nổ chậm ở ngã ba Cò Nòi (Sơn La), quân Pháp thả 60 quả bom, có tới 20 quả bom chưa nổ. Lực lượng phá bom đã tìm và phá được 19 quả, một quả nằm sâu dưới đất nên không tìm thấy. Lúc sau, một tiếng nổ chát chúa vang lên, 14 đồng chí hy sinh tại chỗ. Bản thân tôi cũng bị bom vùi nhưng may mắn được cứu sống. Chứng kiến phút giây hy sinh của đồng đội, tôi đã viết ngay một bài tường thuật đăng trên Tờ tin mặt trận”, ông Viên kể.

“Ngày ấy, phóng viên chiến trường không khác một người lính là bao. Chỉ khác ở chỗ, trong khi bộ đội chiến đấu với kẻ thù thì chúng tôi súng khoác vai, tay giữ khư khư bút giấy, kịp thời ghi lại một cách chân thực nhất, đầy đủ nhất về cuộc chiến đấu anh dũng, ngoan cường đang diễn ra trước mắt”.

Cựu phóng viên chiến trường Nguyễn Thế Viên

Cuộc chiến đấu ác liệt, tinh thần quả cảm, ngoan cường của bộ đội ta đã trở thành một kho tư liệu khổng lồ cho mỗi phóng viên. Tuy nhiên, viết cái gì, viết như thế nào để đạt được hiệu quả tuyên truyền lớn nhất khiến ông Viên đau đầu suy nghĩ. “Thời ấy, bút giấy khan hiếm lắm. Những tờ giấy đã viết được ngâm vào nước vôi trong để tẩy trắng rồi phơi khô để tái sử dụng. Những bài viết đăng ở Tờ tin mặt trận cũng được phát hành bằng một cách rất đặc biệt. Đó là những bài chép tay rồi chuyển ra ngay chiến hào để phục vụ bộ đội. Những hôm trời rét, chăn không có, chỉ có chiếc áo trấn thủ, chúng tôi lăn lộn khắp chiến trường để viết. Gian khổ không nói hết nhưng khi tác phẩm của mình được đón nhận là động lực lớn lao để chúng tôi khắc phục những khó khăn, hiểm nguy để tác nghiệp”, ông Viên kể.

Tiền Phong Những tấm giấy giới thiệu được ông lưu giữ rất cẩn thận 1

Những tấm giấy giới thiệu được ông lưu giữ rất cẩn thận

Còn viết khi trái tim còn đập

Chính những ngày tháng ở Điện Biên Phủ đã cho Nguyễn Thế Viên những kinh nghiệm quý báu với nghề báo mặc dù chưa được đào tạo qua trường lớp chuyên ngành nào. Kết thúc chiến dịch, ông được cử đi đào tạo 18 tháng lớp Báo chí của Ban Tuyên huấn Trung ương tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và trở thành người viết báo thực thụ ở Đài Tiếng nói Việt Nam, sau đó là phóng viên của Việt Nam Thông tấn xã (nay là TTXVN). Năm 1968, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn căng thẳng nhất, ông Viên lại một lần nữa xông pha trận mạc với nhiệm vụ phóng viên chiến trường. Hỏi ông, rằng tác nghiệp ở chiến trường, có chút nào sợ hãi không? Cười thật tươi, ông đáp: “Sợ hãi là bản năng, sao lại không? Làm sao quên được những lần viết bài dưới ánh đèn leo lét, khi mà trên đầu, bên tai là ầm ào tiếng đạn bom. Nhưng hơn cả, mình ý thức được trách nhiệm lớn lao, vượt qua nỗi sợ hãi để làm tròn nhiệm vụ của người cầm bút. Lúc bấy giờ, sự sống và cái chết quá mong manh nhưng niềm tin về ngày mai chiến thắng vẫn kiên định”.

Tiền Phong Cựu phóng viên chiến trường Nguyễn Thế Viên chia sẻ về những ngày bám trận địa viết báo ở Điện Biên Phủ 1

Cựu phóng viên chiến trường Nguyễn Thế Viên chia sẻ về những ngày bám trận địa viết báo ở Điện Biên Phủ

Nghỉ hưu, là thương binh 2/4 nhưng ông Viên vẫn không ngừng lao động và sáng tạo. Ông về quê ngày đêm khai hoang, phục hóa vùng đồi hoang để làm kinh tế trang trại, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Làm kinh tế nhưng ông vẫn đều đặn làm thơ, viết báo, đăng trên các báo, tạp chí từ Trung ương tới địa phương với bút danh Trường Sơn. Căn nhà tình nghĩa do Hội Cựu chiến binh tỉnh Nghệ An tặng được ông thiết kế làm “thư viện” với hơn 500 đầu sách, cùng hàng trăm tờ báo, tạp chí được sưu tầm, có cả những tập thơ, truyện do ông sáng tác và xuất bản.

Ở tuổi 94, tóc bạc, da mồi nhưng ông vẫn đi và say viết. Không sử dụng được máy tính, ông miệt mài viết bài ra trên giấy như hồi ở chiến trường rồi đóng vào bì thư, gửi tới một số tòa soạn và hồi hộp chờ đợi “đứa con tinh thần” của mình đến với độc giả. Vẫn nụ cười hiền mà hào sảng, ông tâm sự: “Nghề báo đã chọn tôi như một sự tình cờ của số phận, nhưng tình yêu, đam mê và bao trăn trở với nghề thì chính tôi đã tự chọn lấy cho mình. Tôi nghĩ là mình sẽ còn làm báo khi trái tim còn đập, chân còn đi, tay còn viết được… Các bạn trẻ ngày nay cũng hãy luôn giữ lửa nghề và không ngừng trau dồi kinh nghiệm, sự đam mê để luôn xứng đáng với 6 chữ “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”.

Những ngày cuối tuần, các cháu học sinh vẫn thường ghé đọc sách dưới mái hiên nhà ông. Bạn bè văn chương, các cựu chiến binh, cán bộ hưu trí, bà con làng xóm cũng tới lui thường xuyên. Không chỉ đọc sách, báo miễn phí, ai có nhu cầu, ông đều cho mượn sách mang về. Việc làm của ông đã khơi dậy và cổ vũ văn hóa đọc tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm
Công đoàn ngành Điện phối hợp hỗ trợ người lao động hoàn cảnh khó khăn

Công đoàn ngành Điện phối hợp hỗ trợ người lao động hoàn cảnh khó khăn

09:40 22/01/2024

Đoàn công tác của Công đoàn Điện lực Việt Nam vừa tới thăm hỏi động, viên người lao động nhân dịp Tết Giáp Thìn năm 2024 tại các công đoàn...

Nga phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu

Nga phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu

07:20 28/02/2024

Nga có kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu và các phiên bản đầu tiên sẽ xuất hiện trong lực lượng hàng không từ năm 2050.

Phát huy giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh trong công cuộc đổi mới và hội nhập

Phát huy giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh trong công cuộc đổi mới và hội nhập

10:20 17/10/2023

Cuộc trò chuyện của Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng với Báo Lao Động nhân dịp Đại hội Công đoàn Hà Tĩnh không chỉ đề cập những...

Giải cứu người đàn ông bị lừa sang Myanmar làm cho tổ chức lừa đảo

Giải cứu người đàn ông bị lừa sang Myanmar làm cho tổ chức lừa đảo

19:50 08/09/2023

Người đàn ông ở Bạc Liêu bị lừa đưa Myanmar lao động trái phép, dưới chiêu trò “việc nhẹ, lương cao” vừa được giải cứu, đưa trở về quê hương an toàn.

Công nhân xây dựng 10 năm đi làm chưa từng được mặc đồ bảo hộ lao động

Công nhân xây dựng 10 năm đi làm chưa từng được mặc đồ bảo hộ lao động

22:40 20/09/2023

Thời gian gần đây, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức liên tục tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân nhập viện do tai nạn lao động . Trong đó,...

Đường phố thành sông, dân TP Huế chen nhau mang ô tô lên cầu tránh lũ

Đường phố thành sông, dân TP Huế chen nhau mang ô tô lên cầu tránh lũ

16:00 18/10/2023

Video: Mưa trắng trời, nhiều tuyến đường ở TP Huế thành sông Từ tối 17/10 đến chiều 18/10 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại Thừa Thiên - Huế có mưa đặc biệt lớn. Mưa lớn khiến hàng loạt hồ chứa và thuỷ điện phải tăng lưu lượng điều tiết nước về hạ du. Ghi nhận của PV VTC News, mưa lớn khiến nhiều khu vực ở TP Huế và các huyện Quảng Điền, Phú Vang, Phong Điền... ngập sâu trong nước. Tại khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh (phường An Tây, TP Huế)...

Hôm nay và ngày mai (13.6), những quận huyện ở Hà Nội bị cắt điện?

Hôm nay và ngày mai (13.6), những quận huyện ở Hà Nội bị cắt điện?

10:30 12/06/2023

Thông tin mới nhất về lịch cắt điện các khu vực tại Hà Nội ngày 12.6 - 13.6 được cập nhật từ Tổng công ty Điện lực thành phố Hà...

Đông người dân đến xem phiên xét xử lưu động 2 tên cướp ngân hàng, đâm chết nhân viên bảo vệ

Đông người dân đến xem phiên xét xử lưu động 2 tên cướp ngân hàng, đâm chết nhân viên bảo vệ

12:20 28/12/2023

Sáng 28.12, TAND TP Đà Nẵng đã tổ chức phiên tòa lưu động xét xử 2 đối tượng Nguyễn Mạnh Cường (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) và Trần Công Trí (huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng) trong vụ cướp ngân hàng tháng 11 vừa qua.

Công an tỉnh Long An điều động, bổ nhiệm 6 sĩ quan cấp tá

Công an tỉnh Long An điều động, bổ nhiệm 6 sĩ quan cấp tá

06:30 05/09/2024

Công an tỉnh Long An vừa tổ chức Hội nghị để triển khai các quyết định về công tác cán bộ tại một số phòng, ban.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới