Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva

15:40 20/07/2024

Hiệp định Geneva về Đông Dương đánh dấu giai đoạn quan trọng trong việc chính thức hóa về mặt ngoại giao nhằm kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) của nhân dân Việt Nam.

Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva
Đoàn đại biểu Việt Nam DCCH viếng Lăng Lenin sau khi khi kết thúc Hội nghị Geneva. (Nguồn: TTXVN)

Ngay khi Hội nghị diễn ra, tin thất thủ của quân đội viễn chinh Pháp ở pháo đài “bất khả xâm phạm” Điện Biên Phủ đã lan truyền đến các bên đàm phán. Một điểm đáng chú ý là thời gian diễn ra Hội nghị (26/4-21/7/1954) kéo dài hơn so ​​với trận chiến Điện Biên Phủ (13/3-7/5/1954) ([1]) cho thấy mức độ căng thẳng của cuộc đối đầu ngoại giao.

Hiệu ứng 5 cấp độ

Với nước Việt Nam DCCH non trẻ, giành thắng lợi trên chiến trường là vô cùng quan trọng, nhưng mặt khác, bảo vệ lợi ích trên chính trường quốc tế, đạt được hòa bình lâu dài cũng có ý nghĩa không kém. Thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ đã gây ra sự choáng váng khắp địa cầu và dẫn đến hiệu ứng “domino” trên năm cấp độ: chiến thuật, chiến lược, ngoại giao, chính trị và địa chính trị.

Thắng lợi chiến thuật trong trận Điện Biên Phủ đã dẫn đến thắng lợi ở cấp độ chiến lược, kết thúc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Chiến thắng ở cấp độ ngoại giao, đó là sự kiện ký kết Hiệp định Geneva. Điều này dẫn tới thắng lợi về mặt chính trị, giải phóng vùng lãnh thổ phía Bắc vĩ tuyến 17 và buộc quân Pháp phải rút khỏi miền Bắc Việt Nam.

Như vậy, lực lượng kháng chiến bước ra từ vùng rừng núi biên giới gần Trung Quốc và Lào đã lần đầu tiên thiết lập quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ đồng bằng rộng lớn. Vài tháng sau khi ký Hiệp định Geneva, đến tháng 10/1954, Pháp mới rút hết 90 nghìn binh sĩ và sĩ quan của lực lượng viễn chinh Pháp ra khỏi Bắc Việt Nam. Và điều này đã dẫn đến một sự thay đổi địa chính trị quan trọng, đó là sự xuất hiện Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Á.

Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva
Ngoại trưởng Liên Xô V. Mikhailovich Molotov và Ngoại trưởng Trung Quốc Chu Ân Lai tại một phiên họp ở Geneva. (Nguồn: Getty Images)

Ở tất cả các cấp độ này, trước và sau, bên cạnh Việt Nam DCCH có một đồng minh đáng tin cậy, đó là Liên Xô. Chính Moscow vào tháng 4/1954 đã khởi xướng việc đàm phán Hiệp định Geneva và yêu cầu sự tham gia của đại diện Việt Nam DCCH và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong danh sách đoàn đàm phán.

Vào thời điểm đó, hai nước này không phải là thành viên của Liên hợp quốc và các nước phương Tây từ chối ngồi cùng bàn với họ. Đây là thắng lợi quan trọng đầu tiên của phái bộ ngoại giao Liên Xô do đích thân Bộ trưởng Ngoại giao V.M. Molotov dẫn đầu.

Các nhà ngoại giao Liên Xô tham dự Hội nghị nhận chỉ thị từ Moscow về định hướng chung đối với các nội dung chính tại cuộc đàm phán như sau: Đạt được sự công nhận của Pháp về chủ quyền của Việt Nam DCCH, Lào và Campuchia; Thỏa thuận đồng ý rút quân đội nước ngoài ra khỏi các nước Đông Dương; Thống nhất tổ chức tổng tuyển cử ở các nước Đông Dương. Chính những điều này do các nhà ngoại giao Liên Xô đề xuất, đã được đưa vào văn bản cuối cùng của văn kiện và được thông qua ở Geneva.

Ban đầu, các nhà đàm phán Pháp có quan điểm không mang tính xây dựng. Tuy nhiên, quan điểm này đã thay đổi sau khi nội các mới của Pháp được thành lập vào nửa cuối tháng 6/1954 và sau một loạt cuộc họp ở cấp chuyên viên.

Cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa đại diện Việt Nam DCCH và Pháp chỉ diễn ra sau ngày 25/6. Phái đoàn ngoại giao Liên Xô đã đề xuất chuyển sang hình thức đàm phán kín. Việc chuyển tổ chức các cuộc họp toàn thể sang tổ chức các cuộc họp song phương và đa phương kín đóng vai trò quan trọng và từ đó những cuộc đối thoại diễn ra mang tính xâydựng hơn.

Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva
Trưởng đoàn Liên Xô, Mỹ, Pháp và Anh tại Hội nghị Geneva năm 1955. (Nguồn: Getty Images)

Nhân tố Mỹ

Có một thực tế, trong suốt quá trình của các cuộc gặp song phương và đa phương, công khai và nội bộ, mặc dù quan điểm của các bên đã được thống nhất, nhưng Hiệp định Geneva đã không được ký kết vì sự phản đối của đại diện Mỹ. Họ không muốn chuyển giao các vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền Bắc Việt Nam cho những người cộng sản Việt Nam kiểm soát.

Người đứng đầu phái đoàn ngoại giao Liên Xô đã đề xuất chấp thuận văn bản chung cuối cùng không có chữ ký của những người tham gia, theo phương án công nhận và thực thi. Động thái ngoại giao này giúp tránh được sự đổ vỡ trong các cuộc đàm phán và vẫn đi đến chấp nhận Hiệp định Geneva.

Các nhà ngoại giao Mỹ đã nhiều lần cố phá hủy các cuộc đàm phán, và đại diện Mỹ B. Smith khi gần kết thúc hội nghị thậm chí đã từ chối ký vào văn bản cuối cùng. Chính Mỹ, ngay sau khi chấp thuận văn kiện cuối cùng, thực tế đã tiến hành các bước đi nhằm hủy bỏ thỏa thuận đạt được và bắt đầu cuộc chơi địa chính trị mới ở Đông Dương.

Với nội dung thỏa thuận đã được thống nhất, nhưng lập trường đối kháng của các bên đã dần dần dẫn đến việc phá bỏ trên thực tế những điểm cuối cùng của Hiệp định, đó là về việc cấm cung cấp vũ khí và tổ chức tổng tuyển cử, còn những điểm đầu tiên (ngừng bắn, rút quân, phân định đường biên tạm thời) đã được thực hiện.

Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva
Đoàn Liên Xô tại Hội nghị Năm cường quốc về Đông Dương. (Nguồn: Getty Images)

Kết quả cho tương lai

Mặc dù vậy, Hiệp định Geneva về Việt Nam được coi là một thành công vì nó đã hình thành nên một căn cứ địa cho những người yêu nước Việt Nam ở phía Bắc vĩ tuyến 17, giúp họ có thể chiến đấu thống nhất đất nước trong tương lai. Sự hiện diện đường biên giới chung của Việt Nam DCCH với Trung Quốc và qua đó nối với Liên Xô đã trở thành yếu tố quan trọng để Việt Nam DCCH nhận được sự giúp đỡ từ Moscow và Bắc Kinh nhằm tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng và xây dựng một nhà nước mới.

Còn đối với các nước phương Tây, họ đã đặt ra kế hoạch phá vỡ Hiệp định Geneva gần như ngay lập tức sau khi thỏa thuận thống nhất, thể hiện ở việc điều Ngô Đình Diệm từ Mỹ về Sài Gòn, người dưới áp lực của Nhà Trắng đã nhanh chóng được phê chuẩn làm thủ tướng chế độ Việt Nam Cộng hòa.

Chính hành động này là nguyên nhân phá vỡ việc thực hiện Hiệp định Geneva, thành lập ra chế độ bù nhìn ở miền Nam Việt Nam, hủy bỏ tổ chức tổng tuyển cử, đàn áp hàng loạt những người yêu nước khắp nơi thuộc quyền kiểm soát của chế độ Sài Gòn, can dự của các cố vấn Mỹ, và sau đó là quân đội Mỹ, cũng như sự khởi đầu của cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.

Vai trò của Liên Xô trong đàm phán và ký kết Hiệp định Geneva
Người dân thủ đô Hà Nội vui mừng chào đón đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954. (Nguồn: TTXVN)

Bài học lịch sử

Ở cấp độ chiến lược, ngay cả khi thất bại về mặt quân sự trong trận Điện Biên Phủ, các nước phương Tây vẫn không từ bỏ ý đồ xâm lược, tiếp tục đường lối chia cắt nước Việt Nam, dựng lên chính quyền bù nhìn ở miền Nam Việt Nam và sau đó tiến hành can thiệp quân sự để bảo vệ chế độ tay sai đó.

Ở cấp độ chiến thuật, với việc thực hiện các quyết định chiến lược khác nhau, các nước phương Tây đã tìm mọi cách để đạt được mục đích, bất chấp hiệp định quốc tế đã được thống nhất.

Hiện nay, học thuyết này dựa trên cái gọi là “trật tự dựa trên qui tắc” mà nó luôn vi phạm luật quốc tế và được thay đổi theo hướng có lợi cho các nước phương Tây.

Những đặc điểm này chúng ta có thể thấy rõ ngay ở thời điểm hiện tại, và đó là nguyên nhân chính gây ra các cuộc xung đột triền miên xảy ra trên khắp thế giới.

[1] Hội nghị Geneva khai mạc ngày 26/4/1954 và kết thúc ngày 21/7/1954 với mục đích ban đầu là bàn về vấn đề khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Từ 26/4 đến 7/5/1954 là hội nghị về Triều Tiên. Từ 8/5 đến 21/7/1954 là hội nghị về Đông Dương.

Có thể bạn quan tâm
Mỹ, Saudi Arabia đánh giá về thực thi thỏa thuận ngừng bắn ở Sudan

Mỹ, Saudi Arabia đánh giá về thực thi thỏa thuận ngừng bắn ở Sudan

17:01 26/05/2023

Đại sứ quán Mỹ ở Khartoum trong một tuyên bố chung ngày 26/5 cho biết Mỹ và Saudi Arabia ghi nhận sự tôn trọng được cải thiện đối với thỏa thuận ngừng bắn ngắn hạn và các thỏa thuận nhân đạo ở Sudan.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken hội kiến Tổng thống Philippines, cùng cam kết về Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ Blinken hội kiến Tổng thống Philippines, cùng cam kết về Biển Đông

12:10 20/03/2024

Ngày 19/3 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang ở thăm Manila đã hội kiến Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.

Iran tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan

Iran tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Armenia và Azerbaijan

08:30 24/10/2023

Ngoại trưởng Iran khẳng định đây là “một cơ hội lịch sử dành cho tất cả các nước trong khu vực.” Chiến tranh ở Nam Kavkaz đã kết thúc và bây giờ là lúc cần phải “hòa bình và hợp tác.”

Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã giúp Nga chặn âm mưu khủng bố lớn của IS

Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã giúp Nga chặn âm mưu khủng bố lớn của IS

00:50 19/06/2024

Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã báo trước cho Nga về âm mưu tấn công thứ hai của tổ chức IS nhắm vào một trung tâm thương mại.

LHQ kêu gọi ngừng leo thang sau vụ Mỹ, Anh không kích Houthi

LHQ kêu gọi ngừng leo thang sau vụ Mỹ, Anh không kích Houthi

08:30 13/01/2024

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi các bên không leo thang tình hình tại khu vực Biển Đỏ sau khi Mỹ và Anh không kích lực lượng Houthi ở Yemen.

Australia - cứu tinh có thể giải cơn khát đạn HIMARS cho Mỹ

Australia - cứu tinh có thể giải cơn khát đạn HIMARS cho Mỹ

11:50 18/03/2024

'Tòa nhà 215', công trình mọc lên ở ngoại ô Sydney, sẽ đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu rocket ngày càng tăng của Mỹ với đạn pháo HIMARS.

NATO chuẩn bị triển khai quân tại Ukraine, Italy cảnh báo 'gắt' về nguy cơ Thế chiến thứ 3

NATO chuẩn bị triển khai quân tại Ukraine, Italy cảnh báo 'gắt' về nguy cơ Thế chiến thứ 3

16:50 17/03/2024

Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani ngày 16/3 cảnh báo việc triển khai quân của Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu tới các chiến trường ở Ukraine có thể dẫn đến một cuộc xung đột toàn cầu, thực chất là Chiến tranh thế giới thứ ba, đồng thời loại trừ khả năng các binh sĩ Italy sẽ được triển khai để hỗ trợ Kiev bằng cách nào đó.

Việt Nam ủng hộ nỗ lực tái định vị hệ thống phát triển Liên hợp quốc

Việt Nam ủng hộ nỗ lực tái định vị hệ thống phát triển Liên hợp quốc

10:00 13/10/2023

Đại diện Việt Nam khẳng định trong 46 năm qua, Liên hợp quốc là đối tác tin cậy của Việt Nam trong hành trình hội nhập và phát triển đất nước.

Co loi xay ra
Co loi xay ra