TPO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Nội và TP. HCM.
Giảm 1 đơn vị cấp huyện và 161 đơn vị cấp xã
Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố. Cụ thể gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, TP Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Chính phủ đề nghị thực hiện sắp xếp, thành lập đối với 6 đơn vị cấp huyện và 361 đơn vị cấp xã để hình thành 5 đơn vị cấp huyện và 200 đơn vị cấp xã mới của 12 tỉnh, thành phố. Sau sắp xếp, giảm 1 đơn vị cấp huyện và 161 đơn vị cấp xã.
Tiền Phong Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. 1 |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. |
Cụ thể, thành phố Hà Nội sẽ sắp xếp 109 đơn vị cấp xã để hình thành 56 đơn vị cấp xã mới, giảm 53 cấp xã sau sắp xếp.
TP.HCM sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới. Sau sắp xếp giảm 39 phường.
Còn tỉnh Đồng Tháp sắp xếp 4 đơn vị cấp xã để hình thành 2 đơn vị cấp xã mới, giảm 2 đơn vị cấp xã.
Tại Phú Thọ sẽ sắp xếp 31 đơn vị cấp xã để hình thành 13 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 18 đơn vị cấp xã…
Tỉnh Sơn La, thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng huyện (thị xã Mộc Châu) và sắp xếp 30 đơn vị cấp xã để hình thành 26 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giữ nguyên số lượng đơn vị cấp huyện và giảm 4 đơn vị cấp xã.
Vĩnh Phúc sắp xếp 28 đơn vị cấp xã để hình thành 13 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 15 đơn vị cấp xã…
Hà Nội giảm nhiều nhất với 53 xã
Cũng theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, có 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị đề nghị không thực hiện sắp xếp 8 đơn vị cấp huyện.
Có 10 tỉnh, thành gồm: Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc đề nghị không thực hiện sắp xếp 258 đơn vị cấp xã.
Trong 200 đơn vị cấp xã hình thành sau sắp xếp, có 89 đơn vị chưa đạt tiêu chuẩn thuộc trường hợp Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo bà Trà, sau sáp nhập, về số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư ở cấp huyện là 136 người, cấp xã là 3.342 người. Các địa phương đã xây dựng phương án chi tiết để bố trí, sắp xếp và giải quyết với số dôi dư này.
Về trụ sở, cấp huyện sẽ dôi dư 9 trụ sở, cấp xã dôi dư 329 trụ sở. Các địa phương đã xây dựng phương án chi tiết để xử lý số lượng trụ sở, tài sản công dôi dư theo đúng quy định.
Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban cơ bản tán thành với các đề án sáp nhập cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố như Chính phủ trình.
Sau sáp nhập, 12 tỉnh, thành phố dự kiến giảm 1/6 đơn vị cấp huyện và 161/361 đơn vị cấp xã. Trong đó, giảm nhiều nhất là Hà Nội (53/109 đơn vị), TP.HCM (39/80 đơn vị), Phú Thọ (18/31 đơn vị)…
Tại phiên họp, với 100% thành viên có mặt biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua phương án sáp nhập cấp huyện, cấp xã của 12 tỉnh, thành phố. Thời điểm có hiệu lực thi hành của các nghị quyết là từ ngày 1/1/2025, riêng đối với nghị quyết của tỉnh Sơn La từ ngày 1/2/2025.
4 tập thể, 39 cá nhân điển hình, tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023 ở Bình Phước vừa được biểu dương, tôn vinh.
Cho rằng lời khai mâu thuẫn, nhiều vấn đề chưa sáng tỏ, Tòa Cấp cao yêu cầu điều tra lại, hủy bản án sơ thẩm tuyên cựu phó Bí thư Tỉnh đoàn Yên Bái Đinh Tiến Hùng vô tội.
Tháng 5/2021, nước ta tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, trong bối cảnh thế giới đã trải qua gần 17 tháng chịu tác động của đại dịch COVID-19. Thời điểm đó, Việt Nam cũng bước vào đợt bùng phát dịch thứ tư, các địa phương phải tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội, số lượng người cách ly để điều trị và phòng dịch ngày càng lớn. Không ít người đặt vấn đề nên hoãn cuộc bầu cử...
Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi tại buổi họp liên quan đến phương án tổ chức, quản lý nhà vệ sinh công cộng khu vực trung tâm thành phố.
Đi qua khu vực rừng thông dọc Quốc lộ 14 (Đắk Nông), nhiều người xót xa khi tận thấy hàng loạt cây thông bị “hóa vàng”.
Liên quan tới vụ tai nạn 5 người chết, ngày 1/11, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, để điều tra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng. Đồng thời, tài xế ô tô 16 chỗ Quách Đình Trọng (ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) cũng bị tạm giữ hình sự để xác minh về hành vi Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Kiến...
Vụ trúng đấu giá thuê nhà hàng Thủy Tạ với giá cao gần gấp 5 lần giá khởi điểm gây xôn xao đã có hồi kết. Người trúng thầu đã xin rút lui, bỏ cọc vì không được chấp thuận đổi tên nhà hàng Thủy Tạ trên hồ Xuân Hương Đà Lạt.
Lễ trao khen thưởng thể hiện sự ghi nhận đóng góp, cống hiến xứng đáng của tập thể, cá nhân trong Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước, QĐND Lào.
Dư luận đặt câu hỏi, tại sao Trần Văn Tuân (SN 1973, trú tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) có thể đâm trọng thương ông Nguyễn Văn Quý - Phó Chánh án TAND huyện Cam Lộ ngay tại phòng làm việc dù trước đó bị tuyên án 3 năm tù về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Trả lời PV VTC News, lãnh đạo TAND tỉnh Quảng Trị cho biết, về nguyên tắc khi án phúc thẩm tuyên xong thì có hiệu lực ngay. HĐXX sẽ ra quyết định tạm giữ với bị...