Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đã khiến 43,1 triệu trẻ em phải rời bỏ quê hương trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2021.
Báo cáo được công bố ngày 5-10 của Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy tần suất xảy ra bốn loại thảm họa khí hậu theo phân loại của tổ chức này (lũ lụt, bão, hạn hán và cháy rừng) ngày càng gia tăng do hiện tượng nóng lên toàn cầu, theo Hãng tin AFP.
Điều này đã khiến khoảng 43,1 triệu trẻ em phải di tản đến nơi khác ở 44 quốc gia, chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2021. Trong đó, 95% trẻ em phải di tản do lũ lụt và bão.
UNICEF cũng chỉ trích sự thiếu quan tâm đối với các nạn nhân trong các thiên tai như lũ lụt, hạn hán, bão hay cháy rừng.
Trong khi đó, bà Laura Healy, đồng tác giả của báo cáo trên, nói với AFP rằng những dữ liệu được công bố chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”, bởi những ảnh hưởng từ thời tiết khắc nghiệt có thể còn lớn hơn nhiều.
“Con số được đưa ra trong báo cáo tương đương với khoảng 20.000 trẻ em phải di tản mỗi ngày”, bà Healy nói với AFP.
Nữ chuyên gia nhấn mạnh những trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai có thể còn phải đối mặt với những tổn thương khác như bị tách khỏi cha mẹ hoặc trở thành nạn nhân của những đường dây buôn người.
“Chúng cháu chuyển đồ đạc đến một đường cao tốc và sống ở đó trong suốt nhiều tuần”, Khalid Abdul Azim, một cậu bé người Sudan kể lại. Cũng theo lời Azim, ngôi làng nơi gia đình cậu bé này sinh sống bị ngập lụt nghiêm trọng và chỉ có thể tiếp cận ngôi làng đó bằng thuyền.
Báo cáo UNICEF cũng dự đoán tình trạng lũ lụt do nước sông dâng cao có thể sẽ khiến 96 triệu trẻ em phải di tản trong vòng 30 năm tới. Trong khi đó, tình trạng gió lốc cũng có thể buộc 10,3 triệu trẻ em phải rời quê nhà.
Ngoài ra, tình trạng lũ lụt do ảnh hưởng từ bão cũng có thể khiến 7,2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
“Việc sơ tán có thể đã cứu mạng sống của họ nhưng cũng gây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống của chính những người này”, giám đốc điều hành UNICEF Catherine Russell cho biết trong một tuyên bố.
Với gần 23 triệu người phải di tản trong 6 năm qua, Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines đã trở thành những quốc gia có số lượng người phải di tản do thời tiết khắc nghiệt nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên, theo UNICEF, ba quốc gia trên có số lượng người dân di tản nhiều nhất bởi họ là những nước có dân số đông nhất nhì thế giới và cũng do những kế hoạch sơ tán phòng ngừa trước thiên tai của chính phủ các nước này.
Trái lại, các nước ở châu Phi và những quốc đảo nhỏ lại là những nơi có số lượng trẻ em phải di tản nhiều nhất.
Cụ thể, khoảng 76% tổng số trẻ em ở Cộng hòa Dominica đã phải di tản từ năm 2016 - 2021, trong khi đó con số này ở Cuba và đảo Saint-Martin, phía bắc Caribê, là 30%.
Trước tình hình đó, UNICEF kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cùng đưa ra phương án giải quyết vấn đề này tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28) sẽ diễn ra cuối năm nay tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) vào tháng 11 và 12 tới.
Theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, năm 2024, trên địa bàn thành phố còn tồn tại 33 điểm ùn tắc giao thông, gồm 22 điểm chuyển tiếp từ năm 2023 và 11 điểm phát sinh mới. Trong 5 tháng đầu năm 2024, Sở Giao thông vận tải phối hợp với Công an thành phố, Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan xử lý được 7 điểm ùn tắc giao thông. Các điểm ùn tắc được xóa gồm: Khu vực đường Nguyễn Trãi, cạnh hầm chui Thanh Xuân, hướng đi...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các địa phương kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam.
Ngày 25-3, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đang điều tra vụ 3 người chết dưới hầm biogas trại heo ở xã Hưng Lộc.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói như vậy tại hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy hoạt động công nghệ cao tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Chính sách Cùng thắng của Chính phủ Campuchia đã được nhắc lại trong buổi lễ khai mạc SEA Games 32 như một sức mạnh tinh thần quan trọng dẫn đến sự phát triển của quốc gia này.
Vì sao Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, khiến trách Ban Thường vụ Huyện ủy Chợ Mới cả 2 nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025?
Tòa án quận Mỹ hôm 12-4 xử phạt nhà ngoại giao Manuel Rocha 15 năm tù giam vì làm gián điệp cho Cuba trong 4 thập kỷ.
Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có gần 150.000 người có công cách mạng, khoảng 35.000 liệt sỹ, 13.000 thương binh; trong số 599 Mẹ Việt Nam anh hùng của tỉnh, có 153 mẹ còn sống.
Sự cố hy hữu xảy ra, khi một người phụ nữ được tìm thấy đã chết trên hệ thống băng chuyền vận chuyển hành lý tại sân bay quốc tế O’Hare ở thành phố Chicago, Mỹ.