Ông Zelensky xác nhận đã nhận được đợt tiêm kích F-16 đầu tiên do Mỹ sản xuất, nhưng nhấn mạnh cần nhiều máy bay hơn nữa để đẩy lui lực lượng Nga.
Trong hơn hai năm qua, Ukraine đã kêu gọi các đối tác phương Tây cung cấp tiêm kích F-16. Loại máy bay chiến đấu này được coi là báu vật trong danh sách dài các thiết bị quân sự mà Kiev mong muốn.
"Chúng ta thường nghe từ 'không thể'. Bây giờ nó đã trở thành hiện thực. Hiện thực trên bầu trời của chúng ta. F-16 tại Ukraine. Chúng ta đã làm được", Hãng tin AFP dẫn lời ông Zelensky ngày 4-8.
Ông Zelensky đứng trước hai chiếc F-16 màu xám được che phủ một phần, mang biểu tượng quốc huy Ukraine, tại một địa điểm mà các phóng viên được yêu cầu không tiết lộ vì lý do an ninh.
"Tôi tự hào về tất cả những người đang làm chủ những chiếc máy bay này và đã bắt đầu sử dụng chúng cho đất nước chúng ta", ông Zelensky nói.
Tổng thống Ukraine không tiết lộ số lượng máy bay đã được bàn giao và từ chối bình luận về nhiệm vụ cụ thể của chúng, nhưng các phóng viên của AFP đã thấy ít nhất hai chiếc F-16.
Tiêm kích F-16 được ca ngợi vì độ chính xác, tốc độ và tầm bay. Loại tiêm kích này được kỳ vọng sẽ giúp Ukraine ngăn chặn các cuộc tiến công của quân Nga trong những tuần gần đây.
Tuy nhiên, ông Zelensky tuyên bố Ukraine cần nhiều máy bay hơn.
"Các đối tác của chúng ta biết rằng số lượng F-16 mà chúng ta có ở Ukraine, số lượng phi công đã được đào tạo, vẫn chưa đủ", ông nói. "Tin tốt là chúng ta sẽ có thêm nhiều F-16 nữa".
Nhiều quốc gia NATO đã cam kết cung cấp thêm F-16 cho Ukraine, đồng thời huấn luyện phi công của Kiev trong nhiều tháng.
Trong bối cảnh Nga tăng cường không kích trong những tháng gần đây, ông Zelensky đã đặt nhu cầu cải thiện hệ thống phòng không của Ukraine lên hàng đầu trong các cuộc gặp với đồng minh.
Trong một cuộc phỏng vấn với AFP vào tháng 5, ông Zelensky cho biết Ukraine cần khoảng 130 chiếc F-16 để đạt sự cân bằng với sức mạnh không quân của Nga.
Tuy nhiên, cho đến nay các đối tác của Ukraine đã hứa gửi chưa đến 100 chiếc F-16, phần lớn dự kiến sẽ đến trong vài năm tới sau khi hoàn thành huấn luyện phi công.
Các cuộc tấn công gần đây vào sân bay Ukraine cũng đặt ra câu hỏi về khả năng bảo vệ những chiếc máy bay trị giá hàng triệu USD khỏi các cuộc đột kích của Nga.
Đầu tháng 7, Nga tuyên bố đã phá hủy năm chiếc máy bay quân sự trong một cuộc tấn công vào căn cứ không quân ở miền Trung Ukraine.
Sau vụ đánh bom, các phóng viên quân sự Ukraine đã chỉ trích lãnh đạo không quân, cho rằng máy bay tại sân bay đã đậu ngoài trời mà không được bảo vệ đầy đủ.
Không quân Ukraine từ lâu đã phải dựa vào đội máy bay MIG-29 và Sukhoi từ thời Liên Xô, khiến họ không thể chiếm ưu thế sau 2 năm chiến sự khắc nghiệt.
Tổng thống Biden bày tỏ tình yêu với con trai, chấp nhận kết quả của vụ án và bày tỏ tôn trọng quá trình tư pháp, trong bình luận đầu tiên sau khi Hunter bị tuyên 'có tội'.
Thủ tướng Netanyahu cảnh báo Houthi sẽ phải 'trả giá đắt' sau khi nhóm vũ trang ở Yemen phóng tên lửa vào miền trung Israel.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên sẽ đối mặt kịch bản hủy diệt nếu có hành động khiêu khích và liều lĩnh.
Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình cho xung đột Nga-Ukraine, ông Putin ca ngợi máy bay Tu-160M, Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên bang 2024, thả hàng viện trợ từ máy bay xuống Dải Gaza… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột toàn diện trong khu vực Trung Đông khi giao tranh giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Lebanon tiếp tục leo thang nguy hiểm.
Trước thềm các cuộc đại hội của các đảng ở Hàn Quốc, Chủ tịch đảng Dân chủ (DP) đối lập chính Lee Jae-myung tuyên bố từ chức, trong khi lộ diện thêm 3 ứng viên tiềm năng cho vị trí lãnh đạo đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền.
Báo Thế giới & Việt Nam cập nhật sự cố tràn dầu ngoài khơi Philippines sáng 25/7, sau khi tàu MT Terra Nova treo cờ Philippines bị lật và chìm ở Vịnh Manila.
Ảnh được Ukraine công bố cho thấy Nga có thể đã triển khai bom lượn dẫn đường gắn động cơ, có thể tăng đáng kể tầm tấn công mục tiêu.
Hệ thống đại cử tri là 'đặc sản' của bầu cử Mỹ, khi tổng thống không được bầu trực tiếp bởi cử tri và cũng không được bầu thông qua Quốc hội.