Ukraine thay đổi chiến lược cho năm thứ ba xung đột

09:10 21/01/2024

Sau cuộc phản công bế tắc, Ukraine đang chuyển sang chiến lược "phòng thủ chủ động" để chuẩn bị cho năm thứ ba xung đột khốc liệt với Nga.

Xung đột Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ ba và triển vọng giành lợi thế chiến trường của Kiev ngày càng mờ nhạt. Họ đã từ bỏ hy vọng về một chiến thắng chóng vánh để đẩy lùi quân Nga khỏi lãnh thổ, thay vào đó chuẩn bị cho tương lai xung đột kéo dài, theo Christopher Miller, nhà phân tích của FT.

Giới quan sát nhận định hai bên có rất ít cơ hội đạt đột phá trong năm 2024 và Ukraine dường như đã chấp nhận thực tế này. Tổng thống Volodymyr Zelensky hồi đầu tháng 12 năm ngoái nói rằng "giai đoạn mới" đã bắt đầu.

Quan điểm này hoàn toàn khác so với khi Ukraine bắt đầu tiến hành chiến dịch phản công quy mô lớn mùa hè năm ngoái. Họ đặt mục tiêu đánh nhanh, thắng nhanh, chia cắt hành lang trên bộ của Nga tới Crimea, thậm chí giành lại bán đảo này.

Nhưng sau 6 tháng phản công, hàng chục nghìn binh sĩ Ukraine đã thiệt mạng hoặc bị thương, hàng trăm phương tiện chiến đấu và vũ khí do phương Tây cung cấp bị phá hủy.

Điểm sáng duy nhất trong chiến dịch phản công là việc Ukraine chiếm được làng Krynky ở bờ đông sông Dnieper. Nhưng các binh sĩ bám trụ ở ngôi làng này thừa nhận tình hình "đang rất tệ" và họ khó có thể giữ được vị trí này lâu dài, khi Nga áp đảo cả về quân số lẫn hỏa lực.

"Kết quả là tinh thần của Ukraine đã giảm sút và các cuộc thăm dò cho thấy tinh thần đoàn kết chưa từng có của đất nước đã bắt đầu xuất hiện những vết rạn", Miller cho hay.

Nhận thấy tiếp tục phản công chỉ là vô ích, Tổng thống Zelensky đã thay đổi chiến lược, yêu cầu xây dựng công sự mới ở những phần quan trọng dọc chiến tuyến dài 1.000 km, báo hiệu Ukraine đã chuyển từ tấn công sang phòng thủ trong năm thứ ba của xung đột.

Các quan chức phương Tây nói rằng chiến lược "phòng thủ chủ động", trong đó giữ chắc tuyến phòng thủ và thăm dò điểm yếu bằng các cuộc tập kích tầm xa, sẽ cho phép Ukraine có một năm "củng cố lực lượng" để chuẩn bị cho năm 2025 với triển vọng về một cuộc phản công mới.

Ukraine dự kiến cần thêm khoảng nửa triệu quân để thúc đẩy cuộc chiến với Nga, song nỗ lực tuyển lính vấp phản đối từ công chúng và gây lục đục trong giới lãnh đạo. Các lãnh đạo chính trị và tướng quân đội Ukraine đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, khi cả hai bên dường như đều không muốn hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định đưa thêm hàng trăm nghìn người Ukraine vào một cuộc chiến khốc liệt.

Trong khi đó, Nga những tháng qua đã tăng cường tập kích Ukraine. Quân đội Nga tăng cường bao vây Avdeevka ở tỉnh Donetsk, nơi quân Ukraine dường như khó có thể bám trụ. Hồi tháng 12/2023, Nga cũng đã kiểm soát những phần còn lại của thành phố Marinka, cách đó khoảng 40 km về phía đông bắc.

Chính những bước tiến của Nga trên chiến trường đã buộc Ukraine phải áp dụng chiến lược phòng thủ nhiều hơn, điều mà nhiều đồng minh của Kiev ủng hộ, theo giới quan sát.

Bộ Quốc phòng Estonia hồi tháng 12/2023 cho biết Ukraine nên chuyển sang "phòng thủ chiến lược" để nước này và đồng minh có thời gian tăng cường ngành công nghiệp quốc phòng, huấn luyện lực lượng dự bị, tăng nhân lực để chuẩn bị cho giai đoạn mới trong năm 2025.

Điều này phù hợp với chiến lược mà Mỹ mong muốn, đó là hỗ trợ Ukraine giữ vững những lãnh thổ đang kiểm soát, củng cố vị trí và tăng cường nguồn viện trợ và nhân lực, thay vì tiếp tục tổ chức các cuộc tấn công trên bộ trong vô vọng.

Mỹ cũng cho rằng quân Ukraine vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm và khoét sâu điểm yếu trong hệ thống phòng thủ của Nga khi có cơ hội. Đồng thời, Ukraine cũng có thể đẩy mạnh các cuộc không kích tầm xa bằng tên lửa và máy bay không người lái, chiến thuật được chứng minh hiệu quả trong cuộc tập kích vào Hạm đội Biển Đen Nga ở bán đảo Crimea và các căn cứ không quân ở đó.

Trong cuộc phỏng vấn tuần trước, Oleksandr Syrsky, tư lệnh lục quân Ukraine, cũng nhấn mạnh những thực tế đang thay đổi trên chiến trường.

"Mục tiêu của chúng tôi không thay đổi, đó là giữ vững vị trí, khiến kẻ thù kiệt sức bằng cách gây tổn thất tối đa", ông nói.

Chỉ huy 58 tuổi nhấn mạnh Nga đang tìm cách giành thế chủ động khi gần tiến tới mốc kỷ niệm hai năm xung đột. Ông nói lực lượng Nga đang dồn ép theo nhiều hướng dọc mặt trận phía đông với hy vọng kiểm soát toàn bộ vùng Donbass. Syrsky thêm rằng Nga cũng muốn chiếm lại các lãnh thổ đã mất ở Kherson và Zaporizhzhia sau đợt phản công chớp nhoáng của Ukraine hồi cuối năm 2022.

Về phần mình, Ukraine đang tổ chức các cuộc phản công nhỏ hơn theo cách mà Syrsky mô tả là "phòng thủ tích cực". Giao tranh giữa Nga và Ukraine đang diễn ra với quy mô nhỏ, cho thấy Moskva cũng đang thích nghi với tình hình và ngăn tổn thất, theo Syrsky. "Các cuộc tấn công cấp tiểu đoàn hiếm khi xảy ra", ông nói.

Khi cuộc chiến pháo binh và chiến hào mang lại ít hiệu quả lớn, ông Syrsky đồng tình với tư lệnh quân đội Valery Zaluzhny rằng công nghệ có thể đóng vai trò quan trọng nếu Kiev muốn giành chiến thắng trong cuộc đối đầu Nga. Ông cho biết tác chiến điện tử đã được tăng cường trong năm qua, khi UAV và các vũ khí dẫn đường được sử dụng phổ biến, tạo ra nhiều cơ hội để cản trở hoạt động của đối thủ.

Tuy nhiên, một số chính trị gia ở Kiev lo ngại chiến lược "phòng thủ chủ động" có thể gây bất lợi cho nỗ lực chống Nga của Ukraine. Andry Zagorodnyuk, cựu bộ trưởng quốc phòng Ukraine, cho rằng chỉ tập trung vào ngăn chặn mà không có tấn công sẽ là "sai lầm quy mô lịch sử" và trao cho Nga quyền chủ động trên chiến trường. Do đó, ông cho rằng điều quan trọng là phải cản bước tiến của lực lượng Nga.

Kyrylo Budanov, lãnh đạo Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine, đồng ý rằng điều quan trọng là phải tiếp tục gây sức ép với quân Nga, đặc biệt ở bán đảo Crimea, thông qua không kích và tập kích bằng thiết bị không người lái, cùng các hoạt động phá hoại bí mật.

"Các đơn vị của chúng tôi đã xâm nhập bán đảo Crimea vào năm ngoái", ông nói, thêm rằng nhiều lính biệt kích sẽ được triển khai với bán đảo để làm gián đoạn tuyến hậu cần của Nga.

Một lý do khác khiến Ukraine muốn tập trung phòng thủ là Nga có thể đang chuẩn bị cho cuộc tấn công quy mô lớn vào đầu mùa hè, theo các quan chức an ninh giấu tên. Mục tiêu của Moskva được cho là kiểm soát những phần lãnh thổ còn lại của bốn vùng mà Nga đã sáp nhập hồi tháng 9/2022 gồm Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia.

Quan chức Ukraine cũng không loại trừ khả năng Nga có thể nhắm vào Kharkov và thủ đô Kiev.

Trong cuộc họp báo thường niên hồi tháng 12/2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói hòa bình ở Ukraine chỉ đến khi Moskva đạt được mục tiêu của mình là "phi phát xít hóa, phi quân sự hóa và đảm bảo tình trạng trung lập của Ukraine".

Đánh giá tình báo Mỹ tháng trước cũng lưu ý khả năng tăng cường cuộc chiến của Nga. Họ cho biết năng lực quân sự Nga đã được củng cố trong những tháng gần đây với các lô đạn pháo và tên lửa từ Triều Tiên, cũng như nhờ Moskva tăng cường sản xuất vũ khí và đạn dược trong nước.

Tuy nhiên, Nga có thể thành công hay không là điều chưa thể chắc chắn. Budanov không tin Nga có thể sản xuất đạn pháo và huy động lực lượng đủ để bù đắp tổn thất trên chiến trường sau gần hai năm xung đột.

Mykola Bielieskov, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia Ukraine, cho rằng cả hai bên đều đang gặp khó khăn trong nỗ lực chiến đấu, huấn luyện và duy trì lực lượng. "Cả hai đều không thể tạo ra và tận dụng ưu thế về số lượng", Bielieskov nói.

Tình thế bế tắc trên chiến trường có thể có lợi cho Nga, theo tình báo Mỹ. Họ cho rằng ông Putin tin chiến trường Ukraine đóng băng sẽ làm cạn kiệt nguồn lực và sự ủng hộ của phương Tây dành cho Kiev.

"Có lẽ không sai khi nói rằng bộ máy chiến đấu của Ukraine hoàn toàn phụ thuộc vào hỗ trợ quân sự của phương Tây", một quan chức phương Tây giấu tên nói.

Tuần trước, ông Zelensky tới thăm 3 nước vùng Baltic gồm Litva, Estonia và Latvia. Chuyến công du được cho nhằm củng cố nền tảng ủng hộ của các đồng minh, kêu gọi viện trợ thêm hệ thống phòng không cho Ukraine.

Khi phát biểu tại Estonia ngày 11/1, ông Zelensky thừa nhận "cuộc chiến kéo dài" không tốt cho Ukraine. "Chúng tôi phản đối cuộc chiến này từ đầu và vẫn giữ quan điểm này đến cùng", ông nói.

Song ông khẳng định ngừng bắn sẽ chỉ có lợi cho Nga và sự do dự viện trợ của phương Tây sẽ chỉ khuyến khích Moskva tiếp tục cuộc chiến.

Thanh Tâm (Theo FT, Reuters, AFP)

Có thể bạn quan tâm
Biển người ùn ùn đổ vào trung tâm TP.HCM chờ xem pháo hoa tối 30/4

Biển người ùn ùn đổ vào trung tâm TP.HCM chờ xem pháo hoa tối 30/4

08:10 01/05/2024

Tối 30/4, TP.HCM sẽ bắn pháo hoa nhân dịp chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày thống nhất đất nước. Vì thế, từ sớm, người dân đổ về trung tâm thành phố để vui chơi và chờ xem màn bắn pháo hoa. Gần 19h, xe máy, ôtô đổ ra các tuyến đường Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Đồng Khởi... mỗi lúc một đông.Dòng xe ken đặc làn đường khiến xe máy phải chạy lên vỉa hè hoặc chen chúc giữa khoảng hở các ô tô để tìm lối thoát. Dòng người kín các điểm công cộng. Các tuyến...

Vì sao gần 50 nước lên án Nga dùng tên lửa Triều Tiên tấn công Ukraine?

Vì sao gần 50 nước lên án Nga dùng tên lửa Triều Tiên tấn công Ukraine?

16:50 10/01/2024

Gần 50 quốc gia lên tiếng cáo buộc và chỉ trích Triều Tiên chuyển tên lửa cho Nga, nhưng Bình Nhưỡng dường như không quan tâm.

Đã khắc phục sụt lún trên đường Võ Thị Sáu ở quận 3

Đã khắc phục sụt lún trên đường Võ Thị Sáu ở quận 3

14:00 20/05/2024

Sáng 20-5, Ban Quản lý dự án metro số 2 (thuộc Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM) thông tin đã hoàn thành khắc phục, tái lập mặt bằng ở khu vực sụt lún đường Võ Thị Sáu (quận 3).

Đảng Cộng sản Liên bang Nga kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười

Đảng Cộng sản Liên bang Nga kỷ niệm 106 năm Cách mạng Tháng Mười

09:30 08/11/2023

Phát biểu tại lễ míttinh, Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga, ông Gennady Ziuganov khẳng định ngày 7/11 là ngày thiêng liêng trong lịch sử của nước Nga.

Ukraine kích hoạt phòng không ở Odessa sau khi Biển Đen thành điểm nóng

Ukraine kích hoạt phòng không ở Odessa sau khi Biển Đen thành điểm nóng

11:20 18/07/2023

Chỉ vài giờ sau khi Nga từ chối gia hạn Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, Ukraine đã kích hoạt phòng không tại thành phố cảng Odessa và nhiều khu vực phía nam.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức thành lập 3 trường trực thuộc

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức thành lập 3 trường trực thuộc

22:50 11/05/2024

Đảng ủy, Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa ban hành Nghị quyết thành lập 3 trường trực thuộc theo quy định gồm Trường Kinh tế và Quản lý công, Trường Kinh doanh và Trường Công nghệ.

400 người ăn cơm tập thể tại trường, 19 học sinh nôn ói, đau bụng, sốt nhẹ

400 người ăn cơm tập thể tại trường, 19 học sinh nôn ói, đau bụng, sốt nhẹ

05:30 18/06/2024

Tại trường tổ chức bếp ăn tập thể cho gần 400 người, gồm học sinh (học sinh nhiều nơi ở tại trường ôn thi) và giáo viên, lao động nhà trường.

Sáng nay, tổ chức trọng thể Lễ tang cấp cao Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Sáng nay, tổ chức trọng thể Lễ tang cấp cao Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

08:00 18/09/2023

Sáng nay (18.9), tang lễ của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng được tổ chức trọng thể theo nghi thức Lễ tang cấp cao...

Dùng thiết bị gắn trên ô tô, đi tới đâu phát tin nhắn rác tới đó

Dùng thiết bị gắn trên ô tô, đi tới đâu phát tin nhắn rác tới đó

18:30 24/03/2023

Xe ô tô mang biển số Quảng Nam đang dừng để phát tin nhắn rác thì bị công an ập vào bắt quả tang.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới