Phó thủ tướng Ukraine Stefanishyna nói nước này đang tìm cách gia nhập EU, nhưng không cần đặc cách giảm các thủ tục để vào liên minh này.
"Điều này là ý chí của người dân Ukraine. Đây là sự lựa chọn không thể đảo ngược. Các bạn đã thấy người dân Ukraine đứng lên bảo vệ sự lựa chọn của mình", Phó thủ tướng phụ trách hội nhập châu Âu và châu Âu-Đại Tây Dương của Ukraine Olga Stefanishyna nói ngày 23/6, đề cập về việc Kiev quyết định gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Bà Stefanishyna cho biết thêm quyết định khởi động các cuộc đàm phán về việc Ukraine gia nhập EU trong tuần này là "ngày trọng đại" với quốc gia của bà. Phó thủ tướng Ukraine cũng lưu ý Kiev "không tìm kiếm cơ chế đối xử đặc biệt".
"Ukraine đang tiến rất nhanh mà không bỏ qua bất cứ yếu tố nào trong quy trình gia nhập và cũng không đòi hỏi được giảm bước nào", bà Stefanishyna, người được chỉ định là trưởng đoàn đàm phán của Ukraine trong quá trình gia nhập EU, nói.
Các nước thành viên EU tuần trước đồng ý khởi động các cuộc đàm phán về việc kết nạp Ukraine và Moldova, bỏ qua sự phản đối mạnh mẽ của Hungary, quốc gia sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của EU vào ngày 1/7.
Quá trình gia nhập EU ở mỗi quốc gia không giống nhau, có thể mất nhiều năm do cần đáp ứng nhiều điều kiện về cải cách. Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi động các cuộc đàm phán gia nhập EU gần hai thập kỷ trước và vẫn đang chờ được cấp tư cách thành viên.
Bà Stefanishyna sẽ chủ trì lễ khai mạc các cuộc đàm phán tại Luxembourg, Bỉ, vào ngày 25/6. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự kiến phát biểu tại lễ khai mạc, nhưng bà Stefanishyna không nói rõ ông phát biểu trực tiếp hay trực tuyến.
Ukraine nộp đơn xin gia nhập EU vài ngày sau khi chiến sự với Nga nổ ra cuối tháng 2/2022. Gần 4 tháng sau, EU cấp tư cách ứng viên cho Ukraine. Kiev đã bày tỏ hy vọng gia nhập liên minh trước năm 2030.
Một cuộc khảo sát do Nghị viện châu Âu thực hiện hồi đầu năm nay cho thấy công dân EU nhìn chung chấp nhận Ukraine trở thành thành viên, nhưng ít người ủng hộ cho Kiev được hưởng cơ chế đặc biệt để đẩy nhanh quá trình.
Ngọc Ánh (Theo AP)
Tây Ban Nha sắp tiến hành đợt triển khai quân nhân, cảnh sát lớn nhất thời bình để cứu trợ sau trận lũ quét khiến hơn 200 người chết.
Các phát biểu và nội dung trao đổi tại Hội nghị Phát huy nguồn lực kiều bào, kết nối địa phương và doanh nghiệp cho thấy nguồn lực phong phú, dồi dào của kiều bào, không chỉ về vật chất mà còn cả nguồn lực tri thức, chất xám, nguồn lực “mềm”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 30/6 thông báo Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình, sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan và Tajikistan từ ngày 2-6/7.
Các nguồn tin tiết lộ, Mỹ, Anh và Pháp đã lần lượt cho phép Ukraine tiến hành sử dụng các vũ khí tầm xa mà những nước này cung cấp tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Mỹ dường như đã mua 81 chiến đấu cơ cũ nát của Kazakhstan với giá 1,5 triệu USD, nhằm chuyển cho Ukraine để lấy linh kiện và làm mồi bẫy.
Ngày 13/11, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) dự báo, mức độ mất an ninh lương thực ở Đông Phi vẫn có thể ở mức cao cho đến đầu năm 2024.
Các quan chức hàng đầu của Mỹ cảnh báo có thể dừng cung cấp vũ khí cho Israel nếu nước này tiếp tục chặn viện trợ vào Dải Gaza.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi trí thức Việt Nam ở Mỹ và toàn thế giới đoàn kết, tiếp tục đóng góp hướng tới kỷ nguyên mới của đất nước.
Ukraine nói Nga khai hỏa nhiều loại vũ khí nhằm vào Kiev, đánh dấu lần đầu thành phố bị tấn công tên lửa kể từ cuối tháng 8.