Ngày 3/7, Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã công bố các gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
Ukraine nhận mưa viện trợ từ Mỹ và NATO |
Trong các vũ khí mà Ukraine sẽ được Mỹ viện trợ trong gói bổ sung có các tên lửa cho hệ thống phòng không HAWK (ảnh). (Nguồn: Bộ tư lệnh Không quân Ukraine) |
Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, gói viện trợ bổ sung trị giá 2,3 tỷ USD bao gồm hàng loạt vũ khí như tên lửa, đạn dược...
Tin liên quan |
Quên Đức đi, đây mới là động lực kinh tế mới của châu Âu; ý kiến trái chiều từ ‘cơn sốt Địa Trung Hải’ mang tên ‘khách du lịch Mỹ’ Quên Đức đi, đây mới là động lực kinh tế mới của châu Âu; ý kiến trái chiều từ ‘cơn sốt Địa Trung Hải’ mang tên ‘khách du lịch Mỹ’ |
Cụ thể, 150 triệu USD sẽ được dành cho tên lửa cho hệ thống phòng không HAWK, đạn dược cho Hệ thống pháo binh cơ động cao (HIMARS), đạn pháo 155mm và 105mm, đạn cối 81mm, tên lửa TOW, tên lửa chống tăng Javelin và AT-4, đạn dược cho vũ khí nhỏ và lựu đạn, xe chiến thuật để kéo và vận chuyển thiết bị, hệ thống dẫn đường hàng không chiến thuật và thiết bị hỗ trợ máy bay, thiết bị nhìn đêm và phụ tùng thay thế, bảo dưỡng và các thiết bị phụ trợ khác.
Phần này được lấy trực tiếp từ kho dự trữ của Mỹ thuộc Quyền rút vốn của Tổng thống (PDA) và có thể được chuyển nhanh chóng tới Ukraine.
2,2 tỷ USD còn lại sẽ dùng để mua vũ khí từ các nhà sản xuất của Mỹ theo Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine (USAI), song chương trình này mất nhiều thời gian hơn để cung cấp vũ khí.
Phần của USAI bao gồm tên lửa phòng không Patriot và NASAMS, hai trong số những hệ thống quan trọng trong việc phòng thủ trước các đợt tấn công của Nga.
Cũng theo Lầu Năm Góc, chính quyền Tổng thống Joe Biden có kế hoạch đẩy nhanh việc chuyển giao những loại vũ khí này bằng cách sắp xếp lại trình tự các đợt giao hàng sắp tới cho Ukraine.
Đây là gói viện trợ quân sự thứ 5 cho Ukraine kể từ khi gói viện trợ bổ sung trị giá 95 tỷ USD được thông qua vào tháng 4 vừa qua, trong đó bao gồm 61 tỷ USD viện trợ cho Ukraine.
Về phía NATO, một nhà ngoại giao Tây Âu cho biết, các nước thành viên đã nhất trí cung cấp gói viện trợ quân sự trị giá 40 tỷ Euro (43,05 tỷ USD) cho Ukraine vào năm tới.
Tuyên bố này được đưa ra một tuần trước khi các nhà lãnh đạo của liên minh chuẩn bị họp tại Washington (Mỹ) trong tuần tới.
Quan chức Iran nói Moskva đã cung cấp hàng loạt radar và hệ thống phòng không tiên tiến nhằm giúp Tehran đối phó đòn tập kích từ bên ngoài.
Học thuyết hạt nhân mới của Nga có 4 sửa đổi quan trọng, đáng chú ý nhất là hạ ngưỡng kích hoạt vũ khí hạt nhân trong đòn đáp trả.
Israel sẽ ra Tòa án Công lý Quốc tế ở Hà Lan để bác cáo buộc hành động 'diệt chủng' tại Gaza trong vụ kiện do Nam Phi đệ đơn.
Cuộc đối thoại giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với những người tham gia Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, diễn ra ngày 7/11 ở thủ đô Moscow, đã lập kỷ lục về thời lượng của diễn đàn này, kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ.
Tổng thống Putin chỉ trích người đồng cấp Mỹ 'phát biểu vô nghĩa', sau khi ông Biden cảnh báo Nga sẽ tấn công thành viên NATO nếu Ukraine thua trận.
Ngày 9/12, Viện Nghiên cứu chiến lược, Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ đối ngoại (Foset), Trung tâm thông tin - tư liệu và Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế phối hợp tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập đơn vị và 30 năm xuất bản tạp chí tại Học viện Ngoại giao.
Thủ tướng Phần Lan Petteri Orpo ngày 16/11 tuyên bố Helsinki sẽ đóng 4 trong số 9 cửa khẩu biên giới với Nga nhằm ngăn dòng người xin tị nạn ồ ạt đổ vào quốc gia Bắc Âu này
Ông Serhiy Bratchuk, người phát ngôn của chính quyền quân sự Odesa ngày 18/6 cho biết các lực lượng Ukraine đã phá hủy một kho đạn 'quan trọng' gần thành phố cảng Henichesk do Nga chiếm đóng ở khu vực Kherson.
Ngày 6/8, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro chỉ trích các nhà lãnh đạo châu Âu và phương tiện truyền thông “thiếu phản ứng” trước các vụ đốt kinh Quran (Koran) ở Thụy Điển và Đan Mạch.