Nghị sĩ Ukraine kêu gọi Mỹ cho phép Kiev dùng vũ khí Washington cấp để tấn công lãnh thổ Nga, cho rằng lệnh cấm khiến Ukraine gặp nhiều bất lợi.
Politico cho biết một nhóm nghị sĩ Ukraine đang thăm Washington, nhằm kêu gọi quốc hội Mỹ ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm Kiev sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Họ cho rằng điều này khiến Ukraine không thể nhắm mục tiêu các cơ sở quân sự của đối phương dọc theo biên giới hai nước.
"Vấn đề chính hiện nay là chính sách của Mỹ đang hạn chế năng lực của chúng tôi" trong việc tập kích mục tiêu quân sự nằm trong lãnh thổ Nga, David Arakhamia, lãnh đạo đảng Phụng sự Nhân dân của Tổng thống Volodymyr Zelenksy tại quốc hội Ukraine, nói trong cuộc phỏng vấn đăng ngày 14/5.
Theo Politico, Nga nhận thức rõ hạn chế này của Ukraine nên thoải mái tập hợp lực lượng gồm ít nhất 30.000 binh sĩ cùng khí tài ở sát biên giới với tỉnh Kharkov mà không sợ bị đối phương tấn công bằng tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ sản xuất.
Quân đội Ukraine đã nhiều lần sử dụng loại đạn này để tập kích và gây nhiều thiệt hại cho lực lượng Nga từ đầu xung đột, nhưng chỉ nhắm vào các mục tiêu trên vùng đất Nga kiểm soát, không tiến hành các đòn tấn công qua biên giới.
"Chúng tôi nhìn thấy quân đội của họ đóng quân cách biên giới vài km bên trong lãnh thổ Nga mà không thể làm được gì", Oleksandra Ustinova, người đứng đầu ủy ban đặc biệt về vũ khí và đạn dược của quốc hội Ukraine, cho biết.
Sau khi tập kết lực lượng, Nga hôm 10/5 phát động chiến dịch xuyên biên giới nhằm vào tỉnh Kharkov và đã tuyên bố kiểm soát nhiều ngôi làng. Quân đội Ukraine ngày 15/5 cho biết lực lượng nước này đã phải rút khỏi nhiều điểm nóng dọc tiền tuyến ở Kharkov nhằm "bảo toàn mạng sống cho binh sĩ và tránh tổn thất".
AP ngày 14/5 dẫn hai nguồn tin phân tích tình báo mở cho biết lực lượng Nga đã kiểm soát 100-125 km2 lãnh thổ ở Kharkov sau hai ngày tấn công.
Mỹ là quốc gia hậu thuẫn Ukraine mạnh mẽ nhất từ đầu chiến sự và đã chuyển giao cho Ukraine nhiều loại vũ khí hiện đại như tên lửa ATACMS, bom dẫn đường J-DAM và xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams. Dù vậy, điều kiện mà Washington đưa ra là Kiev không được sử dụng khí tài do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, do lo ngại nguy cơ leo thang xung đột.
Politico ngày 14/5 dẫn lời hai quan chức Mỹ giấu tên cho hay quan điểm của Washington về vấn đề này chưa thay đổi. "Các vũ khí viện trợ này nhằm mục đích phòng thủ, chứ không phải phục vụ hoạt động tấn công trên lãnh thổ Nga", họ nhấn mạnh.
Quan điểm của Mỹ trái ngược với một số đồng minh của nước này. Hôm 2/5, Ngoại trưởng Anh David Cameron lần đầu công khai ủng hộ Ukraine dùng vũ khí do London cung cấp để tập kích lãnh thổ Nga.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Latvia Baiba Braze hôm 1/5 cũng tiết lộ một số nước phương Tây đã chuyển giao cho Ukraine nhiều vũ khí tầm xa mà không cấm nước này sử dụng chúng để nhắm mục tiêu vào lãnh thổ đối phương, song không nêu tên.
Phạm Giang (Theo Politico, Kyiv Independent, BI)
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.
Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.
Nga thử nghiệm hệ thống điều khiển từ xa, cho phép binh sĩ ở Moskva trực tiếp lái drone cáp quang tại mặt trận Ukraine, cách họ gần 800 km.