Các xung đột ở Ukraine và Dải Gaza đã kéo dài, chưa có lối ra. Và lối ra được dự báo phụ thuộc rất lớn vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 5-11. Vì sao?
Trong bối cảnh ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris bước vào những ngày cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng, châu Âu đang lo lắng đến "nín thở" về tác động của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đối với xung đột Nga - Ukraine và an ninh của "lục địa già".
Tương lai của Dải Gaza cũng được các nhà phân tích đặc biệt chú ý trước ngày bầu cử ở Mỹ.
Một thăm dò của báo Wall Street Journal tại bảy bang chiến trường trong tháng 10 cho thấy so với bà Harris, ông Trump có khả năng xử lý tốt hơn xung đột Nga - Ukraine và xung đột Israel - Hamas.
Tuy nhiên, theo Reuters, khi nói đến Ukraine và an ninh châu Âu, nhiều quan chức châu Âu bày tỏ lo ngại về chiến thắng của ông Trump do họ đã chứng kiến mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đầy biến động trong nhiệm kỳ trước của ông, những lời chỉ trích mạnh mẽ của ông Trump với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và quan điểm không rõ ràng của ông về cuộc chiến tại Ukraine.
Ông Trump đã tuyên bố nếu thắng cử, ông có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine trong một ngày, thậm chí trước khi nhậm chức nhưng chưa tiết lộ sẽ làm điều đó như thế nào. Tuy nhiên ông đã chỉ trích khoản viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine và khả năng nếu chiến thắng thì ông sẽ không tiếp tục viện trợ nữa.
Trong các bình luận công khai, giới chức châu Âu tìm cách tác động tới ông Trump bằng cách tuyên bố rằng chiến thắng của Nga ở Ukraine sẽ khiến Mỹ trở nên yếu đuối và khuyến khích cả Nga, Trung Quốc thách thức quyền lực của Mỹ.
Nhưng không phải tất cả các lãnh đạo châu Âu đều lo lắng về ông Trump.
Một số quan chức Ukraine và Đông Âu thậm chí suy đoán ông Trump có thể vượt qua các "lằn ranh đỏ" của ông Joe Biden bằng cách cung cấp thêm vũ khí tầm xa và chấm dứt lệnh cấm tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Nga nếu Tổng thống Putin từ chối hoặc không thực hiện những thỏa thuận mà ông Trump đề xuất.
Còn nếu bà Harris đắc cử, bà sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine như ông Biden đã làm. Bà Harris đã chỉ trích gay gắt ông Putin và cho biết nếu thắng cử, bà sẽ nỗ lực đảm bảo Ukraine thắng thế trong cuộc chiến và có được hòa bình chính đáng, thay vì thương lượng để có hòa bình mà khả năng Ukraine phải nhượng lãnh thổ như gợi ý mập mờ từ phía ông Trump.
Hiện nay biện pháp chính mà châu Âu hy vọng sẽ giúp ích cho Ukraine trước bất cứ sự thay đổi chính sách đột ngột nào của Mỹ là khoản vay trị giá 50 tỉ USD từ G7, sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị đóng băng của Nga. Khoản vay này sẽ cho phép Kiev tiếp tục mua vũ khí ngay cả khi Mỹ cắt giảm viện trợ.
Cuộc bầu cử Mỹ diễn ra vào thời điểm khó khăn với Kiev khi Nga đang có nhiều bước tiến ở miền đông Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong tình thế đó không công khai ủng hộ ứng cử viên nào, nhưng ông cho biết điều quan trọng là Mỹ phải hiểu rõ về Ukraine và rằng cuộc chiến "phải được chấm dứt một cách công bằng".
Trước thềm bầu cử Mỹ, các nhà ngoại giao châu Âu tại Washington bày tỏ sự thất vọng với chính sách đối ngoại thận trọng của chính quyền ông Biden, đặc biệt liên quan Ukraine và các nỗ lực không thành công của Nhà Trắng nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Họ cũng chuẩn bị tinh thần cho khả năng ông Trump đắc cử và sẽ có bất ổn ảnh hưởng đến chính trị thế giới.
"Tôi không thể chắc chắn liệu ông Trump có tìm kiếm một thỏa thuận với ông Putin ngay từ ngày đầu tiên nhậm chức hay liệu ông ấy có thả bom hạt nhân xuống Matxcơva hay không" - báo Guardian dẫn lời một đại sứ châu Âu.
"Thật ra đó là một hộp đen và bất kỳ ai nói với bạn rằng họ biết những gì sẽ diễn ra bên trong chính quyền của ông ấy đều là nói dối", vị này ví von.
Ông Andrew Weiss, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế, bình luận: "Các quốc gia trên khắp thế giới đều phải chuẩn bị cho cả hai kết quả".
Tại Gaza, các nhà đàm phán quốc tế đã thảo luận về lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza vào đầu tuần này nhưng giới phân tích không nghĩ Israel và Hamas sẽ đồng ý ngừng bắn trước ngày 5-11.
Cả ông Trump và bà Harris đều kêu gọi chấm dứt xung đột ở Gaza, nhưng Viện Trung Đông ở Mỹ nhận thấy bà Harris tập trung nhiều hơn vào thỏa thuận ngừng bắn và giải cứu con tin mà Washington đã tìm cách thúc đẩy trong vài tháng qua, còn thông điệp chính của ông Trump tập trung vào việc đảm bảo Israel giành được "chiến thắng".
"Nước Mỹ đang mất dần ảnh hưởng của mình" - ông Yossi Melman, nhà báo Israel chuyên về các vấn đề an ninh, bình luận. Ông chỉ ra nước Mỹ dưới thời ông Biden đã không thể ép Israel hay Iran ngồi vào bàn đàm phán. Nhưng ông đánh giá nếu ông Trump đắc cử, đó sẽ là một nhiệm kỳ "cực kỳ khó lường".
Hôm 29-10 Reuters dẫn lời bà Karoline Leavitt, người phát ngôn chiến dịch tranh cử của ông Trump, nhắc lại: "Hồi Tổng thống Trump tại nhiệm, NATO mạnh mẽ, không có chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông ổn định".
Bà nói thêm ông Trump sẽ "khôi phục hòa bình thế giới thông qua sức mạnh của Mỹ và đảm bảo các nước châu Âu gánh vác trọng trách của mình bằng cách đóng góp công bằng vào việc phòng thủ chung để giảm bớt gánh nặng vốn bất công cho người nộp thuế Mỹ".
Tại phiên tòa xét xử của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh sáng 21/9, bị cáo Nguyễn Phương Hằng trả lời: 'Một lời xin lỗi không phải là vấn đề, nhưng bị cáo đã ở tù 18 tháng. Bị cáo đã trả giá quá đắt rồi'.
Chợ hoa Hồ Thị Kỷ (Quận 10), được xem là chợ hoa sỉ, lẻ lớn nhất ở TPHCM. Trong ngày lễ 20.10 , nơi đây đang đón 1 lượng khách...
Ngày 12/2/1912, hoàng đế Phổ Nghi thoái vị và nhà Thanh sụp đổ sau gần 300 năm tồn tại. Sau đó, nhiều quý tộc người Mãn Thanh vội vã thay tên đổi họ. Vì sao họ làm như vậy?
Phạm Thanh Thảo có cuộc sống sung túc ở Mỹ. Mới đây, xe của vợ chồng cô bị kẻ gian đập kính, trộm tài sản gần 8.000 USD.
Tên lửa Ouroborous-3 có thể tự đốt cháy phần thân bằng nhựa HDPE, giúp bổ sung nhiên liệu cho nhiệm vụ và giảm rác thải không gian.
Cảng hàng không lớn nhất nước khi hoàn thành giai đoạn 1 năm 2026 sẽ phục vụ 25 triệu lượt khách và 1,2 triệu tấn hàng hoá mỗi năm.
Một khu nhà xưởng ở thôn Đồng Quan (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) bất ngờ bị đổ sập. Lực lượng chức năng đang tập trung tìm kiếm những người bị vùi lấp bên trong nhà xưởng.
Tàu SE2 hành trình từ Nam ra Bắc khi đến đoạn đường sắt thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế lại trật bánh.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng ngày 3.10 cho biết vừa tống đạt các quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh...