Ukraine gần đây liên tục phóng tên lửa ATACMS tập kích hệ thống phòng không Nga, được cho là để tiêm kích F-16 tác chiến hiệu quả hơn trong tương lai.
"Lực lượng Ukraine có thể đang tìm cách bào mòn lưới phòng không Nga trước khi tiếp nhận tiêm kích F-16", Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), trụ sở tại Mỹ, nhận định trong báo cáo ngày 12/6, đề cập các cuộc tập kích gần đây bằng tên lửa ATACMS của Ukraine vào các tổ hợp phòng không S-300, S-400 của đối phương.
Theo ISW, nếu Kiev thành công trong việc làm suy yếu hệ thống phòng không của Moskva, quân đội nước này sẽ có thể sử dụng tiêm kích F-16 hiệu quả hơn trên tiền tuyến, bao gồm hỗ trợ hoạt động chiến đấu của lực lượng mặt đất và kiềm chế không quân Nga.
"Phát ngôn viên không quân Ukraine Ilya Yevlash từng nhận định rằng chỉ cần hai phi đội F-16, tương đương khoảng 18 chiếc, là đủ để tác động đáng kể cục diện trên không", ISW nhấn mạnh.
Dù vậy, viện nghiên cứu của Mỹ cũng lưu ý rằng Ukraine sẽ cần thêm nhiều thời gian để có thể đào tạo đủ phi công và trang bị cho không quân nước này khoảng 150 chiến đấu cơ F-16, số lượng cần thiết để giúp Ukraine chiếm ưu thế vượt trội trên không.
Sau khi được Mỹ bật đèn xanh vào năm ngoái, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch và Na Uy đã cam kết chuyển giao tổng cộng 85 phi cơ loại này cho Ukraine, song chưa rõ chúng sẽ được bàn giao khi nào. Truyền thông nhận định lô tiêm kích F-16 đầu tiên có thể đến Ukraine sớm nhất trong vài tuần nữa.
Một khi tới Ukraine, các tiêm kích này sẽ trở thành "thỏi nam châm thu hút lực lượng phòng không và máy bay chiến đấu Nga", Frank Ledwidge, giảng viên cấp cao về Luật và Nghiên cứu Chiến tranh tại Đại học Portsmouth ở Anh, nhận định.
Lực lượng Ukraine thời gian qua tiến hành loạt cuộc tấn công nhằm vào những vũ khí phòng không đắt giá của Nga, vốn được coi là mối đe dọa tiềm tàng với tiêm kích F-16. Quân đội Ukraine ngày 12/6 thông báo lực lượng nước này đã phá hủy hai đài radar của tổ hợp phòng không S-300 và S-400 sau cuộc tập kích trong đêm nhằm vào bán đảo Crimea.
Những hệ thống này được triển khai gần một sân bay quân sự cạnh thành phố cảng Sevastopol. Các blogger quân sự Nga và nguồn tin Ukraine cho biết Kiev đã sử dụng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS trong cuộc tấn công.
Trước đó hai ngày, quân đội Ukraine cũng tuyên bố "tập kích thành công" một tổ hợp S-400 Nga gần Dzhankoy, trung tâm đường bộ và đường sắt quan trọng ở phía bắc Crimea, và hai hệ thống S-300 gần khu vực Chornomorske và Yevpatoria tại phía tây bán đảo. Các tài khoản mạng xã hội Nga nhận định loạt đòn đánh được thực hiện bằng tên lửa ATACMS.
Hồi đầu tháng, Ukraine cũng được cho là đã phóng loại đạn này để phá hủy một phần hệ thống phòng không S-300/S-400 tại tỉnh biên giới Belgorod của Nga, đánh dấu lần đầu tiên Kiev sử dụng vũ khí phương Tây cung cấp để tập kích lãnh thổ đối phương.
Ukraine hôm 9/6 tuyên bố đã gây hư hại cho hai tiêm kích Su-57 hiện đại nhất của Nga tại khu vực nằm sâu trong lãnh thổ của Moskva hàng trăm km, lần này là bằng máy bay không người lái (UAV) tự sát, không phải tên lửa ATACMS.
S-300, S-400 và tiêm kích Su-57 là "các khí tài phòng không, không quân có thể ngăn Ukraine triển khai máy bay gần tiền tuyến, cũng như hỗ trợ những chiến dịch tấn công của lực lượng Nga", ISW nhận định.
Phạm Giang (Theo UP, Newsweek)
Người đàn ông 35 tuổi làm việc ở Bắc Kinh biến ôtô thành nhà, để dành tiền cuối tuần đi xa hơn 500 km thăm bạn gái.
EU lập nhóm đặc trách chuẩn bị khả năng ông Trump trở lại Nhà Trắng, Philippines - Nhật Bản lần đầu tiên tập trận chung ở Biển Đông, Israel khuyến cáo công dân không nên tới 40 quốc gia, Venezuela sẵn sàng nối lại đối thoại với Mỹ… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Ngày 23/7, Bộ Ngoại giao phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo 'Xu thế phát triển công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, hàm ý cho ngoại giao Việt Nam'.
Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Italy, trong khuôn khổ Năm Việt Nam - Italy 2023, ngày 30/6, Đại sứ quán Việt Nam tại Italy đã tổ chức tọa đàm bàn tròn “Giới thiệu lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam” nhằm trao đổi học thuật, khoa học để chia sẻ và tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
Nhà sư ở Chiang Mai điều động hai con voi do ông chăm sóc để tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân ở khu vực ngập sâu.
Trong số nhiều mô hình tập hợp lực lượng, sự trỗi dậy của BRICS thời gian gần đây mang theo nhiều hàm ý chính trị về những chuyển dịch quan trọng trong cán cân quyền lực thế giới, và cả những bài học cho các nước phương Tây.
Đúng ngày 14/9 cách đây 78 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện phía Pháp bản Tạm ước nhằm ngăn ngừa nguy cơ nổ ra chiến tranh giữa Cộng hòa Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Giới chức Ukraine cho hay Nga đã tập kích hơn 30.000 lần vào lãnh thổ nước này trong ba tháng qua, gần bằng một nửa số vụ trong cả năm 2023.
Ngành an ninh Việt Nam-Cuba chia sẻ kinh nghiệm xây dựng lực lượng, giáo dục đào tạo và quản lý xuất nhập cảnh, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của mỗi nước.